Tác động của rủi ro lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 29)

1.2 Rủi ro lãi suất

1.2.4 Tác động của rủi ro lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

Sự thay đổi của lãi suất có những tác động tới thu nhập của ngân hàng cũng như giá trị kinh tế của tài sản và nguồn vốn.

a) Tác động tới thu nhập tương lai của ngân hàng:

Hậu quả của việc thay đổi lãi suất đã ảnh hưởng tới lợi nhuận thuần và các báo cáo thu nhập của ngân hàng. Đó là phương pháp truyền thống mà các ngân hàng sử dụng khi đánh giá về rủi ro lãi suất. Sự biến động về thu nhập là điểm mấu chốt đối với việc phân tích rủi ro lãi suất bởi vì thu nhập giảm hoặc có những mất mát tài chính sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các tổ chức tài chính và giảm niềm tin thị trường.

Yếu tố thu nhập được quan tâm nhiều nhất là thu nhập ròng về lãi suất, tức là chênh lệch giữa tổng thu nhập từ lãi cho vay và chi phí phải trả cho lãi suất huy động. Khi lãi suất thay đổi thì thu nhập cũng như chi phí đều thay đổi gây ra thay đổi về thu nhập lãi suất.

Thu nhập từ lãi suất = Tổng thu nhập từ lãi suất – Tổng chi phí về lãi suất

Tuy nhiên, khi các ngân hàng mở rộng ra các hoạt động thu phí và các thu nhập ngồi lãi khác (các hoạt động phi tín dụng), thì các hoạt động này ngày càng trở nên nhạy cảm với lãi suất. Ví dụ như một số ngân hàng cung cấp dịch vụ cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng. Khi lãi suất thay đổi khách hàng có thể khơng dùng hết

hạn mức này, trong trường hợp này khách hàng phải trả một khoản phí gọi là phí cam kết, phí này phụ thuộc vào hạn mức tín dụng mà khách hàng đã dùng, mà hạn mức này lại phụ thuộc vào lãi suất thị trường. Ví dụ khác như khi ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý các khoản vay đối với các món vay có tài sản đảm bảo để thu phí dựa trên giá trị của tài sản mà ngân hàng quản lý. Khi lãi suất tăng, ngân hàng sẽ thu được ít phí hơn do khách hàng có thể ngừng nhận vay và lấy lại tài sản đảm bảo. Hơn nữa, các thu nhập ngồi lãi truyền thống như các giao dich có tính phí cũng càng trở nên nhạy cảm với lãi suất hơn. Điều này khiến các nhà quản lý giám sát ngân hàng phải có cái nhìn rộng hơn về tác động tiềm ẩn của lãi suất đối với thu nhập của ngân hàng.

b) Tác động tới giá trị kinh tế của các tài sản:

Sự thay đổi của lãi suất thị trường cũng có tác động tới giá trị kinh tế của tài sản có, tài sản nợ và trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Do vậy, độ nhạy cảm của giá trị kinh tế của các tài sản đối với thay đổi của lãi suất là một điều rất quan trọng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi các nhà điều hành ngân hàng.

Giá trị kinh tế của một tài sản là giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai của ngân hàng, được chiết khấu theo lãi suất hiện tại. Giá trị kinh tế của ngân hàng được xác định bởi giá trị hiện tại của các dòng tiền mong đợi của ngân hàng, được xác định bằng các dịng tiền dự tính của các tài sản có trừ đi dịng tiền dự tính của tài sản nợ cộng với các dòng tiền của các trạng thái ngoại bảng. Với định nghĩa này khi có sự biến động của lãi suất sẽ ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của ngân hàng. Đây là một cách nhìn thấu đáo hơn về những tác động dài hạn của sự thay đổi lãi suất so với việc chỉ xem xét tới sự ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Sự đánh giá này là toàn diện hơn bởi những thay đổi của thu nhập ngân hàng trong ngắn hạn có thể khơng cung cấp những chỉ số chính xác về tác động của sự thay đổi lãi suất tới toàn bộ trạng thái của ngân hàng.

Sự thay đổi của lãi suất tác động tới thu nhập và giá trị kinh tế của các tài sản đã cho thấy sự biến động trong tương lai của lãi suất có thể tác động tới tình hình tài chính của ngân hàng. Khi đánh giá về mức độ rủi ro lãi suất, một ngân hàng cũng

nên tính đến tác động của lãi suất trong quá khứ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động trong tương lai, điển hình như các cơng cụ trong thị trường tiền tệ không được định giá lại theo thị trường có thể đã có lợi nhuận hoặc mất mát do những sự thay đổi của lãi suất. Lợi nhuận hoặc thua lỗ này có thể đã được thể hiện trong thu nhập của ngân hàng qua thời gian. Ví dụ một món cho vay dài hạn có lãi suất cố định được giải ngân tại thời điểm có lãi suất thấp khi bên Nguồn vốn phải chịu lãi suất cao hơn thì trong thời gian cịn lại của khoản vay sẽ gây ra lỗ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)