Cung cấp cho các NHTM các thông lệ chuẩn mực quản lý rủi ro lã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 88)

suất, hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ:

Như đã trình bày ở phần trên, hiện nay NHNN chưa có các hướng dẫn nào cho các NHTM thiết lập các qui định về QLRRLS. NHNN cũng có thể cân nhắc xem xét cung cấp cho các NHTM Việt Nam các thông lệ chuẩn mực, cập nhật về QLRRLS và giúp đỡ đào tạo các cán bộ QLRR.

Các thông lệ cần thiết đưa ra tất cả các chính sách, qui trình mà mỗi NHTM cần dùng để áp dụng vào công tác QTRRLS. Hơn nữa, NHNN cần đưa ra các tiêu chí tối thiểu mà các NHTM cần dùng để quản lý đúng đắn và kiểm soát RRLS. RRLS cần thiết phải thực hiện trong các bối cảnh kinh doanh khác nhau của các NHTM khác nhau.

* Việc hỗ trợ các ngân hàng trong công tác đào tạo cán bộ:

- Tổ chức định kỳ các buổi thảo luận cho các ngân hàng để trao đổi về kinh nghiệm QLRR và mơ hình quản lý tài sản, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng rút ra phương án hiệu quả cho mình, vừa tạo cơ sở để NHNN xây dựng được quy chế QTRR cần thiết, cơ bản và thống nhất từ đó tạo tiền đề cho việc giám sát, thanh tra trong thời gian tới

- Lên phương án đào tạo nghiệp vụ và phổ biến những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài thường xuyên cho các NHTM.

3.3.1.6 Thiết lập đại lý dự đốn các chỉ số tài chính:

Việt Nam chưa có các đại lý như trên để cung cấp các số liệu dự đoán định kỳ và dự đoán các chỉ số kinh tế vĩ mơ cơ bản trong đó có cả lãi suất và tỷ giá. Dự đốn này rất có ích cho các NHTM trong việc định lượng rủi ro dự đoán các tổn thất tiềm năng. Khi các NHTM chưa đủ lớn để có các dự báo trên của riêng mình thì các

đại lý như trên rất có ích cho việc dự đốn của các NHTM.

3.3.2 Các kiến nghị với Chính Phủ:

Chính phủ đóng vai trị gián tiếp trong việc phát triển hệ thống ngân hàng. Chính phủ kiểm sốt hệ thống ngân hàng thông qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khốn, tuy nhiên sự phát triển này cần có sự kiểm sốt chặt chẽ được tình hình. Sự phát triển của thị trường này tạo cho các ngân hàng công khai các hoạt động tài chính của mình và giá trên thị trường thay đổi một cách trung thực.

Hơn nữa chính sách đầu tư nên phải phù hợp với sự phát triển kinh tế và được thơng báo một cách rộng rãi để phịng ngừa các thiệt hại mà có ảnh hưởng tới thị trường vốn. Đối với trái phiếu Chính phủ, lãi suất cần hợp lý để tạo ra một tiêu chuẩn tốt cho các ngân hàng tái định giá lại TSC của họ. Hiện tại Chính phủ đã có những biện pháp tích cực để phát triển thị trường chứng khốn, thị trường tài chính, tuy nhiên cũng cịn rất nhiều việc phải làm để đảm bảo rằng các thị trường này phát triển mạnh và chắc chắn hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình lãi suất thị trường giai đoạn từ năm 2007 – 2011; thực trạng quản lý rủi ro lãi suất; những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của việc quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Á Châu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần làm cho việc quản lý rủi ro lãi suất tại ACB có hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Á Châu trong hệ thống ngân hàng và hạn chế được những rủi ro trước tình hình biến động của lãi suất thị trường.

KẾT LUẬN

  

Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của bản thân Ngân hàng và nền kinh tế.

Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của các Ngân hàng thương mại. Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như giá trị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng vì thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi là những nguồn thu và các khoản chi chủ yếu của các NHTM.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng là do sự khơng phù hợp về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ cùng với những biến động bất lợi của lãi suất... Trong môi trường cạnh tranh cao giữa các ngân hàng như hiện nay thì điều này càng có điều kiện để bộc lộ, đơn giản là vì cơ hội để tìm kiếm đầu vào và đầu ra cho hoạt động của ngân hàng ngày càng thu hẹp do đó sẽ khơng cho phép các ngân hàng có nhiều lựa chọn cơ hội đầu tư như mong muốn về qui mơ, kỳ hạn… việc tìm kiếm đầu vào cũng có chung những đặc điểm như thế.

Nhiều nước tiên tiến trên thế giới trong quá trình phát triển hệ thống ngân hàng của mình cũng đã chịu tác động nghiêm trọng từ rủi ro lãi suất. Điển hình trong số đó là Frist Bank of System Inc of Mineapolis lỗ 500 triệu USD vào cuối thập kỷ 80 và phải bán toà nhà trụ sở ngân hàng. Ở trong nước, diễn biến phức tạp của lãi suất thị trường những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của một số ngân hàng…

Thực tế trên, đã có tác động đến cơng tác quản lý rủi ro của các NHTM VN đặc biệt là rủi ro lãi suất. Một số NHTM Việt Nam đã thành lập Uỷ ban quản lý tài sản - nợ để ứng phó với loại rủi ro này trong đó có ACB… Tuy nhiên, theo đánh giá chung, hiệu quả hoạt động của các ủy ban này vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên

nhân, chủ quan như năng lực cán bộ, phương thức hoạt động, khả năng đáp ứng của công nghệ thông tin... Nguyên nhân khách quan như: Các văn bản pháp qui hổ trợ, sự tham gia của các doanh nghiệp trên thị trường tiền tệ còn hạn chế…

Nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu với kinh tế thế giới thì địi hỏi các đơn vị, các ngành nghề cũng phải hội nhập theo. Ngành ngân hàng không phải là một ngoại lệ. Do vậy, ngày càng có nhiều Ngân hàng 100% vốn nước ngồi, ngân hàng liên doanh được thành lập tại Việt Nam. Để tồn tại và kinh doanh tốt trong môi trường mới, đòi hỏi ACB cần phải nâng cao năng lực quản lý đặc biệt là quản lý rủi ro lãi suất.

Quản lý rủi ro lãi suất tốt không chỉ giúp ACB bảo tồn vốn chủ sở hữu mà cịn có thể tận dụng cơ hội trước diễn biến phức tạp của lãi suất để tăng lợi nhuận. Cùng với xu thế tồn cầu hố nền kinh tế thế giới, NHNN Việt Nam cũng từng bước điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá lãi suất, điều này đồng nghĩa với việc lãi suất trên thị trường là do cung, cầu về vốn quyết định. Đây là cơ hội để chúng ta huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội nhưng cũng là thách thức khơng nhỏ cho hoạt động ngân hàng vì cạnh tranh lãi suất sẽ diễn ra, chênh lệch đầu vào đầu ra của các NH sẽ giảm và do đó khả năng xảy ra rủi ro lãi suất là rất cao.

Để hạn chế rủi ro lãi suất, ngoài sự nổ lực của bản thân các NHTM nói chung và ACB nói riêng, cịn cần sự hỗ trợ của nền kinh tế như tạo hành lang pháp lý cho các hoạt của các công cụ phái sinh (Hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn…), mở rộng thị trường tiền tệ về qui mơ và chủng loại hàng hố, cũng như khách hàng giao dịch để các NHTM có điều kiện và đối tác trong việc điều chỉnh cấu trúc bảng cân đối trước biến động bất lợi của lãi suất, đây cũng là vấn đề mấu chốt nhất trong việc hạn chế và phòng ngừa rủi ro lãi suất hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (Chủ biên) (2007), “Quản trị ngân hàng thương

mại”, Nhà xuất bản lao động xã hội, Tp.HCM.

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

3. TS. Hồ Diệu (2002), “Quản trị ngân hàng”, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Tp.HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (1999), “Quản trị rủi ro trong kinh

doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

5. TS. Ngô Hướng – ThS. Tô Kim Ngọc (Đồng chủ biên) (2001), “ Lý thuyết tiền

tệ và ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

6. TS. Lê Văn Tư (2004), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

7. Báo cáo tài chính của Ngân hàng Á Châu (2011), Ngân hàng TMCP Á Châu. 8. Th.S Phạm Tiến Trình, “Rủi ro lãi suất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng

thương mại”, NHNo Chi nhánh Lào Cai.

9. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (Số 8/2010), “Chính sách lãi suất: Cơ sở lý luận và

thực tiễn”, Tạp chí ngân hàng.

10.Phạm Quang Dũng (2012), “Rủi ro lãi suất – cần một cái nhìn thận trọng từ các

NHTM”, Tài chính Việt nam.

11.Th.S Trần Tuyết Nhung (2009), “Quản lý rủi ro tài chính”, Trung tâm thơng tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

12.Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (T7/2004), “Các nguyên tắc về quản lý và

giám sát rủi ro lãi suất”.

13. Thông tin tham khảo trên các website: www.acb.com.vn

www.sbv.gov.vn www.taichinhvietnam.vn www.saga.vn www.vietinbank.vn www.vietcombank.com.vn www.abbank.vn http://tpb.vn http://www.laisuat.vn http://vef.vn ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 88)