Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu quản lý tài chính ở đài phát thanh và truyền hình ninh bình (Trang 85 - 87)

- Thuế TNDN 28% Thuế GTGT

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Chế độ, chính sách đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một vấn đề lớn, cần được xem xét, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Thời gian qua, chúng ta đã có những bước chuyển biến nhất định trong việc thực hiện chế độ chính sách mềm dẻo đối với báo chí. Thủ trưởng đơn vị được tự chịu trách nhiệm xây dựng giá các loại dịch vụ phù hợp với giá thị trường, sức tiêu thụ và yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị; các đơn vị được chủ động trả nhuận bút phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng, động viên tác giả trong khuôn khổ quỹ nhuận bút; chủ động kêu gọi các hình thức quảng cáo và tài trợ theo luật định... Tuy nhiên, các chế độ, chính sách đối với ĐVSN phát thanh, truyền hình vẫn cịn lạc hậu, chưa theo kịp sự phát triển hoạt động báo chí. Do vậy, cần khẩn trương rà sốt để bổ sung, sửa đổi một số chính sách, chế độ như: lương, thuế, nhuận bút, chính sách tài trợ, giá, quảng cáo. Nhà nước cũng cần có kế hoạch khảo sát, nghiên cứu các hình thức hoạt động kinh doanh của các đơn vị phát thanh, truyền hình lớn để có chính sách khuyến khích các hình thức kinh doanh phù hợp, tạo nguồn thu, tăng cường cơ sở vật chất, đồng thời thực hiện đúng nghĩa

vụ với nhà nước.

Hiện nay, nhà nước vẫn đầu tư khá lớn cho báo chí với cơ cấu ngân sách gồm: NSNN cho phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử. Trong đó, phần đầu tư cho phát thanh, truyền hình là lớn nhất, do các phương tiện trang thiết bị ban đầu rất đắt tiền. Thực tế, đa số các báo, đài đều hoạt động dựa vào ngân sách. Do vậy, nhà nước vẫn nên cấp ngân sách nhưng cần tính tốn rõ các tiêu chí: mức trợ cấp, đối tượng, thời gian, trợ cấp khơng hồn lại hoặc cho vay ban đầu với lãi suất thấp... để các ĐVSN phát thanh, truyền hình hoạt động đúng pháp luật, đúng định hướng, có hiệu quả. Tăng cường đầu tư cho các đài địa phương vùng sâu, khó khăn; có chính sách để tăng cường phát sóng các đài bằng tiếng của các dân tộc thiểu số để chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với đồng bào các dân tộc. Tựu chung lại, nhà nước cần có chính sách tài chính quốc gia, huy động được các nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động phát triển thơng tin; có chính sách đầu tư thích hợp đối với hoạt động báo chí, truyền thơng theo hướng đầu tư đủ, đúng trọng điểm đối với những cơ quan ĐVSN cần thiết.

Nhà nước sớm tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP để có hướng sửa đổi cho phù hợp với thực tế, như thực hiện miễn giảm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động sự nghiệp đặc thù (chương trình truyền hình miễn phí), nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho đơn vị có cơ hội phát triển trong điều kiện nguồn NSNN cấp cho đầu tư còn hạn chế, và cho phép đơn vị dùng phần kinh phí này để mua sắm trang thiết bị sản xuất chương trình.

- Về khống chế thu nhập: Giữ nguyên như quy định hiện nay, không khống chế thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong các ĐVSN. Nhà nước khuyến khích ĐVSN tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giảm biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành

nhiệm vụ được giao. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN, tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả trong năm của đơn vị, được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định. Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất cơng tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Một phần của tài liệu quản lý tài chính ở đài phát thanh và truyền hình ninh bình (Trang 85 - 87)