Kết quả ước lượng của mơ hình cơ bản 5 biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá đến giá xuất khẩu ở việt nam (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kết quả ước lượng của mơ hình cơ bản 5 biến

Sau khi tìm hiểu bối cảnh chung của hoạt động xuất nhập khẩu và chính sách tỷ giá, nghiên cứu đi vào sử dụng mô hình ước lượng để trả lời câu hỏi nghiên cứu.

Mơ hình 5 biến được ước lượng theo thứ tự các biến là

Nguồn: Tác giá tính tốn từ số liệu TCTK

Hình 4.7 Chỉ số tỷ giá thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2015

80 90 100 110 120 130 140 150

xt= (∆ppit, ∆gdpt, ∆rt, ∆neert, ∆xpit)

4.3.1 Ước lượng hàm phản ứng đẩy (IRFs)

Đầu tiên nghiên cứu tiến hành ước lượng hàm phản ứng đẩy (IRFs) của giá xuất khẩu đối với cú sốc tỷ giá. Thông qua kỹ thuật ước lượng này, nghiên cứu có thể đo lường độ lớn và tốc độ cú sốc tỷ giá tác động lên giá xuất khẩu. Kết quả ước lượng được trình bày lần lượt ở Hình 4.8 và Hình 4.9.

Hình 4.8 Phản ứng đẩy của giá xuất khẩu đối với cú sốc tỷ giá

Nguồn: Tác giả vẽ từ Stata

Kết quả ước lượng IRFs ở Hình 4.8 cho thấy khi có cú sốc tỷ giá tăng hàm ý đồng nội tệ giảm giá, chỉ số giá xuất khẩu sẽ giảm xuống ngay trong quý 0. Hay nói cách khác, khi tỷ giá tăng lên 1% thì chỉ số giá xuất khẩu sẽ ngay lập tức giảm đi 0,44 điểm %. Nghĩa là hệ số dẫn truyền của tỷ giá lên xuất khẩu tại thời điểm này là 0,44 điểm phần trăm, hay khoảng 44% của cú sốc tỷ giá sẽ được truyền dẫn vào giá xuất khẩu – sự dẫn truyền khơng hồn tồn. Giải thích cho điều này là vì các hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam thông thường được định giá theo đồng ngoại tệ, phổ biến nhất là USD. Vì giá xuất khẩu được tính bằng ngoại tệ, việc giá xuất khẩu giảm khi tỷ giá tăng lên hàm ý việc nhà xuất khẩu đã thu được lợi nhuận tăng thêm từ việc tỷ giá tăng, do đó có dư địa để hạ giá bán nhằm tăng sức cạnh tranh về giá trên thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, tác động này giảm dần trong 2 quý tiếp theo, với cú sốc tỷ giá tăng 1% giá xuất khẩu dần dần tăng lên và đạt đỉnh điểm ở quý 2 ở mức 0,38 điểm %. Nói cách khác, 6 tháng sau khi tỷ giá tăng 1% thì giá xuất khẩu thay vì giảm xuống theo như lý thuyết về hỗ trợ xuất khẩu của chính sách tỷ giá thì giá xuất khẩu lại tăng lên 0,38 điểm

-.01 -.005 0 .005 .01 0 2 4 6 8 oirf, u4, u5 95% CI orthogonalized irf step

phần trăm. Tác động này của tỷ giá đối với giá xuất khẩu giảm dần từ sau quý 2 và gần như bị triệt tiêu hết sau q 4.

Hình 4.9 Phản ứng đẩy tích luỹ của giá xuất khẩu đối với cú sốc tỷ giá

Nguồn: Tác giả tính tốn từ Stata

Kết quả ước lượng phản ứng tích luỹ của giá xuất khẩu đối với cú sốc tỷ giá cho thấy mặc dù giá xuất khẩu có tăng lên tại thời điểm quý 2 nhưng mức độ tăng đã bị bù trừ bởi mức giảm giá ở hai quý trước. Do vậy, tác động tích luỹ của cú sốc tỷ giá đối với giá xuất khẩu vẫn mang dấu âm, hàm ý chính sách điều chỉnh tăng tỷ giá đã có tác động tích cực và hỗ trợ về giá cho các nhà xuất khẩu.

Trong trường hợp này việc giá xuất khẩu tăng lên khi có cú sốc tỷ giá tăng có thể được giải thích dựa trên lập luận: theo thời gian, cụ thể là đến quý 2 lợi nhuận có được từ tỷ giá tăng khơng đủ bù đắp chi phí sản xuất tăng lên, do đó nhằm giữ lợi nhuận biên như trước buộc nhà xuất khẩu phải tăng giá bán.37 Chi phí sản xuất tăng lên có thể đi theo cơ chế dẫn truyền trực tiếp (do giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng lên) hoặc cơ chế dẫn truyền gián tiếp (do cầu thay đổi và tiền lương tăng).

Kết quả ước lượng ban đầu này phù hợp với kỳ vọng của nghiên cứu. Cú sốc tăng tỷ giá đã tác động có lợi đến nhà xuất khẩu thơng qua việc làm giá xuất khẩu giảm. Mặc dù vậy, việc giá xuất khẩu tăng lên khi có cú sốc tăng tỷ giá vào quý 2 hàm ý việc dẫn truyền của tỷ giá vào giá xuất khẩu phức tạp hơn so với lý thuyết. Để đánh giá khi có

37 Điều này khơng có nghĩa rằng chi phí sản xuất tăng lên đã bù trừ hết phần lợi nhuận có được từ tỷ giá tăng, mà chỉ có nghĩa là chi phí sản xuất tăng lên đã khiến nhà xuất khẩu khơng cịn giữ được khoản lợi

-.02 -.01 0 .01 0 2 4 6 8 oirf, c4, c5

95% CI cumulative orthogonalized irf

step

vai trò của giá nhập khẩu và theo cơ chế dẫn truyền trực tiếp thì giá xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào khi có cú sốc tỷ giá, mơ hình SVAR 6 biến sẽ được xem xét.

4.3.2 Phân tích phương sai (FEVD)

Trong khi ước lượng IRFs chỉ đo lường độ lớn và tốc độ của tác động giữa các biến số, nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích phương sai để xem xét tầm quan trọng của các yếu tố vĩ mơ trong mơ hình đối với sự biến động của giá xuất khẩu. Phân tích phương sai trình bày phần trăm đóng góp từ biến động của các yếu tố khác nhau trong mơ hình đến phương sai trong 8 quý dự báo sai số của biến số, qua đó thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố này đối với biến động của giá xuất khẩu. Kết quả phân tích được trình bày ở Hình 4.10

Hình 4.10 Phân tích phương sai đối với biến động của giá xuất khẩu mơ hình 5 biến

Nguồn: Tác giả tính tốn từ Stata

Kết quả phân tích phương sai cho thấy trong số các yếu tố tác động đến giá xuất khẩu, các yếu tố kỳ vọng trong quá khứ đóng vai trị lớn nhất hình thành nên sự biến đổi của chính giá xuất khẩu, dao động trung bình từ 80% đến 90% trong 2 năm. Mặc dù vậy, so với các yếu tố khác trong mơ hình, tỷ giá vẫn chiếm vai trò tương đối quan trọng. Đối với các yếu tố còn lại, yếu tố ảnh hưởng quan trọng tiếp theo đến giá xuất khẩu chính là tỷ giá. Tỷ giá chiếm khoảng 5% trong giai đoạn từ quý 1 đến quý 3, và khoảng 8% kể từ q 3 trở đi. Trong khi đó chi phí sản xuất chiếm tỷ lệ tương ứng là 3% và 5% trong hai giai đoạn xem xét, thấp hơn khi so sánh với tỷ giá. Bên cạnh đó, lãi suất ít có tác động

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1 2 3 4 5 6 7 8 Quý

Giá xuất khẩu Tỷ giá Lãi suất Sản lượng Giá sản xuất

đến giá xuất khẩu trong ngắn hạn, nhưng chiếm vai trò tương đối quan trọng trong dài hạn, thể hiện tác động dài hạn của lãi suất lên chi phí sản xuất.

Tiểu kết: Tác động dẫn truyền của tỷ giá đến giá xuất khẩu ở Việt Nam là không hồn

tồn và có giá trị âm theo đúng lý thuyết, theo đó khi tỷ giá tăng lên 1 phần trăm thì giá xuất khẩu giảm 0,44 điểm phần trăm tại thời điểm quý xảy ra cú sốc. Tuy nhiên, tác động này giảm dần theo thời gian. Điều này được giải thích là do cú sốc tăng tỷ giá đã không đủ độ lớn để bù đắp cho chi phí sản xuất tăng lên theo thời gian. Cuối cùng, chính sách tỷ giá tác động có lợi đến xuất khẩu mặc dù vai trò của tỷ giá đến biến động giá xuất khẩu là không nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá đến giá xuất khẩu ở việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)