Những vướng mắc trong đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 65 - 69)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.2. Những vướng mắc trong đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

nhận NHNT đã có những thành cơng quan trọng. Đầu tiên là nhận diện một NHNT, thứ hai là các tiêu chí đánh giá NHNT, thứ ba là hệ thống các tài liệu có thể được xem xét, thứ tư là cơ quan có thẩm quyền đánh giá và cơng nhận NHNT và cuối cùng là sử dụng kết quả công nhận NHNT để thực thi bảo hộ quyền SHCN đối với NHNT. Tuy nhiên, đánh giá và công NHNT trong thời điểm nay đã bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập cần có những giải pháp điều chỉnh phù hợp.

2.2. Những vướng mắc trong đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam Việt Nam

2.2.1. Dưới góc độ cơ sở lý luận

Mặc dù Luật SHTT đã đưa ra định nghĩa NHNT có vẻ khá dễ hiểu và có tính bao qt về bản chất của NHNT, tuy nhiên quy định này, dưới góc độ thực thi lại gặp nhiều khó khăn do khơng rõ ràng, thiếu cụ thể; đặc biệt là chưa thể hiện đầy đủ bản chất của NHNT về mặt lý luận cũng như quy định của TRIPs. Định nghĩa này cần kết hợp với các tiêu chí đánh giá NHNT tại Điều 75 để hỗ trợ trong việc giải thích định nghĩa. Tuy nhiên các tiêu chí này vẫn cịn nghiêng

về định tính hơn là định lượng một cách cụ thể và chi tiết73. Vì vậy, việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn có thể phụ thuộc vào quan điểm đánh giá chủ quan, không thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền, từ đó khơng chỉ gây khó khăn với chủ sở hữu nhãn hiệu khi hiểu và vận dụng mà còn đối với cả cơ quan có thẩm quyền khi cần cơng nhận NHNT.

Chẳng hạn, đối với tiêu chí “Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thơng qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo” được giải thích bởi Thơng tư số 01/2007 khi hướng dẫn về các tài liệu để chứng minh NHNT bao gồm: “số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị”. Vậy với phương pháp khảo sát, trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu, bên thứ ba tiến hành khảo sát thì tỷ lệ phần trăm số lượng tiêu dùng đạt được bao nhiêu thì nhãn hiệu được xem là nổi tiếng? Có thể thấy pháp luật khơng có các quy định nhằm xác định số lượng người được khảo sát và tỷ lệ nhận biết nhãn hiệu trong số người được khảo sát. Thực trạng này ở Việt Nam cũng tương tự như tại Trung Quốc và Nhật Bản74, khi mà các chỉ tiêu định lượng cụ thể không được xác định rõ để làm cơ sở kết luận đáp ứng tiêu chí. Trong khi đó, tham khảo pháp luật tại một số nước Châu Âu, chẳng hạn tại Đức, nếu kết quả khảo sát cho thấy có từ 80% trở lên số người được khảo sát nhận biết về nhãn hiệu thì nhãn hiệu sẽ được đánh giá là “rất nổi tiếng”, còn nếu chỉ có từ 40% trở lên thì nhãn hiệu đó được đánh giá là “nổi tiếng”. Ở Italy, một nhãn hiệu sẽ chỉ được đánh giá là NHNT nếu có ít nhất 70% số người được khảo sát quen thuộc và nhận biết được nhãn hiệu. Còn tại Pháp, khi kết quả khảo sát cho thấy có từ 20% số người được khảo sát trở lên quen thuộc với nhãn hiệu thì nhãn hiệu có thể được đánh giá là NHNT75.

73 Vấn đề này đã được ghi nhận tại Dự thảo Báo cáo Tổng kết 10 năm thi hành Luật SHTT, theo đó Cục SHTT đánh giá: “các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng mang tính định tính, khơng định lượng cụ thể, do vậy việc đánh giá dễ dựa trên cảm tính và hiểu biết cá nhân”, (2017, trang 20).

74 Xem mục 2.2.3 và 2.2.4, trang 34-45.

Việc công nhận NHNT khi xem xét các tiêu chí đánh giá nêu tại Điều 75 có cần thiết phải xem xét tất cả tám tiêu chí hay khơng? Thỏa mãn bao nhiêu tiêu chí được xem là thỏa mãn điều kiện để được công nhận là NHNT? Trong khi đó, như đã nghiên cứu, pháp luật Trung Quốc quy định khó rõ ràng về vấn đề này, theo đó khơng được bỏ qua bất cứ tiêu chí nào đã quy định, nhưng khơng có nghĩa là bằng chứng chứng minh NHNT phải có và phải thỏa mãn đầy đủ tiêu chí đó. Trong q trình đánh giá cơng nhận NHNT, cơ quan có thẩm quyền phải đánh giá tồn diện mọi tiêu chí đã quy định theo ngun tắc khơng có điều kiện tiên quyết nào được đặt ra để buộc nhãn hiệu thuộc đối tượng xem xét là nổi tiếng phải đáp ứng tất cả các tiêu chí đó76.

Về thẩm quyền cơng nhận NHNT, như trên đã trình bày, ngồi Cục SHTT và Tịa án nhân dân, Thơng tư 11/2015 cịn quy định một hệ thống cơ quan có thẩm quyền đánh giá và công nhận NHNT một cách chung chung là “cơ quan xử lý vi phạm”. Tuy nhiên, cơ quan xử lý vi phạm quyền SHCN đối với NHNT theo pháp luật Việt Nam có rất nhiều, bao gồm thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường… Liệu có phải tất cả các cơ quan này đều có quyền đánh giá và cơng nhận NHNT? Đồng thời giá trị pháp lý của quyết định công nhận một nhãn hiệu là NHNT từ cơ quan thực thi hành chính, thậm chí là cơ quan có vị trí pháp lý thấp hơn Cục SHTT có được cơng nhận và đảm bảo thực thi bởi các cơ quan Nhà nước khác có liên quan khơng? Kinh nghiệm của Trung Quốc về hệ thống cơ quan đánh giá và cơng nhận NHNT có thể là một nguồn tham khảo khi quy định cụ thể về vấn đề này77.

Về các trường hợp cần xem xét để đánh giá và công nhận NHNT, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể, theo cách hiểu của một số quy định liên quan trong bảo hộ NHNT và thông qua thực tiễn các vụ việc, việc yêu cầu công nhận NHNT đặt ra trong các trường hợp: (1) Phản đối đăng ký nhãn hiệu hoặc yêu cầu hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó trùng hoặc tương tự với

76 Xem trang 37 của mục 2.2.3.

77 Xem thêm hệ thống các cơ quan đánh giá và công nhận NHNT của Trung Quốc để liên hệ với pháp luật Việt Nam (trang 39 – 42 của mục 2.2.3).

NHNT, (2) Có hành vi xâm phạm quyền đối với NHNT, ví dụ như đăng ký, sử dụng các tên miền trùng hoặc tương tự với NHNT, sản xuất, phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ trùng hoặc tương tự với NHNT… Các trường hợp đánh giá và công nhận NHNT được hiểu tại Việt Nam hiện nay cũng tương đồng với pháp luật một số quốc gia đã nghiên cứu như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đây có phải là hai trường hợp duy nhất, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu khơng vì hai lý do trên vẫn muốn được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận NHNT thì u cầu này có được thụ lý?

Ngồi ra, vấn đề về trình tự, thủ tục đánh giá và công nhận NHNT vẫn chưa được quy định cụ thể để các cơ quan có thẩm quyền có một quy trình đánh giá và cơng nhận NHNT hiệu quả, minh bạch, đảm bảo tính khách quan.

2.2.2. Dưới góc độ thực tiễn thực thi

Thứ nhất, sự phân định thẩm quyền của các cơ quan trong việc đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam không thống nhất và chồng chéo, vấn đề này đã được phản ánh thông qua quy định của Thông tư 11/201578.

Thứ hai là vai trò của Tòa án nhân dân trong các vụ việc liên quan đến đánh giá và công nhận NHNT, hầu hết các vụ việc này đều dừng lại tại Cục SHTT mà chưa có sự tham gia của Tịa án vào các vụ việc, trong khi đó nâng cao vai trị của cơ quan tư pháp trong lĩnh vực này là xu thế chung ở các quốc gia phát triển, thậm chí nhiều quốc gia trên thế giới còn thành lập Tòa án chuyên trách về SHTT như tại Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Anh.. để nâng cấp chất lượng giải quyết các vụ việc cần chuyên môn sâu như đánh giá và công nhận NHNT.

Thứ ba, bảo hộ các NHNT là một vấn đề mà Việt Nam có kinh nghiệm non trẻ so với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, điều đó tất yếu dẫn đến sự hạn chế về chuyên môn và năng lực thực thi xử lý của đội ngũ cán bộ, cơng chức có thẩm quyền

78 Trang 59 của mục 3.2.1.

phụ trách các vụ việc cần phải đánh giá và công nhận NHNT, đặc biệt là những vụ việc phức tạp về tính chất, cũng như quy mơ bằng chứng, chứng cứ.

Thứ tư, cơ chế phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan trong hệ thống bộ máy thực thi quyền SHTT đối với NHNT chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ năm, ý thức pháp luật và nhận thức của cộng đồng về NHNT nhìn chung còn chưa cao.

Các chủ sở hữu NHNT, trong nhiều trường hợp khơng có nền tảng hoặc nhận thức đầy đủ về phạm vi quyền hạn của họ có được khi sở hữu NHNT, điều này dẫn đến hạn chế trong việc chủ động, nỗ lực cung cấp các chứng cứ để cơ quan chức năng có thể đánh giá các tiêu chí và cơng nhận NHNT. Vẫn cịn tồn tại thực trạng việc xâm phạm đến NHNT do hành vi vơ tình của bên xâm phạm khi khơng có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ về NHNT hoặc nhận thức về các nguyên tắc pháp luật trong bảo hộ NHNT nói chung cịn hạn chế.

Ngồi ra ở góc độ cộng đồng xã hội, một thực trạng phổ biến trong tâm lý tiêu dùng tâm lý ở Việt Nam là người tiêu dùng có xu hướng vừa muốn lựa chọn sản phẩm thông qua giá cả hợp lý vừa muốn được sử dụng những sản phẩm có tên tuổi trên thị trường. Điều này tạo cơ hội cho các sản phẩm hàng giả, hàng nhái NHNT xuất hiện hoặc sản phẩm lợi dụng uy tín và danh tiếng của NHNT để trục lợi. Các chủ sở hữu NHNT khi đó phải thực hiện các biện pháp pháp lý để bảo vệ nhãn hiệu của mình gây tốn kém chi phí trong cơng tác thực thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 65 - 69)