Các mặt đã làm được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)

2.3 Nhận xét đánh giá về quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tạ

2.3.1Các mặt đã làm được

ACB đã nhận thức được rủi ro lãi suất cùng với các loại rủi ro khác đang tồn tại một cách hiện hữu trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó, ACB đã có những chính sách để theo dõi và quản lý rủi ro lãi suất như: cải tiến, tiếp cận cơng nghệ & tìm hiểu các phương thức quản lý hiện đại; thành lập phòng quản lý rủi ro thị trường để giám sát & đề xuất các cơng cụ quản lý, quy trình, hạn mức, chính sách quản lý rủi ro thị trường phù hợp với điều kiện kinh doanh của ACB. Đồng thời, phòng quản lý rủi ro thị trường cũng chịu trách nhiệm quản lý rủi ro lãi suất trên toàn hệ thống ACB.

ACB cũng đã sử dụng các cơng cụ phân tích độ nhạy, kiểm sốt khe hở nhạy cảm lãi suất, biểu đồ lệch tái định giá,... trong việc quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng. Tuy việc tổ chức quản lý rủi ro lãi suất tại ACB chỉ ở mức độ cơ bản, các công cụ sử dụng trong việc đánh giá rủi ro lãi suất còn ở mức độ sơ khai. Nhưng trên thực tế, thì việc quản lý rủi ro lãi suất tại ACB cũng đã phần nào phát huy tác dụng của mình trong việc hạn chế tác động của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ACB, khi lãi suất thị trường thay đổi đột biến trong thời gian qua thì

ACB đã chủ động thay đổi lãi suất cho phù hợp với tình hình thị trường và có các biện pháp kiểm sốt kịp thời trước những thay đổi đó. Hiệu quả của việc quản lý rủi ro lãi suất đã được minh chứng bằng kết quả hoạt động kinh của ACB đều đạt được mức tăng trưởng khá cao trong các năm qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)