2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV qua 5 năm giai đoạn 2006-
và 6 tháng đầu năm 2011
*Về môi trường kinh doanh
Giai đoạn 2006-2010, đặc biệt trong ba năm từ 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới có những bước thăng trầm đầy sóng gió với 3 cuộc khủng hoảng liên tiếp về nhiên liệu, tài chính và nợ công tại châu Âu. Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như Nhật, Đức, Mỹ… đã tuyên bố suy thoái, sự đổ vỡ, phá sản hàng loạt của các ngân hàng lớn của Mỹ và Châu Âu đã gây tác động dây chuyền đối với hệ thống tài chính, ngân hàng tồn cầu. Việt Nam là thành viên đầy đủ của WTO nên cũng chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, cộng với những hậu quả xấu của thiên tai bão lũ đã gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Giai đoạn 2006-2010 Chính phủ đã xác định các mục tiêu lớn phát triển kinh tế - xã hội đất nước, trong đó tập trung vào một số nội dung lớn như: Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; Tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp hội nhập ở mức sâu và cao hơn với kinh tế khu vực và thế giới; Tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh xố đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm; Tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội: tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006 - 2010 là 23.135 tỷ đồng, tập trung đầu tư cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội, có tác động đến nhiều ngành kinh tế, có tỷ lệ xuất khẩu cao.
Bước vào năm 2011, tình hình trong nước và quốc tế đã xuất hiện những khó khăn, thách thức mới. Kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp: Tăng trưởng kinh tế chậm lại; giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên vật liệu cơ bản trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng cao; thị trường chứng khốn sụt giảm mạnh; nợ cơng châu Âu lan rộng; kinh tế Nhật Bản trì trệ sau thảm hoạ kép; lạm phát toàn cầu và các nước trong khu vực tăng cao; bất ổn chính trị ở Trung Đơng, châu Phi, tình hình căng thẳng ở Biển Đông tăng lên. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo cuối năm 2010. Tăng trưởng kinh tế (GDP) có xu hướng chậm lại; lạm phát tiếp tục tăng cao; mặt bằng lãi suất cao; tỷ giá, giá vàng biến động bất thường; dự trữ ngoại hối giảm mạnh; tổn thất do rét đậm, rét hại kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. Nguy cơ lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đã trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2011.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm 6 nhóm giải pháp: (i) thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; (ii) thực hiện chính sách tài khố thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước; (iii) thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng;
(iv) điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo; (v) tăng cường bảo đảm an sinh xã hội; (vi) đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền.
Chính sách tiền tệ thực hiện chặt chẽ, thận trọng, điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả hơn. Vốn tín dụng được ưu tiên cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, trước hết là khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất giảm dần. Lãi suất cho vay đã có dấu hiệu giảm.
*Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm 2006-2010 và 6 tháng đầu năm 2011:
Một số kết quả nổi bật như sau:
(i) Công tác quản trị điều hành:
- Triển khai thành công mục tiêu tái cấu trúc hoạt động của BIDV, thực hiện quản trị điều hành bài bản, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo theo nguyên tắc đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả, bám sát các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
- Đổi mới căn bản công tác lập, giao, quản trị và điều hành kế hoạch kinh doanh, xây dựng các chiến lược, kế hoạch trung và dài hạn đảm bảo sự xuyên suốt, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu trung và dài hạn của hệ thống.
- Sử dụng công cụ quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và nâng cao năng lực quản trị ngân hàng.
- Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật. - Tuân thủ và chấp hành nghiêm túc chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN, khẳng định vai trị là cơng cụ quan trọng, hiệu quả trong thực thi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và thực hiện nhiệm vụ đặc biệt được giao.
lập trong hoạt động kiểm tra.
- Chuyển đổi toàn diện mơ hình tổ chức từ hoạt động ngân hàng truyền thống sang mơ hình hoạt động của ngân hàng thương mại hiện đại, quản lý, quản trị theo các khối chức năng chuyên sâu, xác lập mơ hình kinh doanh hướng tới khách hàng.
- Xác định rõ chiến lược phát triển nguồn nhân lực, coi đây là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững và lâu dài của BIDV. Công tác tổ chức cán bộ được cải cách triệt để, đồng bộ và căn bản, từ công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá đến đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Xây dựng chiến lược phát triển Công nghệ thông tin, tạo dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, xác định Công nghệ thông tin là yếu tố quyết định trong hoạt động của ngân hàng thương mại hiện đại, từ đó đẩy mạnh phát triển và tiếp tục đầu tư củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin.
- Chú trọng công tác phát triển mạng lưới gắn với đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, mở rộng địa bàn, tăng cường năng lực cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị phần nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và giá trị thương hiệu BIDV. - Chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và thực hiện tốt
công tác an sinh xã hội, trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng.
(ii) Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh:
- Tổng tài sản đến 31/12/2010 đạt khoảng 366.268 tỷ đồng tăng gấp 2,3 lần so với 2006, tính chung tổng tài sản tăng trưởng bình quân giai đoạn 5 năm là 25,2%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2006-2010. Đến 30/06/2011 đạt khoảng 403,876 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006-2010 và Báo cáo nhanh 30/06/2011, BIDV ) - Huy động vốn: thực hiện điều hành lãi suất huy động một cách linh hoạt, thận
trọng trên cơ sở tuân thủ các chỉ đạo điều hành về lãi suất của NHNN và bám sát diễn biến của thị trường đảm bảo tính cạnh tranh, kịp thời. Đến 31/12/2010, huy động vốn đạt 247.701 tỷ, tăng hơn 2,2 lần so với năm 2006, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 5 năm là 23,7%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch của giai đoạn 2006-2010, thị phần huy động vốn của BIDV trong toàn ngành đạt 10,38%. Đến 30/06/2011 đạt 269.804 tỷ tăng 9% so với 31/12/2010.
- Dư nợ tín dụng tăng trưởng có kiểm sốt: năm 2010 dư nợ tín dụng của BIDV đạt 248.898 tỷ, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006 và tương ứng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 24,9%/năm. Mức tăng trưởng này được đánh giá là phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như tăng trưởng tín dụng tồn ngành ngân hàng, thị phần tín dụng của BIDV chiếm 10,9%. Đến 30/06/2011 là 280.364 tỷ tăng 12% so với cuối năm 2010.
- Thu dịch vụ ròng năm 2010 đạt 2.138 tỷ, tăng gấp 7,5 lần so với năm 2005. Tăng trưởng thu dịch vụ ròng năm 2010 thấp hơn mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 50%. Tỷ lệ thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế đến năm 2010 đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra trong giai đoạn 5 năm là 40%. Đến 30/06/2011 đạt 1.203 tỷ tăng trưởng 34% so với 6/2011
- Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng một cách ổn định, luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước: Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 46% / năm, đến 31/12/2010 đạt hơn 4. 626 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2006, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt mức 46%/năm, cao hơn so với mục tiêu đề ra (40%).
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau thuế
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006-2010, BIDV )
- Hệ số CAR được cải thiện đáng kể từ 8,64% năm 2006 lên 9,32% năm 2010, ROA tăng từ 0,71% lên 1,13%, ROE tăng từ 14,23% lên 17,96%
- Vốn chủ sở hữu năm 2010 đạt hơn 24 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với năm 2006; Vốn điều lệ đạt 14.600 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2006. Đến 30/06/2011 đạt hơn 28 nghìn tỷ đồng.
- Trích đủ dự phòng rủi ro theo qui định, dư quỹ dự phòng rủi ro của BIDV/dư nợ xấu đạt 140%, đảm bảo chủ động bù đắp được rủi ro khi phát sinh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh của tồn hệ thống cịn một số hạn chế:
- Công tác quản trị điều hành: Công tác xây dựng chiến lược, định hướng tăng tốc phát triển sau giai đoạn suy thoái chưa được chú trọng. Khối lượng công việc phải xử lý tập trung tại Hội sở chính lớn dẫn đến áp lực nặng nề cho các thành viên Ban lãnh đạo. Cơng tác phân tích, dự báo về kinh tế vĩ mơ, xu hướng biến động của thị trường cịn hạn chế, thiếu thông tin dẫn đến lỡ nhịp trong hoạt động kinh doanh. Một số đơn vị thiếu chủ động, kém linh hoạt trong triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả điều hành chưa cao.
- Tính tuân thủ, chấp hành kỷ cương, kỷ luật: Tại một số đơn vị thành viên, việc điều hành chưa có tính đồng thuận và chia sẻ với tồn hệ thống. Một số Giám đốc đơn vị thành viên tiếp tục buông lỏng quản lý, chưa chấp hành nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật điều hành như vượt giới hạn tín dụng, hệ số Q được giao. Một số chi nhánh chưa tuân thủ đầy đủ quy chế, quy trình, sai sót xảy ra ở tất cả các khâu trong quy trình.
- Cơng tác xây dựng, giao kế hoạch: Mặc dù công tác lập và giao kế hoạch kinh doanh đã được cải tiến và có sự chủ động nhất định, tuy nhiên trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh, cịn thiếu sự lường đón, đánh giá và nắm bắt kịp thời diễn biến kế hoạch, những yếu tố tác động lớn có khả năng ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch, đặc biệt là các kế hoạch cấu phần. Việc tham gia ý kiến của Ban Lãnh đạo, các đơn vị vào các chương trình, kế hoạch kinh doanh mang tính tồn hệ thống hoặc các nội dung khác còn chưa thực sự sâu sắc, chậm
- Công tác tham mưu, đề xuất cịn thiếu tính sáng tạo, thiếu ý tưởng mới mang tính đột biến, các nội dung, định hướng lớn chủ yếu xuất phát từ Ban lãnh đạo, từ đó chưa phát huy được hết vai trò, sức mạnh tập thể của các Ban, đơn vị tại Hội sở chính. Cịn yếu và thiếu trong nghiên cứu, nắm bắt và phát hiện thị hiếu tiêu dùng, thị hiếu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, chưa có các sản phẩm chuyên biệt, vượt trội mang tính thương hiệu của BIDV.
- Thủ tục hành chính: Mặc dù Ban lãnh đạo đã tập trung chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các đầu mối trung gian, tuy nhiên, kết quả triển khai vẫn chưa được như kỳ vọng, vẫn tồn tại nhiều quy trình, thủ tục phức tạp, đặc biệt là quy trình cơng tác xây dựng cơ bản, thanh quyết tốn và tài chính, nhiều khi dẫn đến căng thẳng trong quan hệ giữa các Ban Hội sở chính và Chi nhánh;
- Điều hành hoạt động kinh doanh: Cơ cấu khách hàng tín dụng chưa có sự chuyển dịch rõ rệt, việc kiểm sốt cho vay đối với nhóm khách hàng liên quan tại một số chi nhánh thực hiện chưa tốt, dư nợ phát sinh lớn, chưa có biện pháp giám sát hiệu quả. Việc cung ứng tín dụng chưa gắn với khả năng huy động vốn, đặc biệt là các dự án trung dài hạn. Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 2 vẫn tiềm ẩn rủi ro. Cơ cấu tín dụng trung dài hạn vẫn cao so mục tiêu kế hoạch 5 năm. Cơ cấu vốn chưa có sự cải thiện rõ rệt, cơ cấu vốn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nhóm ít các khách hàng có tiền gửi lớn.
- Công tác kiểm tra, giám sát: Việc chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực hoạt động đôi lúc chưa đạt yêu cầu, thiếu sự quyết đoán và nhậy bén. Một số đơn vị chưa tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo điều hành hoặc các điều kiện uỷ nhiệm của Hội sở chính. Việc báo cáo xử lý các sai phạm tại một số đơn vị chưa kịp thời, thiếu kiên quyết. Cơng tác hậu kiểm cịn chưa được thực hiện kịp thời, chất lượng hậu kiểm chưa cao, phân quyền cho cán bộ hậu kiểm chưa đúng qui định.