Năng lực sản xuất nội địa suy yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá đến giá xuất khẩu ở việt nam (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Đặc điểm xuất nhập khẩu ở Việt Nam

4.2.5 Năng lực sản xuất nội địa suy yếu

Như đã đề cập, việc không tận dụng được lợi thế từ các doanh nghiệp FDI phần lớn là do năng lực sản xuất nội địa còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn để tạo các liên kết ngược với FDI, thể hiện ở khoảng cách công nghệ khá lớn và chất lượng lao động chưa đủ tốt để hấp thụ chuyển giao công nghệ.

Nguồn: TCTK, 2005-2015

Hình 4.6 thể hiện giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đối với hàng hóa phục vụ tiêu dùng và sản xuất trong nước loại trừ các hàng hóa thuộc hoạt động chế xuất và gia cơng xuất

26 32 46 60 51 58 68 64 70 79 87 17 20 24 31 27 32 40 40 39 42 35 - 20 40 60 80 100 T USD

Nhập khẩu Xuất khẩu

Hình 4.6 Kim ngạch xuất nhập khẩu đổi với hàng hóa và nguyên liệu sản xuất phục vụ tiêu dùng cuối cùng

Hộp 4.2 Hệ sinh thái doanh nghiệp của Việt Nam không lành mạnh

“Thứ nhất là các doanh nghiệp Nhà nước được hưởng lợi nhờ độc quyền; thứ hai là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trải thảm đỏ ưu đãi, là công dân hạng cao; thứ ba là doanh nghiệp tư nhân với nhiều tầng: doanh nghiệp thân hữu có tài sản hàng tỉ đô la, đi xây cáp treo khắp nơi; doanh nghiệp nhỏ…Nếu tạo ra hệ sinh thái phân tầng có phân biệt đối xử như thế này thì doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khơng bao giờ phát triển được” – Chia sẻ của TS. Vũ Thành Tự Anh

khẩu..35 Đồ thị cho thấy Việt Nam nhập khẩu nhiều các hàng hoá này, năm 2015 đạt 87 tỉ USD và có xu hướng tăng rất nhanh. Ngược lại, xuất khẩu các mặt hàng này chỉ cho thấy con số khiêm tốn 35 tỷ USD vào năm 2015 và hầu như không tăng lên kể từ 2011 đến nay. Mức độ tương quan giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của hàng hoá và nguyên liệu sản xuất phục vụ tiêu dùng cuối cùng phản ánh năng lực sản xuất và nhu cầu tiêu thụ thực sự của nền kinh tế nội địa. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam khơng những khơng tăng lên mà đang có dấu hiệu suy yếu dần.

Nền sản xuất nội địa hạn chế ngoài nguyên nhân về thể chế đã đề cập, xét từ góc độ giá cả như nghiên cứu đã đặt ra ban đầu thì các doanh nghiệp trong nước đang phải cạnh tranh với các hàng hóa nhập khẩu rẻ một cách tương đối và đang có xu hướng ngày càng rẻ hơn nữa. Bằng chứng cho lập luận này là xu hướng tỷ giá thương mại hàng hóa36 của Việt Nam có xu hướng tăng hơn 30% trong giai đoạn 2000-2015.

35 Loại trừ các hàng hố như ngun vật liệu, linh kiện, máy móc nhập khẩu phục vụ hoạt động chế xuất, gia công, chế tạo để xuất khẩu.

36 Tỷ giá thương mại hàng hóa được đo lường bằng tỷ lệ giữa chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu với chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu của quốc gia. Theo đó, thể hiện mức giá tương đối của hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của một nước. Trong kinh tế vi mô, mức giá tương đối thường được so sánh với chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa cụ thể, đo lường bằng chi phí sản xuất tương đối giữa hàng hóa này so với hàng hóa khác. Nếu giá tương đối lớn hơn so với chi phí sản xuất tương đối, quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu, ngược lại sẽ nhập khẩu.

Số liệu cho thấy tỷ giá thương mại tăng lên hàm ý rằng đối với Việt Nam giá cả nhập khẩu đang rẻ đi một cách tương đối so với giá xuất khẩu. Điều này rất có lợi đối với doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt là khu vực FDI, tuy nhiên lại là trở ngại cho doanh nghiệp nội địa sản xuất trong nước khi không thể cạnh tranh nổi với hàng hóa nhập khẩu quá rẻ, nhất là từ Trung Quốc. Kết luận này phù hợp với bằng chứng đưa ra về việc tiền đồng Việt Nam đang bị định giá cao so với giá trị thực, được trình bày trong Hình 4.2.

Tiểu kết: Việt Nam hội tụ nhiều yếu tố để có mức dẫn truyền tỷ giá vào giá xuất khẩu

cao như: (i) Tỷ lệ nguyên liệu đầu vào nhập khẩu cao, (ii) Mức độ thay thế hàng nhập khẩu thấp, (iii) Hàm lượng các yếu tố nội địa còn thấp. Như vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam không bền vững và dễ tổn thương trước các cú sốc bên ngoài. Suy cho cùng, năng lực sản xuất nội địa yếu kém chính là vấn đề cốt lõi. Do khơng thể sản xuất nguyên liệu trong nước nên phải nhập khẩu nguyên liệu, đồng thời sự thiếu vắng các ngành cơng nghiệp hỗ trợ khiến đóng góp giá trị gia tăng khơng cao, cũng như khơng có khả năng kết nối với các doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá đến giá xuất khẩu ở việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)