Pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại các Điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 35 - 38)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.2. Pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại các Điều

1.2.1. Công ước Paris và Hiệp định TRIPs

Công ước Paris được coi là Công ước quốc tế đầu tiên đề cập đến việc bảo hộ đối với NHNT cụ thể tại Điều 6bis, nội dung chính của Điều 6bis bao gồm các quy định đã trở thành nguồn luật quan trọng và nền tảng điều chỉnh về lĩnh vực này, để từ đó tiếp tục được quy định và cụ thể hóa bởi các điều ước quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia thành viên. Các vấn đề pháp lý về bảo hộ đối với NHNT tại Điều 6bis Công ước Paris bao gồm: (1) không bắt buộc NHNT phải thực hiện thủ tục đăng ký mới được bảo hộ, (2) nhãn hiệu đó phải được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên công nhận là nổi tiếng, (3) “bất kỳ nhãn hiệu nào trùng hoặc tương tự với một NHNT và có khả năng gây nhầm lẫn rằng nó là biến thể, bản sao hoặc bản dịch của NHNT thì sẽ bị từ chối bảo hộ, bị huỷ bỏ hiệu lực hoặc nếu đang được sử dụng thì sẽ bị yêu cầu chấm dứt việc sử dụng”; (4) phạm vi bảo hộ của NHNT giới hạn ở việc sử dụng hoặc đăng ký nhãn hiệu đó của người thứ ba cho sản phẩm trùng hoặc tương tự, (5) các chủ sở hữu NHNT có năm năm để yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do bất kỳ bên thứ ba nào đăng ký, trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký nhằm mục đích lợi dụng sự nổi tiếng của NHNT. Như vậy, có thể thấy, Điều 6bis của Cơng ước Paris có quy định về điều kiện để được hưởng cơ chế bảo hộ đối với NHNT là một nhãn hiệu phải được công nhận là nổi tiếng ở nước thành viên đó. Tuy nhiên, Cơng ước này lại khơng xác định khi nào thì một nhãn hiệu trở nên nổi tiếng hay nói cách khác đó là các tiêu chí để đánh giá NHNT.

Hiệp định TRIPs trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã có những đóng góp đáng kể cho hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền SHTT đặc biệt là đối với việc bảo hộ NHNT. Tại Điều 16 của Hiệp định TRIPs đưa ra những vấn đề pháp lý quan trọng trong bảo hộ NHNT trên cơ sở phát triển quy định của Điều 6bis Cơng ước Paris, trong đó vấn đề đầu tiên là việc bảo hộ NHNT mở rộng đối với nhãn hiệu dịch vụ để phù hợp với sự phát triển và không ngừng lớn mạnh của các nhãn hiệu dịch vụ đối với thương mại quốc tế. Đồng thời, Hiệp định TRIPs cũng mở rộng phạm vi bảo hộ NHNT đến các nhóm hàng hóa, dịch vụ khơng trùng hoặc

tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang NHNT. Điều này có nghĩa là các quốc gia thành viên phải từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc hủy bỏ đơn đăng ký nhãn hiệu của bên thứ ba nếu việc đăng ký đó có khả năng gây thiệt hại lợi ích cho chủ sở hữu NHNT hoặc nhằm lợi dụng uy tín của NHNT ngay cả trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đó khơng trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu NHNT, ví dụ: nhãn hiệu TOYOTA gắn với xe gắn máy, nhãn hiệu TOSHIBA gắn với quần áo hoặc nhãn hiệu HEINEKEN cho sản phẩm nước uống đóng chai… Đặc biệt, Hiệp định TRIPs đã ghi nhận các tiêu chí cơ bản để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay khơng, hay nói cách khác đã có tiêu chí đánh giá NHNT, cụ thể Hiệp định TRIPs yêu cầu các quốc gia thành viên phải “xem xét đến yếu tố về sự nhận biết của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu trong lĩnh vực liên quan, bao gồm sự nhận biết của người tiêu dùng thuộc quốc gia thành viên có liên quan mà sự nhận biết đó có được do hệ quả của việc quảng bá thương hiệu”29.

Như vậy, có thể thấy tiêu chí của Hiệp định TRIPs khá cơ bản và mang tính nguyên tắc nền tảng để đánh giá một NHNT, tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà có thể mở rộng hoặc bổ sung thêm để xác định NHNT.

1.2.2. Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid

Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu được ký kết ngày 14/04/1891 dưới sự bảo trợ của Liên minh Paris nhằm thiết lập sự thống nhất trong phạm vi quốc tế về thủ tục nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu, thỏa ước khơng có quy định liên quan đến bảo hộ NHNT. Để đảm bảo một thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế hiệu quả hơn Thỏa ước Madrid, dưới sự ủng hộ của Tổ chức SHTT Thế Giới (WIPO), các quốc gia Châu Âu đã ban hành Nghị định thư Madrid vào năm 1989. Tuy nhiên, cũng tương như Thỏa ước Madrid cũng không đưa ra các quy định về pháp luật nội dung đối với bảo hộ NHNT mà nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở các quốc gia thành viên với các quốc gia thành viên còn lại.

1.2.3. Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP30 tiền thân là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là Hiệp định TPP31) quy định Chương 18 về SHTT nhằm ràng buộc các cam kết của các nước thành viên liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền SHTT nhằm “đóng góp vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, vào việc chuyển giao và phổ biến cơng nghệ, vào lợi ích chung giữa nhà sản xuất và người sử dụng tri thức công nghệ theo cách thức có lợi cho phúc lợi kinh tế và xã hội, và cho sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ”32. Đối với bảo hộ NHNT, CPTPP quy định như sau33:

Một NHNT được xác định không phụ thuộc vào việc: (1) nhãn hiệu đó đã được đăng ký hay chưa tại một quốc gia thành viên hoặc một vùng lãnh thổ khác; (2) có tên trong danh sách NHNT hoặc (3) đã được công nhận là một NHNT.

Các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ áp dụng Điều 6bis của Công ước Paris trong cơ chế bảo hộ NHNT nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu NHNT đối với hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng với NHNT cho “những hàng hóa hoặc dịch vụ khơng trùng hoặc tương tự với những hàng hóa hoặc dịch vụ được xác định bởi NHNT, dù được đăng ký hay không, với điều kiện việc sử dụng nhãn hiệu đó liên quan đến những hàng hóa và dịch vụ đó có thể biểu thị mối liên hệ giữa hàng hóa và dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu, và với điều kiện lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu có khả năng bị tổn hại bởi việc sử dụng như vậy”.

30 Tên tiếng Anh đầy đủ là Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership.

31 Tên tiếng Anh đầy đủ là Trans-Pacific Partnership Agreement. TTP là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 03/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. TPP được chính thức ký ngày 04/02/2016 và được dự kiến có hiệu lực từ 2018. Tuy nhiên, ngày 23/01/2017, Hoa kỳ tuyên bố rút khỏi TTP làm cho Hiệp định này không đủ điều kiện để có hiệu lực như dự kiến, theo đó TPP chỉ có hiệu lực được ít nhất sáu nước phê chuẩn trước tháng 02/2018 và các nước này phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối. Vì vậy Tháng 11/2017, mười một nước thành viên còn lại của TPP đổi tên thành Hiệp định CPTPP. CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 03/2018 bởi mười một nước thành viên cịn lại của TPP. CPTPP sẽ có hiệu lực nếu ít nhất sáu nước hoặc một nửa số thành viên CPTPP phê chuẩn Hiệp định này. “CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ (1) các cam kết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ; (2) hai mươi hai điểm tạm hỗn (có Danh mục chi tiết) và (3) một số sửa đổi trong các Thư song phương giữa các Bên của CPTPP”, xem tại:

http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/tpp.

32 Điều 18.2 Chương 18, Hiệp định CPTPP, bản dịch của Cục SHTT tại:

http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/18_chuong_so_huu_tri_tue_-_vie.pdf 33 Được quy định tại Điều 18.22.

Các quốc gia thành viên phải thừa nhận tầm quan trọng của Bản khuyến nghị của Tổ chức SHTT thế giới tháng 09/1999 (Bản khuyến nghị WIPO);

Yêu cầu các quốc gia thành viên phải quy định các biện pháp thích hợp để từ chối đơn hoặc hủy bỏ đăng ký cũng như ngăn cấm việc sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT cho những hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự, nếu việc sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn với NHNT có trước hoặc việc đăng ký, sử dụng nhãn hiệu có sau có khả năng lừa dối.

Như vậy, Hiệp định CPTTP cũng quy định các vấn đề cơ bản trong việc bảo hộ NHNT trên cơ sở khẳng định lại Công ước Paris và các nguyên tắc đã được thừa nhận rộng rãi. Đối với việc đánh giá và cơng nhận NHNT, CPTTP khơng có quy định cụ thể, tuy nhiên thông qua việc yêu cầu các quốc gia thành viên thừa nhận tầm quan trọng của Bản khuyến nghị WIPO đã cho thấy CPTTP khuyến khích các quốc gia thành viên cần tham chiếu đầy đủ các các tiêu chí đánh giá đã được khuyến nghị bởi WIPO khi thực hiện việc đánh giá và công nhận một NHNT tại quốc gia mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 35 - 38)