Hạn chế về phương pháp đo lường rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 63)

2.3 Nhận xét đánh giá về quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tạ

2.3.2.2Hạn chế về phương pháp đo lường rủi ro lãi suất

Phương pháp đo lường RRLS tại ACB nhìn chung là cịn rất sơ khai. ACB chỉ sử dụng phương pháp đơn giản nhất để đánh giá rủi ro lãi suất là Khe hở kỳ hạn nhạy cảm với lãi suất. Với phương pháp này ACB có thể thấy được tại ngân hàng mình có nguy cơ đối mặt với rủi ro lãi suất hay khơng, cụ thể có thể biết là rủi ro lãi suất có thể xảy ra ở kỳ hạn nào giá trị của thu nhập ròng sẽ thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi chứ chưa nói giá trị tổn thất là bao nhiêu với xác suất bao nhiêu.

Theo ý kiến của tác giả nguyên nhân của hạn chế trên là việc thiếu hẳn các phần mềm QLRRLS chuyên dụng, trong đó cho phép tính tốn định lượng các giá trị phức tạp và cần thiết độ chính xác cao trên Bảng tổng kết tài sản của ngân hàng.

Một lý do nữa là việc tính tốn định lượng RRLS theo các phương pháp trên cũng khá phức tạp, yêu cầu cả về phần mềm, sự hiểu biết về QLRRLS, trình độ quản lý và am hiểu về RRLS.

2.3.2.3 Hạn chế về công tác quản lý rủi ro thị trường, kiểm tra, kiểm soát rủi ro lãi suất:

Cơng tác kiểm tra kiểm sốt RRLS tại ACB hầu như chưa được nhận thức và thực hiện bài bản. ACB cần xác định rõ ràng các bước trong q trình kiểm tốn, xác định chính xác phạm vi kiểm tra RRLS, đánh giá chất lượng các báo cáo về rủi ro cũng như chất lượng của việc giám sát RRLS, đánh giá được mức độ RRLS qua các tiêu chí kiểm tốn.

ACB cịn chưa chú trọng đến việc tổ chức bộ máy quản lý RRLS, các cơ chế quản lý, trình độ cơng nghệ, trình độ năng lực cán bộ. Các yếu tố về mặt con người cũng chưa được quan tâm đúng mức, các cán bộ có năng lực chun mơn sâu về lĩnh vực này tại ACB chưa nhiều. Chính sách đào tạo của ACB về quản trị rủi ro thị trường cũng như RRLS chưa phát triển dẫn đến nhận thức của các cán bộ về RRLS cũng chưa được toàn diện.

Nguyên nhân hạn chế này như trên đã trình bày là do trình độ cơng nghệ của ngân hàng, trình độ năng lực cán bộ trong việc QLRRLS chưa đáp ứng được yêu cầu chung của quản lý. Ngân hàng chưa xác định được các bước đi chuẩn tắc trong

q trình QLRRLS, do vậy khi lãi suất có biến động lớn và nhanh chóng sẽ khơng có các biện pháp quản lý kịp thời.

2.3.2.4 Hạn chế về cơng nghệ:

Đây có lẽ là cốt lõi của vấn đề, việc đo lường RRLS phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của ngân hàng, hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) mà ACB đang thực hiện, ngồi ra việc đo lường có chính xác hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào số liệu đầu vào của ngân hàng. Nhiều ngân hàng hiện nay còn đang phải tập trung vào hoàn thiện các Module của hệ thống Core, vì vậy chưa có các phần mềm chun dụng quản trị RRLS.

Một hệ thống ngân hàng lõi khi mua của các đối tác nước ngoài chỉ đáp ứng các yêu cầu cơ bản trong hoạt động của ngân hàng: Module Teller, Tín dụng, Treasury (FX-Ngoại hối, MM-giao dịch vốn trên thị trường tiền tệ, đầu tư), đưa ra được các báo cáo quản trị cơ bản của ngân hàng. Theo hiểu biết của tác giả thì chưa có các Module quản trị rủi ro (quản trị RRLS, quản trị RR tỷ giá-ngoại hối, rủi ro thanh khoản…) để quản trị rủi ro như ở các ngân hàng cần có các module này theo các thơng lệ quốc tế.

Ở đây có hai vấn đề, một là các NHTMVN có thể có các chuyên gia tự viết các phần mềm này, tuy nhiên việc này đòi hỏi các chuyên gia bản sứ có trình độ rất cao, khơng những am hiểu tường tận về cơng nghệ thơng tin mà cịn phải am hiểu sâu về quản trị rủi ro trong ngân hàng. Phương án này sẽ rất tốt nếu các NHTMVN làm được vì nó làm giảm đáng kể chi phí mua phần mềm, tuy nhiên trên thực tế tại các NHTMVN chưa có ngân hàng nào viết được các phần mềm này thành công và áp dụng được.

Hai là, các NHTMVN có thể mua phần mềm của các hãng phần mềm ngân

hàng chuyên dụng trong việc quản trị RRLS và các rủi ro khác. Tuy nhiên gặp phải một vấn đề là chi phí cho các phần mềm này rất cao mà không phải là NHTMVN nào cũng dám đầu tư mua khi so sánh chi phí đầu tư và lợi nhuận thu được. Hiện nay chưa có nhiều NHTMVN đầu tư mua các phần mềm chuyên dụng QLRRLS theo thông lệ quốc tế. Công việc này phụ thuộc vào mức độ đầu tư của ngân hàng

và hiệu quả của việc đầu tư mang lại.

Một yếu tố cần phải cân nhắc khi mua các phần mềm này là tính tương thích của phần mềm hệ thống cốt lõi (Core Banking) của các NHTMVN và phần mềm quản trị rủi ro của thế giới nên vấn đề trở nên khơng hề đơn giản khi suy tính đầu tư vào phần mềm quản tri RRLS mà theo các nguồn cung cấp cỡ vào khoảng $600.000 đến 1 triệu đô la Mỹ, nhiều phần mềm hiện đại hơn cịn có giá đắt hơn rất nhiều.

Liên quan đến việc mua phần mềm cịn có một yếu tố nữa đã được trình bày ở trên là liệu các số liệu hoạt động của ngân hàng trong quá khứ và hiện tại có đủ đáp ứng các yêu cầu của phần mềm khơng, trong khi có những ngân hàng sau khi mua các phần mềm QLRRLS đã không ra được các báo cáo quản trị rủi ro do số liệu đầu vào chưa đủ “sạch”.

2.3.2.5 Việc áp dụng các công cụ phái sinh che chắn rủi ro lãi suất tại thị trường Việt Nam:

Việc áp dụng các công cụ phái sinh trên thị trường để che chắn RRLS chưa được áp dụng nhiều, lý do do cả phía các NHTM nói chung và ACB nói riêng cũng như việc thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển như ở các nước tiên tiến. Hiện nay khi bất kỳ NHTMVN nào muốn thực hiện sử dụng một công cụ phái sinh nào đều cần có sự đồng ý của NHNN, hơn nữa tại thời điểm hiện nay, NHNN mới chỉ đưa ra các qui định cho phép các NHTMVN sử dụng cơng cụ hốn đổi lãi suất (IRS) là sản phẩm phái sinh duy nhất. NHNN chưa có bất kỳ văn bản nào qui định về việc sử dụng các sản phẩm phái sinh khác tại thị trường Việt Nam. Về phía thị trường tài chính Việt Nam các hợp đồng hoán đổi lãi suất hầu như chưa được thực hiện giữa các NHTMVN với nhau, lý do là các NHTM đều có các nhận định giống nhau về lãi suất thị trường, do vậy không thực hiện được IRS.

Sự kết hợp của các NHTM trong việc che chắn RRLS cũng chưa nhiều, dẫn đến chưa có các cơng cụ sắc bén, nhanh nhạy để điều chỉnh nhanh chóng các khe hở nhạy cảm RRLS.

Nguyên nhân của việc chưa áp dụng nhiều các công cụ quản lý RRLS là do thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển, lãi suất chưa chạy theo cơ chế thị

trường. Sự thiết lập các công cụ QLRRLS yêu cầu các Ngân hàng cũng như khách hàng hiểu rõ về về các sản phẩm. Nhiều khách hàng còn chưa quan tâm nhiều đến các sản phẩm che chắn RRLS trên.

2.3.2.6 Các nguyên nhân khách quan tác động đến việc quản lý rủi ro lãi suất tại trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu:

NHNN với tư cách là người quản lý hoạt động của các NHTM với mục tiêu cuối cùng là ổn định sự phát triển kinh tế, thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, các mục tiêu vĩ mô, kiềm chế lạm phát… đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động của các NHTMVN, với các công cụ điều hành lãi suất trên thị trường tài chính Việt Nam đã tác động rất lớn đến lãi suất thị trường và cơng việc quản lý RRLS tại các NHTMVN nói chung và tại ACB nói riêng.

Việc điều hành lãi suất của NHNN hiện nay thông qua việc qui định mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn của NHNN, lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các TCTD. Ngoài ra NHNN cũng qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tác động vào cung tiền lưu thông qua công cụ thị trường mở (OMO).

Việc công bố các mức lãi suất cơ bản cụ thể trong từng thời kỳ là cơng cụ kiểm sốt trực tiếp của NHNN, với mục đích để cho các TCTD có cơ sở để ấn định các mức lãi suất kinh doanh của mình. Các mức hình thức lãi suất tái cấp vốn cũng được đưa ra trên cơ sở diễn biến và mục tiêu kinh tế vĩ mơ, nội dung chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng, đây là công cụ quản lý gián tiếp của NHNN.

NHNN điều hành mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu đã có tác động lớn đến lãi suất thị trường (được hiểu bao gồm lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất trên thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng), do vậy đã tác động trực tiếp đến RRLS và việc QLRRLS tại các ngân hàng.

Tuy nhiên việc điều hành lãi suất của NHNN đã và đang còn tồn tại những hạn chế sau, có tác động tới việc quản lý RRLS tại các NHTMVN:

- Lượng tiền cung ứng cho mục tiêu tín dụng do Chính phủ khống chế hàng năm với mục tiêu là kiềm chế lạm phát, do vậy tác dụng của lãi suất tái cấp vốn trong việc điều hành CSTT còn bị hạn chế.

- Mối liên hệ giữa các loại lãi suất thị trường mà đặc biệt là lãi suất trái phiếu Chính Phủ và lãi suất tiền VND trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất của NHNN (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, lãi suất đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở (OMO), lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc, lãi suất tiền gửi của các TCTD tại NHNN) còn lỏng lẻo, nhiều khi tách rời nhau, biến động chưa phù hợp với cơ chế lãi suất thị trường, vai trò điều tiết lãi suất thị trường trên nghiệp vụ OMO còn rất hạn chế. Như vậy vai trò điều tiết lãi suất thị trường thông qua các cơng cụ của mình thực sự cịn rất hạn chế, dẫn đến nhiều khi khơng kiểm sốt được lãi suất trên thị trường mà có tác động rất lớn đến việc QLRRLS của các NHTMVN.

- Thị trường tiền tệ chưa phát triển và không đồng nhất làm cho hiệu lực và tốc độ truyền dẫn của chính sách tiền tệ tác động đến lãi suất thị trường còn hạn chế. Trong thực tế các quyết định thay đổi các mức lãi suất của NHNN tác động còn yếu và thời gian trễ khá lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thị trường nội tệ liên ngân hàng chưa được củng cố theo hướng tập trung các thơng tin về giao dịch để phản ánh chính xác lãi suất thị trường, NHNN khó có thể thực hiện một cách có hiệu quả vai trị là người cho vay cuối cùng và kiểm sốt lãi suất thị trường.

- Lãi suất tín phiếu kho bạc có thể được coi là lãi suất chuẩn mực trên thị trường tài chính Việt Nam. Thơng thường nó lãi suất thấp nhất trên thị trường tiền tệ, tuy nhiên trên thực tế thời gian qua lãi suất của tín phiếu kho bạc chưa phù hợp với nguyên tắc này mà thường bằng hay lớn hơn lãi suất cùng kỳ hạn của các NHTM, hơn nữa việc đấu thầu tín phiếu kho bạc tại các phiên giao dịch tại NHNN chưa hoàn toàn đấu thầu lãi suất cho nên chưa phản ánh đúng lãi suất thị trường.

- Lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng (thị trường 2) hiện nay giữa các TCTD chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu vốn, quan hệ vay mượn trên thị trường thông thường diễn ra một chiều giữa các NHTM Nhà nước có vốn dư thừa và các ngân hàng thiếu vốn (NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài), đối tượng tái cấp vốn và chiết khấu của NHNN là rất hạn chế, nhiều NHTM nắm giữ rất ít giấy tờ

có giá ngắn hạn, hoặc có nắm giữ giấy tờ dài hạn cho nên khơng có điều kiện vay vốn hoặc chiết khấu tại NHNN.

- Một nguyên nhân khách quan nữa là NHNN nhiều khi đã can thiệp quá sâu vào thị trường tài chính theo các cơng cụ mệnh lệnh hành chính, lãi suất của các NHTM phụ thuộc nhiều vào các qui định của NHNN. Các biện pháp can thiệp hành chính vào thị trường tài chính đã có tác dụng khá nhanh nhưng nhiều khi làm méo mó cung cầu trên thị trường tiền tệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã khắc họa tổng thể toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam cũng như cơ chế lãi suất đang được áp dụng. Cũng trong chương này, thực trang quản lý rủi ro lãi suất tại ACB) cũng đã được tác giả đánh giá. Từ đó, có thể thấy được cơng tác quản lý rủi ro lãi suất của ACB còn khá đơn giản và nguy cơ đối mặt với rủi ro lãi suất của ACB trong thời gian qua là rất lớn. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích các hạn chế và nguyên nhân tồn tại của việc quản lý rủi ro lãi suất tại ACB. Thực tế cho thấy, công tác quản lý rủi ro lãi suất hiện nay của ACB còn rất sơ sài. Tuy nhiên, theo dòng biến động chung của cơ chế thị trường khi lãi suất biến động với biên độ lớn và bất ngờ, chắc chắn các tổn thất về tài chính do rủi ro lãi suất gây ra tại các NHTMVN nói chung và ACB nói riêng sẽ khơng hề nhỏ. Vì vậy, ACB sẽ cần phải tập trung giải quyết bài toán này trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu đến năm 2015: 3.1.1 Định hướng phát triển chung:

Năm 2011 là năm đầu tiên ACB bắt đầu thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015. Định hướng này có hai nội dung nền tảng:

Tầm nhìn và sứ mệnh:

ACB cần tận dụng các thời cơ trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, thực hiện thành công sứ mệnh là Ngân hàng của mọi nhà, là địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ đông, là ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng, và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội.

Tham vọng và mục tiêu:

(1) Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh - Quản lý tốt - Hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nỗ lực phấn đấu để đến năm 2015 trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mơ lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả ở Việt Nam.

(2) Để đảm bảo năng lực quản lý vận hành hiệu quả một ngân hàng lớn mà ACB có tham vọng đạt tới, ACB sẵn sàng chấp nhận các thay đổi cần thiết để có thể sớm đưa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất vào áp dụng trong quản trị, điều hành ngân hàng, phù hợp với các điều kiện cụ thể của ACB và thị trường Việt Nam.

3.1.2 Định hướng về nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu:

Để đạt được các mục tiêu phát triển chung đòi hỏi ACB cần phải hoạt động hiệu quả và bền vững hơn nữa. Tuy nhiên, trước tình hình biến động của lãi suất thị trường ngày càng nhanh và phức tạp, dẫn đến thu nhập và các chi phí của ngân hàng đều thay đổi, sẽ làm ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của tài sản, nguồn vốn, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 63)