Cơ cấu tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 46)

2.2 Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2006-2010 và 6 tháng đầu năm

2.2.1 Cơ cấu tín dụng:

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản vẫn là hoạt động tín dụng với 64%. Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.

Dư nợ tín dụng tăng trưởng có kiểm sốt: năm 2010 dư nợ tín dụng của BIDV đạt 248.898 tỷ, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006 và tương ứng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 24,9%/năm. Do ảnh hưởng bất lợi từ nền kinh tế thế giới, cộng với các chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ làm dư nợ đến 30/06/2011 là 280.364 tỷ tăng 12% so với cuối năm 2010. Mức tăng trưởng này được đánh giá là phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như tăng trưởng tín dụng tồn ngành ngân hàng, thị phần tín dụng của BIDV chiếm 10,9%.

Biểu đồ 2.4: Cho vay, ứng trước khách hàng

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006-2010 và Báo cáo nhanh 30/06/2011, BIDV ) Về kỳ hạn: dư nợ ngắn hạn tiếp tục chiếm ưu thế với 59,5%, tỷ trọng cho vay trung dài hạn bình quân qua các năm đạt 40,5%. Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ bình quân đạt 22%. Đây là một thành công của BIDV trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời gia tăng thu phí dịch vụ

một trong số những ngân hàng tiên phong trong lĩnh thực thi các chính sách tiền tệ và các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ.

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng cho vay theo ngành nghề kinh tế năm 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2010, BIDV )

Tuy nhiên trong năm 2011 BIDV đã điều chỉnh cơ cấu tín dụng để đáp ứng các nhu cầu vay vốn lưu động. Việc điều chỉnh này tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và các nhu cầu thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Sự điều chỉnh này có mục đích là hỗ trợ, duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Thực hiện tốt chủ trương giảm dần tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn, lĩnh vực phi sản xuất, ngoại tệ đối với khách hàng khơng có nguồn thu ngoại tệ, khách hàng nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được.

Bảng 2.1: Cơ cấu tín dụng theo loại hình vay

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 06/2011

Cho vay các TCKT,cá nhân

trong nước 88,522 118,380 147,506 191,262 232,490 247,742

Cho vay chiết khấu thương phiếu

và các giấy tờ có giá 1,095 4,574 3,219 2,320 6,044 7,005 Các khoản phải thu từ cho

thuê

tài chính 963 1,501 2.501 2,877 2,830 3,221 Các khoản phải trả thay

khách hàng 1,671 295 167 Cho vay bằng vốn ODA 4,883 5,545 6009 8,267 14,779 18,267 Cho vay theo chỉ định và

theo Kế hoạch nhà nước 3,174 1,967 1246 755 445 337 Cho vay ủy thác - 539 2,329 2,560 Cho vay các tổ chức,cá

nhân

nước ngoài 378 1,014 2,890 Nợ khoanh chờ xử lý 9 16 12 - - - (Nguồn: Báo cáo thường niên 2006-2010 và Báo cáo nhanh 30/06/2011, BIDV )

Dư nợ thương mại chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay chỉ định, kế hoạch nhà nước và nợ khoanh, nợ chờ xử lý đã giảm tỷ trọng xuống ở mức rất thấp.

Tổng dư nợ 30/06/2011 là 280.364 tỷ tăng 12% so với cuối năm 2010, chủ yếu là tăng từ các khoản cho vay thương mại (chiếm 95% dư nợ tăng thêm), cho vay chỉ định và kế hoạch nhà nước giảm dần qua các năm (đến cuối 2010 số dư chỉ còn 445 tỷ chiếm chưa đầy 0,4% tổng dư nợ). Đặc biệt số dư nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý đã khơng cịn.

Cơ cấu tín dụng theo từng loại hình nghiệp vụ được duy trì hợp lý theo chính sách điều hành của cơ quan quản lý, phù hợp với chính sách tín dụng trong từng giai đoạn cụ thể.

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng cho vay theo loại hình doanh nghiệp năm 2006, 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2005,2010, BIDV )

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh với sự năng động, thích nghi tốt với những biến động của thị trường là các đối tượng luôn được BIDV quan tâm. Đến cuối năm 2010 cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng, chiếm hơn 50% tổng dư nợ của ngân hàng. Tuy tỷ trọng cho vay cá nhân có tăng nhưng chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng dư nợ, thấp theo định hướng phát triển thành ngân hàng bán lẻ của BIDV nhưng trong năm 2010, hoạt động của Khối bán lẻ có nhiều bước chuyển biến

tích cực và đồng bộ. Đây là năm đầu tiên BIDV triển khai hoạt động bán lẻ theo định hướng phát triển hoạt động Ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2010-2012. Mơ hình bán lẻ được triển khai thực hiện theo hướng từ Hội sở chính đến chi nhánh một cách rõ ràng, cụ thể và đạt được một số kết quả đáng kể: Huy động vốn đạt 100.000 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng huy động vốn; Dư nợ tín dụng bán lẻ đạt hơn 29.000 tỷ đồng, tăng trưởng khá ở mức hơn 40%, dịch vụ tăng trưởng hơn 50%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)