.1 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá đến giá xuất khẩu ở việt nam (Trang 26 - 32)

Nguồn: Tác giả tự vẽ

3.2 Mơ hình

3.2.1 Giới thiệu mơ hình

Để tiến hành ước lượng sự dẫn truyền tỷ giá, nghiên cứu sử dụng mơ hình SVAR (Structual Vector Auto Regression) hay cịn gọi là mơ hình tự hồi quy véc tơ cấu trúc được sử dụng đầu tiên bởi Sims (1986).5 Mơ hình là tập hợp các véctơ hay là một tập hợp các biến chuỗi thời gian trong mối quan hệ tác động lẫn nhau.

Giả sử có chuỗi m chuỗi thời gian 𝑦1𝑡, 𝑦2𝑡, … , 𝑦𝑚𝑡 có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Nghĩa là, mỗi biến 𝑦𝑡 đều chịu tác động của các giá trị hiện tại và giá trị trong quá khứ

5 Christopher Sims là nhà kinh tế học đạt giải Nobel kinh tế năm 2011 cho những thành tựu của mình trong việc xây dựng và phát triển mơ hình VAR.

Xác định bối cảnh và vấn đề chính sách

Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Lựa chọn phương pháp và mơ hình nghiên cứu

Thu thập và xử lý dữ liệu

Nghiên cứu định lượng kết hợp định tính

của các biến cịn lại. Khi đó, mối liên hệ giữa m chuỗi thời gian với độ trễ p được viết dưới dạng ma trận như sau:

𝐴𝑦𝑡 = 𝐶 + 𝐴1𝑦𝑡−1+ 𝐴2𝑦𝑡−2+ ⋯ + 𝐴𝑝𝑦𝑡−𝑝+ 𝐵𝜖𝑡 (1) Trong đó:

𝑦𝑡 = (𝑦1𝑡, 𝑦2𝑡, … , 𝑦𝑚𝑡) là ma trận các biến trong mơ hình 𝜖𝑡 = (𝜖1𝑡, 𝜖2𝑡, … , 𝜖𝑚𝑡) là ma trận các sai số

𝐴, 𝐶, 𝐴1, 𝐴2, … , 𝐴𝑝, 𝐵 là các ma trận hệ số

Phương trình (1) được gọi là mơ hình tự hồi quy véc tơ cấu trúc hay SVAR với 𝜖𝑡 là véc tơ các cú sốc cấu trúc.6 Mục tiêu của mơ hình SVAR là ước lượng các tham số trong các ma trận A và B, nhằm đánh giá tác động của các cú sốc cấu trúc lên các biến của nền kinh tế. Vì các véc tơ các cú sốc cấu trúc khơng thể ước lượng một cách trực tiếp, do đó cần phải ước lượng thơng qua phần dư u của mơ hình VAR ở dạng rút gọn được biến đổi bên dưới.

Nhân cả hai vế của phương trình (1) với 𝐴−1sẽ được:

𝑦𝑡= 𝐶′+ 𝐴1′𝑦𝑡−1+ 𝐴′2𝑦𝑡−2+ ⋯ + 𝐴𝑝′𝑦𝑡−𝑝+ 𝑢𝑡 (2)

Sau khi SVAR được ước lượng, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ước lượng hàm phản ứng đẩy (Impulse Function Reponse, IFRs) và kỹ thuật phân tách phương sai dự báo (Forecast Estimation Variance Decomposition - FEVD) để lần lượt xem xét mức độ tác động và vai trò của một cú sốc lên biến cụ thể so với các cú sốc khác.

3.2.2 Các biến được lựa chọn trong mơ hình

Các biến vĩ mô được lựa chọn trong mơ hình dựa vào các nghiên cứu trước và bằng chứng thực nghiệm như của Carthy (2000) và Ito & Sato (2008), được điều chỉnh để phù hợp với tình hình Việt Nam. Các biến này vừa thể hiện các cú sốc cơ bản trong nền kinh tế, vừa là những yếu tố tác động đến mức độ dẫn truyền của tỷ giá lên giá cả.7

6 Các điều kiện của sai số: 𝐸(𝜖𝑡) = 0, 𝐸(𝜖𝑡𝜖𝑡′) = 𝜔 𝑣à 𝐸(𝜖𝑡𝜖𝑡−𝑘′ ) = 0

Thứ nhất, chi phí sản xuất được sử dụng để đại diện cho cú sốc cung ở Việt Nam, được

điều chỉnh từ biến giá dầu so với mơ hình gốc từ các nghiên cứu trước. Theo đó, khi giá dầu tăng lên kéo theo các chi phí sản xuất khác trong nền kinh tế tăng lên tạo ra cú sốc cung. Tuy nhiên giá dầu đối với Việt Nam là một yếu tố phụ thuộc vào thị trường thế giới và bị kiểm sốt bởi nhà nước, do đó khơng đại diện đủ tốt cho chi phí sản xuất. Việc sử dụng giá dầu trong mơ hình khiến cho việc ước lượng mơ hình VAR khơng ổn định đồng thời gây trùng lắp vì dầu là hàng hóa có tỷ trọng lớn cả trong xuất khẩu và nhập khẩu. Thay cho giá dầu, nghiên cứu này sử dụng chỉ số giá sản xuất nhằm đại diện cho mức độ tăng giá của nền kinh tế từ đó ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh giá của doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ số giá thế giới được sử dụng làm biến ngoại sinh trong mơ hình nhằm kiểm sốt các biến động giá cả từ nước ngoài.

Thứ hai, tổng sản phẩm quốc nội thực đại diện cho các cú sốc cầu trong nền kinh tế, đồng thời vừa thể hiện quy mô của nền kinh tế.

Thứ ba, lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại được sử dụng để đo lường

tác động của chính sách tiền tệ lên giá xuất khẩu. Giá xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ theo cơ chế khi lãi suất giảm, lạm phát tăng sẽ làm tăng giá các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, tiền lương, từ đó làm chi phí sản xuất tăng lên. Đồng thời, lãi suất tăng hay giảm đều tác động đến tỷ giá, qua đó sẽ ảnh hưởng đến giá xuất khẩu một cách gián tiếp.

Thứ tư, tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate - NEER) được sử dụng vì có nhiều ưu điểm hơn tỷ giá danh nghĩa song phương. Khi đồng nội tệ (VND) được neo vào một đồng ngoại tệ (USD), biến động tỷ giá danh nghĩa song phương sẽ không thể hiện được đầy đủ sự tăng giảm giá xuất khẩu tương đối (tương ứng với sự tăng giảm giá trị đồng nội tệ) trong mối quan hệ thương mại với nhiều nước khác nhau.8

3.3.3 Các bước tiến hành ước lượng

8 Ví dụ, hiện nay thương mại của Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc đặc biệt là nhập khẩu. Do vậy dù đồng VND giảm giá so với đồng USD nhưng nếu đồng nhân dân tệ (CNY) cũng giảm giá so với đồng USD tương đương hoặc nhiều hơn thì đồng VND ngược lại có thể tăng giá so với đồng CNY, khiến giá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hơn tương đối, tính cạnh tranh về giá của hàng hoá giảm xuống.

Bài nghiên cứu tiến hành ước lượng mơ hình theo các bước sau: Đầu tiên, nghiên cứu sử dụng mơ hình SVAR 5 biến, trong đó bao gồm các biến số vĩ mơ, tỷ giá và chỉ số giá xuất khẩu. Mục đích nhằm xác định tác động của biến động tỷ giá lên giá xuất khẩu.

Bước hai, nghiên cứu sử dụng mơ hình SVAR 6 biến trong đó bổ sung biến chỉ số giá

nhập khẩu để thiết lập chuỗi biến theo chuỗi giá cả, nhằm đánh giá tác động của cú sốc tỷ giá lên giá xuất khẩu có xét đến vai trị của giá nhập khẩu. Từ đó so sánh kết quả của hai mơ hình để đánh giá mức độ giá xuất khẩu chịu tác động của cú sốc tăng tỷ giá, thông qua sự dẫn truyền từ tỷ giá sang giá nhập khẩu và giá sản xuất.

Như vậy, mơ hình cơ bản 5 biến mà nghiên cứu này sử dụng sẽ là: xt= (∆ppit, ∆gdpt, ∆rt, ∆neert, ∆xpit)

Với mối liên hệ giữa ma trận các cú sốc cấu trúc 𝜖 và phần dư u của mơ hình VAR được thể hiện như sau:

( 𝑢𝑡𝑝𝑝𝑖 𝑢𝑡𝑔𝑑𝑝 𝑢𝑡𝑟 𝑢𝑡𝑛𝑒𝑒𝑟 𝑢𝑡𝑥𝑝𝑖) = ( 𝑆11 𝑆21 𝑆31 𝑆41 𝑆51 0 𝑆22 𝑆32 𝑆42 𝑆52 0 0 𝑆33 𝑆43 𝑆53 0 0 0 𝑆44 𝑆54 0 0 0 0 𝑆55) = ( 𝜖𝑡𝑝𝑝𝑖 𝜖𝑡𝑔𝑑𝑝 𝜖𝑡𝑟 𝜖𝑡𝑛𝑒𝑒𝑟 𝜖𝑡𝑥𝑝𝑖) 3.3 Dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu theo quý từ 2000Q1 đến 2015Q4. Như vậy, tổng cộng có 64 quan sát.

Bảng 3.1 Các biến trong mơ hình Véctơ tự hồi quy dạng cấu trúc (SVAR) Các biến trong mơ hình Viết tắt Nguồn

Tổng sản phẩm quốc nội thực rGDP Tính tốn từ ADB, IMF

Lãi suất r IMF

Tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa đa phương NEER Tính tốn từ IFS, DOTS

Giá nhập khẩu IPI Tổng cục thống kê

Giá sản xuất PPI Tổng cục thống kê

Giá xuất khẩu XPI Tổng cục thống kê

Các chỉ số giá bao gồm chỉ số giá nhập khẩu (IPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số

giá xuất khẩu (XPI) được lấy theo quý (2000Q1=100) từ Tổng cục Thống kê. Chỉ số giá sản xuất (PPI) được lấy bình quân gia quyền giữa chỉ số giá sản xuất công nghiệp và chỉ số giá nông nghiệp, với trọng số là tỷ trọng ngành đóng góp vào GDP. Tương tự, chỉ số giá thế giới được lấy theo quý (2000Q1=100) từ IMF).

Tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa (nGDP) được điều chỉnh cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để có được Tổng sản phẩm quốc nội thực (rGDP).9

Lãi suất được lựa chọn để đại diện cho chính sách tiền tệ là lãi suất cho vay trung bình

hàng năm của NHTM được thu thập từ IMF.

Tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa đa phương (NEER) được tính tốn từ dữ liệu thương mại

quốc tế Direction of Trade Statistic (DOTS) của IMF cho Việt Nam với 16 đối tác thương mại chính, chiếm 80% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.10

Tất cả các biến đều được lấy logarit cơ số tự nhiên, ngoại trừ biến lãi suất (r). Các biến đều là dữ liệu chuỗi thời gian do đó đều được kiểm định tính dừng bởi kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF) và kiểm định Phillips-Perron (PP). Kết quả kiểm định cho thấy các chuỗi dữ liệu đều khơng dừng do đó được tiến hành lấy sai phân bậc 1, ngoại trừ biến tỷ giá (NEER) dừng ở I(0) nhưng vẫn được lấy sai phân để đảm bảo tính đồng nhất của dữ liệu.11 Độ trễ của các biến trong mơ hình được lựa chọn theo Tiêu chuẩn thông tin Schwarz’s Bayesian (SBIC)12. Sau khi hồi quy, mơ hình VAR được kiểm định tính ổn định của mơ hình để tiến hành các kỹ thuật ước lượng tiếp theo.13

9 Chỉ báo GDP-Deflator của Việt Nam hiện tại chưa được thống kê theo quý.

10 Các đối tác thương mại được sử dụng để tính NEER: Trung Quốc, Hồng Kơng, Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, Philippines, Singapore, Thái Lan, Anh, Ấn Độ và Brazil. 11 Kết quả kiểm định tính dừng của bộ dữ liệu được trình bày ở Phụ lục 14.

12 Kết quả chọn độ trễ của mơ hình VAR 5 biến và 6 biến được trình bày ở Phụ lục 15 và Phụ lục 18. 13 Kết quả kiểm định tính ổn định của mơ hình VAR 5 biến và VAR 6 biến được trình bày ở Phụ lục 16 và Phụ lục 19.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Biến động tỷ giá ở Việt Nam

4.1.1 Chế độ tỷ giá ở Việt Nam

Điều hành tỷ giá phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện cán cân thương mại ln là những mục tiêu chính sách quan trọng của Việt Nam. Từ sau năm 1989 đến nay Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, theo Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), xét về bản chất các thay đổi này đều xoay quanh chế độ neo tỷ giá. Theo đó, đồng USD được mặc định là đồng neo tỷ giá. NHNN là cơ quan công bố tỷ giá USD/VND và căn cứ vào tỷ giá quốc tế giữa USD và các ngoại tệ khác, NHTM sẽ xác lập tỷ giá ngoại tệ đó với VND với biên độ dao động phù hợp. Chế độ neo tỷ giá này được NHNN giữ đến năm 2015.

Điểm sáng của chính sách tỷ giá năm 2016 là việc NHNN ban hành quyết định công bố tỷ giá tham chiếu của đồng USD và đồng VND hàng ngày, thay cho tỷ giá liên ngân hàng cố định trước đây. Tỷ giá tham chiếu mới được xác định dựa trên cung cầu ngoại tệ trên thị trường và giá trị đồng nội tệ với một rổ tiền tệ bao gồm tám đồng tiền tham chiếu. Như vậy, chế độ tỷ giá đã được chuyển từ neo có quản lý sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý. Theo đó tỷ giá tham chiếu đã mang những tín hiệu của thị trường.1415

4.1.2 Biến động gần đây của tỷ giá

Giai đoạn 2007-2011

Theo làn sóng gia nhập WTO, Việt Nam đón nhận luồng tiền FDI ồ ạt vào năm 2007, kéo theo lượng tiền USD khổng lồ khiến đồng VND lên giá giai đoạn này, tỷ giá của NHTM luôn ở mức sàn biên độ. Năm 2008 đánh dấu mốc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao và dòng FDI đảo chiều đã gây biến động mạnh lên tỷ giá. Trong năm 2009, tỷ giá chính thức đã tăng 5,6% so với năm 2008. NHNN cũng mở rộng biên độ giao dịch từ ± 3% sang ± 5%, mức lớn nhất trong vòng mười năm, tuy nhiên tỷ giá ở NHTM luôn được

14 Xem Phụ lục 3 để có thêm thơng tin về các cơ chế tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016. 15 Mặc dù vậy, cách tính tỷ giá trung tâm của NHNN hiện nay vẫn chưa được công bố rõ ràng.

giao dịch ở mức trần. Dưới áp lực cán cân thương mại thâm hụt và tâm lý lo ngại mất giá VND lên cao, ngày 26/11/2009 NHNN buộc phải điều chỉnh tỷ giá tăng 5,4% - mức cao nhất kể từ năm 1998 đồng thời thu hẹp biên độ còn ± 3%. Mặc dù NHNN đã sử dụng nhiều biện pháp kiểm sốt hành chính, tỷ giá tại các NHTM vẫn giao dịch ở mức trần và tỷ giá thị trường tự do vẫn cách xa so với tỷ giá chính thức.16

Giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá đến giá xuất khẩu ở việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)