Tại chi nhánh Ngân hàng HSBC, Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 33)

Chi nhánh ngân hàng HSBC dùng phương pháp giá trị có thể tổn thất -VaR và P&L (Profit and Loss) để quản lý rủi ro lãi suất, VaR cho HSBC biết trường hợp xấu nhất của rủi ro lãi suất là như thế nào và VaR đo lường độ lớn của các di chuyển của P&L trong những ngày tồi tệ nhất.

Ví dụ: VaR của HSBC Singapore là 7 triệu $ (chi nhánh Ngân hàng HSBC, Việt

Nam là chi nhánh trực thuộc ngân hàng HSBC chi nhánh Singapore nên sẽ tuân theo các quy định & hạn mức cuả ngân hàng HSBC chi nhánh Singapore).

Một cách chính xác hơn, với xác suất 99%, giá trị VaR 10 ngày tới trong số Trading Book của ngân hàng là 7 triệu $, điều đó có nghĩa là HSBC Singapore, tất cả các trạng thái kinh doanh không được lỗ vượt quá 7 triệu $ trong vòng 10 ngày tới, xác suất là 99%. Tuy nhiên, mặt khác với xác suất 1%, HSBC có thể mất hơn 7 triệu $.

Con số VaR này có thể tăng lên hay giảm xuống hàng ngày dựa vào các tác động của:

- Các trạng thái kinh doanh tại HSBC Singapore (Trading Positions). - Sự thay đổi của lãi suất (Market Volatility).

- Hiệu quả của các danh mục đầu tư và các trạng thái khác tại Singapore.

VaR là sự thay đổi của thị trường áp dụng vào cho các trạng thái vốn. VaR với giả thiết rằng chúng ta bị tắc trong trạng thái ngày hôm nay. Sự thay đổi giá trị VaR gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất thị trường đối với những trạng thái vốn mà ngân hàng đang nắm giữ. Giá trị VaR dùng các tư liệu trong quá khứ để tiên đoán về một tương lai gần.

HSBC tính VaR như thế nào?

HSBC khơng dùng sự thay đổi của Lãi và lỗ (P&L) để tính VaR vì lãi/lỗ khơng giải thích được những gì sẽ xảy ra cũng như làm thế nào để che chắn rủi ro, nhưng HSBC dùng P&L cho mục đích kiểm tra (Back Testing).

VaR được tính bằng = PVBP * sự thay đổi của thị trường (Market Volatility)

VaR = Risk (Position) * Volatility (Market)

= PVBP position/market* [σ market/day * (t day/250)* 1/2*ϕ confidence] Như vậy để tính được VaR ta phải dùng PVBPs (trạng thái rủi ro), điều này sẽ tách giá trị VaR và P&L làm hai bộ phận, dựa vào các trạng thái và độ thay đổi của thị trường (Market Volatility).

Ngân hàng dùng VaR như thế nào trong việc quản lý rủi ro:

Ngân hàng đã tính mối quan hệ giữa VaR và vốn điều lệ (Regulatory Capital).

Capital = VaR (10 - days)*Regulatory Factor

Ví dụ: Xác suất 99%, 10 ngày, VaR của HSBC Singapore là 7 triệu $. Giả thiết rằng các nhân tố quy định (Regulatory Factor) = 3.8

HSBC Singapore cần ít nhất là: 26.6 triệu $ vốn = 7 triệu $*3.8

Nếu ngân hàng khơng có đủ vốn trên, ngân hàng cần báo cáo trường hợp ngoại lệ trên cho Hội sở tại Luân Đôn hoặc cắt giảm trạng thái đang nắm giữ. Điều này sẽ tự động làm giảm giá trị VaR và đồng thời làm giảm vốn yêu cầu.

Trách nhiệm quản lý rủi ro thuộc về người đứng đầu Treasury, Giám đốc Phòng quản lý rủi ro và Giám đốc tài chính. Họ cần phải quản lý chặt chẽ hơn và cần phải nhận ra rủi ro lãi suất sớm hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 33)