Bản khuyến nghị của Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 38 - 40)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.3. Bản khuyến nghị của Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO)

Trong lĩnh vực bảo hộ NHNT có sự đóng góp lớn của Tổ chức SHTT thế giới, đây là tổ chức được thành lập bởi Công ước WIPO năm 1967 điều chỉnh việc bảo hộ quyền SHTT nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc thúc đẩy bảo hộ quyền SHTT trên tồn thế giới. Trước thực trạng Cơng ước Paris và Hiệp định TRIPs chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản về bảo hộ NHNT, đặc biệt là các tiêu chí đánh giá cũng như việc cơng nhận NHNT cịn mang tính ngun tắc, chưa cụ thể, từ đó dẫn đến thực trạng các quy định pháp luật quốc gia về vấn đề này rất đa dạng và rất khó tìm thấy sự thống nhất giữa các quốc gia. Vì vậy, năm 1995, WIPO đã thành lập một Ủy ban chuyên gia về NHNT và sau đó là Ủy ban thường trực chuyên trách về pháp luật nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý, trong đó mục tiêu của Ủy ban này có việc xem xét, đánh giá về các tiêu chí dùng để xác định một NHNT. Đến tháng 09/1999, Đại hội đồng của Liên minh Công ước Paris và WIPO đã ban

hành một bản khuyến nghị chung34 gồm sáu điều khoản nhằm mục đích làm rõ, bổ sung những nội dung về bảo hộ NHNT mà Cơng ước Paris và Hiệp định TRIPs cịn chưa quy định cụ thể, trong đó đã xác định được các tiêu chí cần được xem xét, đánh giá bởi cơ quan có thẩm quyền của mỗi nước nhằm xác định một nhãn hiệu có được coi là nổi tiếng hay khơng để thực hiện công nhận, theo Điểm b, Khoản 1 Điều 2 của Bản khuyến nghị, các tiêu chí này là:

“1. Mức độ nhận biết hoặc thừa nhận của nhãn hiệu trong bộ phận người tiêu dùng có liên quan;

2. Thời hạn, phạm vi và khu vực địa lý của bất kỳ việc sử dụng nhãn hiệu đó; 3. Thời hạn, phạm vi và khu vực địa lý của bất kỳ hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm quảng cáo, trưng bày tại hội chợ hoặc triển lãm của hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu;

4. Thời hạn và khu vực địa lý của bất kỳ sự đăng ký và/hoặc bất kỳ đơn đăng ký nào của nhãn hiệu;

5. Sự ghi nhận thành công của việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu liên quan đến nhãn hiệu bởi cơ quan có thẩm quyền;

6. Giá trị gắn liền với nhãn hiệu”.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tiêu chí cần xem xét đánh giá liệu một nhãn hiệu có phải là NHNT hay không theo Bản Khuyến nghị WIPO phải được hiểu rằng chúng chỉ mang tính chất là tập hợp các tiêu chí cần phải được đánh giá một cách cẩn trọng, tồn diện, nghĩa là khơng được bỏ qua bất kỳ tiêu chí nào trong số đó nhưng khơng có nghĩa là bằng chứng chứng minh NHNT phải có và phải thỏa mãn từng tiêu chí đó.

Bên cạnh các hướng dẫn về các tiêu chí đánh giá NHNT, Bản khuyến nghị WIPO đưa ra những căn cứ không được xem xét là các tiêu chí khi đánh giá NHNT:

34 Khuyến nghị chung liên quan tới các quy định về bảo hộ NHNT được Hội đồng Liên hiệp Paris về bảo hộ SHCN và Đại Hội đồng WIPO thông qua tại Phiên thứ ba mươi tư Hội nghị các Hội đồng thành viên WIPO diễn ra từ ngày 20 đến ngày 29/09/1999.

“Nhãn hiệu đã và đang được sử dụng, hoặc nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc

đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp hoặc đối với quốc gia thành viên;

NHNT, hoặc nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp hoặc đối với, bất kỳ cơ quan có thẩm quyền ngồi quốc gia thành viên;

Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng bởi đại đa số người tiêu dùng tại quốc gia thành viên”35.

Mặc dù chỉ có giá trị khuyến nghị nhưng Bản khuyến nghị WIPO thật sự có ý nghĩa lớn trong việc định hướng cho các quốc gia trong việc quy định cụ thể các tiêu chí đánh giá để cơng nhận NHNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 38 - 40)