Chương 1 : Tổng quan marketing trong hoạt động ngân hàng
2.1 Tổng quan Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Đồng Nai
Ngày 01/04/1991 Chi nhánh VCB Đồng Nai (chi nhánh cấp 1 trực thuộc VCB TW) được thành lập gồm một trụ sở chính, một phịng giao dịch và hai chi nhánh cấp hai. Từ năm 2007, hai chi nhánh cấp 2 được chia tách trở thành chi nhánh cơ sở trực thuộc VCB TW. Để mở rộng lại thị phần sau khi chia tách, VCB Đồng Nai không ngừng phát triển và mở rộng địa bàn hoạt động, từ năm 2006 đến nay, chi nhánh đã mở mới các phòng giao dịch tại các khu trung tâm và KCN của tỉnh như: PGD Long Khánh, PGD Trảng Bom, PGD Chợ Sặt, PGD Tân Phong, PGD Hố Nai, PGD Tân Biên, nâng số lượng PGD lên 7 phòng. Đến cuối năm 2012, tổng số lao động của VCB Đồng Nai là 259 người. Mơ hình tổ chức gồm: 12 phịng ban, 7 phịng giao dịch. (Xem phụ lục A)
Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB Đồng Nai
Hiện nay, trên 90% thu nhập của VCB Đồng Nai là từ hoạt động tín dụng. Vì vậy, cần phải đảm bảo nguồn vốn có thể tăng trưởng tín dụng một cách hiệu quả và vững chắc. Do đó nghiệp vụ huy động vốn là một khâu rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của việc kinh doanh tín dụng.
Về hoạt động huy động vốn:
Về doanh số huy động: Tính đến thời điểm 31/12/2012 vốn huy động tại chỗ của VCB Đồng Nai đạt 7,738,821 tỷ đồng, tăng 31.23% so với năm 2011 và vượt 9.5% kế hoạch TW giao.
Biểu đồ 2.1: Thị phần vốn huy động của VCB Đồng Nai trên địa bàn năm 2012
Về thị phần huy động: Từ chiếm vị trí ưu thế (8.49%) về thị phần huy động, Thị phần của VCB Đồng Nai giảm dần còn 8.23% năm 2011 và chỉ còn trên 8.19% trong năm 2012 mặc dù số dư huy động tăng đều qua các năm. Nguyên nhân là do chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM ngoài quốc doanh với lãi suất hấp dẫn và một số đã phá vỡ nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh để bằng mọi cách lôi kéo khách hàng.
Về hoạt động tín dụng:
Tổng dư nợ cho vay của VCB Đồng Nai đến 31/12/2010 đạt 7,769,903 tỷ quy VNĐ, tăng 29% so với cuối năm 2011, trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 6,051,666 tỷ quy VNĐ - chiếm 77.88 % tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn (bao gồm cho vay đồng tài trợ) đạt 1,718,237 tỷ quy VNĐ, chiếm 22.12% tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.2: Thị phần cho vay của VCB Đồng Nai trên địa bàn năm 2012
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động ngành ngân hàng Đồng Nai năm 2010, 2011, 2012 của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh Đồng Nai).
Về thị phần cho vay hiện nay VCB Đồng Nai đang đứng đầu khu vực. Từ vị trí đứng thứ hai trong hai năm 2009, 2010 với thị phần tương ứng là 10.71 % và 10.8% thì trong năm 2012 VCB Đồng Nai đã vượt qua vị trí dẫn đầu của Ngân hàng Nơng Nghiệp Đồng Nai với thị phần 11.48%.
Thanh toán xuất nhập khẩu, Mua bán ngoại tệ:
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu (bao gồm cả chuyển tiền) đến tháng 12/2012 đạt 1,368 triệu USD, giảm 10.23% so với năm 2011 và đạt 89.7% so với kế hoạch 2012. Trong đó doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 500 triệu USD, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 885 triệu USD.
Về kinh doanh ngoại tệ: tình hình ngoại tệ trong năm 2012 khơng có nhiều biến động bất thường. Tính đến 31/12/2012 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 1,166 triệu USD, tăng 36.4% so với năm 2011.
Kết quả kinh doanh:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của VCB Đồng Nai từ năm 2006 – 2012(tỷ đồng )
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Lợi nhuận 47 203.43 299.76 293.92 212.14
Tốc độ tăng trưởng LN -55% 332.83% 47.35% -1.94% -27.82%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB Đồng Nai các năm 2008 – 2012)
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận của VCB Đồng Nai từ năm 2008 đến năm 2012(tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB Đồng Nai các năm 2008 – 2012)
Giai đoạn trước năm 2007, chi nhánh có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, trung bình tăng 30%/năm, đây là giai đoạn nền kinh tế có sự tăng trưởng nóng. Tuy nhiên, năm 2008 lợi nhuận của chi nhánh giảm 58 tỷ so với năm 2007 là do tình hình khủng hoảng tài chính thế giới, một số khách hàng lớn của chi nhánh gặp khó khăn về tài chính khơng trả được nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ xấu gia tăng trên 10% (tập trung phần lớn vào một số nhóm khách hàng trong ngành chế biến thực phẩn và may mặc xuất khẩu), làm tăng chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của chi nhánh.
Từ năm 2009 đến năm 2010, chi nhánh có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, trong giai đoạn này chi nhánh xử lý tốt nợ xấu, dẫn đến hoàn nhập đáng kể chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp giảm bớt được khó khăn, do đó nguồn thu của chi nhánh tăng cao, dẫn đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của chi nhánh cao.
0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi Nhuận
Giai đoạn từ 2011 đến năm 2012, tốc độ tăng trưởng của chi nhánh giảm dần nguyên nhân của giai đoạn này là do tình trạng lạm phát tăng cao trong năm 2011 vẫn còn ảnh hưởng đến năm 2012. Vừa bước qua khỏi cơn suy thối kinh tế thì các doanh nghiệp phải đối mặt với chính sách thắt chặt tiền tệ do kiềm chế lạm phát của chính phủ dẫn đến hàng loạt các doanh nghiệp trong nước phá sản hoặc ngưng hoạt động. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tỉ lệ nợ xấu trong ngành ngân hàng tăng lên và các ngân buộc phải tăng tỉ lệ trích lập dự phịng và xử lý nợ. VCB Đồng Nai cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ đó khi mà hàng loạt các khoản vay có nguy cơ mất vốn xảy ra.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của năm Ngân hàng Thương
mại có quy mơ lớn trên địa bàn Đồng Nai (triệu đồng)
Chỉ tiêu NH Ngoại thương Đồng Nai NH Công thương Đồng Nai NH Nông nghiệp Đồng Nai NH Đầu tư và PT Đồng Nai NH Ngoại thương KCN Biên Hòa 1/Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ 7,738,821 4,927,186 14,181,807 3,761,324 4,437,185 2/ Tổng dư nợ cho vay 7,769,903 6,339,258 7,501,520 2,824,788 3,146,047 3/ Lợi nhuận 212,140 226,137 397,546 87,742 133,305
4/ Tỷ lệ nợ quá hạn 9.09% 0.33% 6.30% 4.68% 7.97%
5/ Tỷ lệ nợ xấu 2.46% 0.30% 2.59% 0.61% 1.37%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động ngành ngân hàng Đồng Nai năm 2012 của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh Đồng Nai)
Từ bảng 2.2 cho thấy trong năm 2012 tuy rằng lợi nhuận chỉ đứng thứ ba trong trong nhóm năm ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trên địa bàn tỉnh nhưng VCB Đồng Nai lại là ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Nhìn một cách tổng thể, thu nhập của chi nhánh vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thu từ lãi cho vay chiếm đến hơn 90% tổng thu nhập. Do đó xử lý nợ xấu đang là một bài tốn khó đối với VCB Đồng Nai.