Quản lý rủi ro lãi suất & ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 32)

lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM:

1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro lãi suất:

Quản lý rủi ro (QLRR) là một hệ thống chính sách, hoạt động tác nghiệp của các tổ chức tài chính, bao gồm tất cả các hoạt động tác động tới các loại rủi ro của tổ chức đó. QLRR liên quan đến việc xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro nhằm đảm bảo:

- Rủi ro của các tổ chức nằm trong giới hạn đảm bảo.

- Các quyết định có liên quan tới rủi ro phải tương xứng với mục tiêu và chiến lược kinh doanh do HĐQT đề ra.

- Có đủ quĩ dự phịng để bù đắp được các rủi ro dự kiến sẽ xảy ra. - Việc ra quyết định liên quan tới rủi ro phải rõ ràng, minh bạch.

Quản lý RRLS trong các NHTM là các biện pháp, các hoạt động tác động tới RRLS, bao gồm việc đo lường, xác định, giám sát, kiểm soát RRLS của các tổ chức ngân hàng, nhằm hạn chế đến mức tối đa các ảnh hưởng xấu tác động đến thu nhập của ngân hàng khi lãi suất thay đổi. Về mặt nghiệp vụ, quản lý RRLS là việc dùng các cơng cụ tài chính để hạn chế hay giảm thiểu mất mát tài chính do RRLS gây ra.

Các thơng lệ chuẩn mực quản lý RRLS: Quản lý RRLS trong ngân hàng liên quan đến việc áp dụng 4 yếu tố trong việc quản lý TSC, TSN và quản lý ngoại bảng.

quản lý RRLS.

- Có các chính sách và cách thức đúng đắn, thích hợp để quản lý RRLS.

- Có cách đo lường RRLS đúng đắn, có các chức năng giám sát và kiểm soát.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ cần thiết và bộ phận kiểm toán độc lập.

Cách thức cụ thể mà ngân hàng lựa chọn những yếu tố trên để quản lý RRLS sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp và bản chất của các rủi ro trong ngân hàng đang nắm giữ, các hoạt động của TSC và TSN cũng như mức độ của RRLS. Do vậy, ngân hàng sẽ thực hiện quản lý RRLS rất đa dạng. Ví dụ, các ngân hàng có độ phức tạp ít hơn và các nhà quản lý cao cấp can thiệp một cách tích cực vào chi tiết hoạt động hàng ngày thì có thể dựa vào quá trình quản lý RRLS cơ bản. Tuy nhiên các tổ chức khác có những hoạt động phức tạp và đa dạng thì có thể sẽ cần q trình quản lý RRLS cẩn thận hơn và chuẩn mực hơn, để đánh giá các hoạt động tài chính đa dạng và cung cấp sự quản lý cao cấp đối với các thông tin mà họ cần để giám sát các hoạt động diễn ra hàng ngày. Hơn nữa, với một quá trình quản lý RRLS càng phức tạp, ngân hàng sẽ càng cần chế độ kiểm sốt nội bộ thích hợp bao gồm các đơn vị kiểm tốn và các cơ chế chịu trách nhiệm thích hợp khác để đảm bảo tính trung thực của các thơng tin được dùng bởi các cán bộ cao cấp tương thích với các chính sách và hạn mức. Trách nhiệm của các cá nhân có liên quan tới việc đo lường, giám sát và các chức năng kiểm soát RRLS cần phải tách biệt và độc lập với những quyết định kinh doanh và việc tạo ra trạng thái để đảm bảo tránh được các xung đột về mặt quyền lợi.

RRLS nên được giám sát trên cơ sở đầy đủ và vững chắc, kể cả RRLS tại các chi nhánh/ đơn vị thành viên bởi việc quản lý RRLS có thể khơng dự đốn được khi các trạng thái từ đơn vị thành viên này được cấn trừ vào trạng thái của đơn vị thành viên khác.

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM:1.3.2.1 Trình độ cơng nghệ, năng lực cán bộ chun mơn: 1.3.2.1 Trình độ cơng nghệ, năng lực cán bộ chun mơn:

Bước đầu tiên trong q trình kiểm sốt RRLS là tập hợp dữ liệu để mơ tả tình hình tài chính hiện tại của ngân hàng. Mỗi hệ thống đo lường, dù là báo cáo khe hở

hay một mơ hình mơ phỏng giá trị kinh tế cũng địi hỏi thơng tin trên bảng tổng kết tài sản. Ngân hàng nên có hệ thống quản lý thơng tin đầy đủ để cho phép truy xuất thơng tin chính xác, kịp thời.

Đi kèm với trình độ cơng nghệ, năng lực nhận thức về RRLS cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý RRLS. Ngân hàng cần có các khóa đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ quản lý rủi ro để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Trình độ cán bộ về QLRRLS cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới QLRRLS của ngân hàng.

1.3.2.2 Môi trường pháp lý và sự phát triển của thị trường tài chính:

Sự phát triển của một thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc QLRRLS ở chỗ khi thị trường tài chính phát triển sẽ ra đời các cơng cụ mới để che chắn RRLS, hơn nữa khi thị trường tài chính phát triển, lãi suất sẽ biến động nhiều hơn và do đó nhu cầu của việc QLRRLS cũng ngày càng đa dạng hơn.

Khi NHNN quan tâm nhiều đến các loại rủi ro trong hệ thống ngân hàng, việc quản lý giám sát rủi ro cũng như môi trường pháp lý cũng tác động rất nhiều đến QLRRLS tại các NHTM.

1.3.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM:

Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất là nhằm hạn chế tối đa tổn thất về thu nhập do sự thay đổi của lãi suất thị trường, hay nói cách khác khi lãi suất thị trường thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi và giá vốn chủ sở hữu. Các nhà quản trị tài chính thường dùng hệ số chênh lệch lãi ròng để đo lường và so sánh sự thay đổi của thu nhập khi có biến động của lãi suất thị trường.

Hệ số chênh lệch lãi ròng (HCL) là tỷ lệ thu nhập lãi ròng chia cho tài sản sinh lời hoặc tổng tài sản.

Thu nhập lãi – Chi phí lãi Hệ số chênh lệch lãi =

Nhiệm vụ chính của quản lý rủi ro lãi suất là kiểm sốt quy mơ của hệ số thu nhập lãi ròng bằng cách tác động đến cấu trúc danh mục tài sản và nợ nhạy cảm lãi suất của ngân hàng. Khi lãi suất thị trường thay đổi nếu hệ số chênh lệch lãi rịng giảm xuống thì đó là biểu hiện của rủi ro lãi suất. Trong trường hợp này đòi hỏi nhà quản trị phải có các giải pháp để duy trì hệ số này hoặc làm cho hệ số này tăng lên.

1.4 Một số kinh nghiệm về quản lý rủi ro lãi suất tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)