Thực trạng pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 53 - 58)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.5. Thực trạng pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Việt Nam

1.5.1. Lịch sử chế định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển của pháp luật về SHTT, chế định NHNT đã từng bước được hình thành và có các quy phạm điều chỉnh phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như yêu cầu thực tiễn thực thi. Nhìn chung, lịch sử phát triển của chế định pháp luật về NHNT tại Việt Nam trải qua các diễn biến chính sau:

Giai đoạn đầu tiên, từ sau khi đổi mới đến trước khi có Bộ luật dân sự năm 1995, chế định NHNT chưa được quy định tại các văn bản pháp luật của Việt Nam, mặc dù Việt Nam đã là thành viên của Công ước Paris từ năm 1989, do đó việc thực thi bảo hộ đối với NHNT và giải quyết tranh chấp trong thời kỳ này, Cục SHTT vận dụng theo các quy định của Công ước Paris cũng như kinh nghiệm, sự đánh giá của Cục. Tiêu biểu trong giai đoạn này là các Vụ kiện “McDonald’s” năm 1992 và Vụ kiện “SHANGRI-LA” năm 1995 sẽ được đánh giá, phân tích trong phần sau.

Giai đoạn thứ hai từ sau khi Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực ngày 01/07/1996 đến trước khi Luật SHTT năm 2005 có hiệu ngày 01/07/2005, các quy định về NHNT ở mức cơ bản và nền tảng nhằm thực thi Công ước Paris về chế định này, theo đó Điều 6 Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ62 quy định một nhãn hiệu có thể sẽ khơng được đăng ký nếu nhãn hiệu đó giống hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác đã được thừa nhận là NHNT phù hợp với quy định tại Điều 6bis của Công ước Paris. Như vậy, Nghị định khơng có định nghĩa về NHNT, cũng như quy định các vấn đề khác liên quan đến việc bảo hộ NHNT,

61 Tomokatsu TSUKAHARA (2013, p.2).

trong đó có tiêu chí đánh giá để cơng nhận một NHNT. Điều này đồng nghĩa với việc cơ quan có thẩm quyền phải tham chiếu các quy định của Công ước Paris để giải quyết những vấn đề pháp lý vượt ngoài quy định của Nghị định này. Tuy nhiên, như đã phân tích, Điều 6bis của Cơng ước Paris cũng khơng có định nghĩa về NHNT cũng như quy định các tiêu chí đánh giá để cơng nhận NHNT63.

Giai đoạn thứ ba từ sau khi Luật SHTT năm 2005 có hiệu lực đến nay. Giai đoạn này đánh dấu bước đột phá trong quá trình phát triển hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ nhãn hiệu, trong đó có NHNT tại Việt Nam với việc ban hành sự ra đời của Luật SHTT năm 2005.

Luật SHTT năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 (được gọi chung là Luật SHTT), cùng với các hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành đã chứng minh tinh thần đổi mới, cập nhật các quy định về bảo hộ quyền SHTT trên thế giới cũng như các Điều ước quốc tế mà Việt Nam và thành viên. Đối với việc bảo hộ NHTT, giai đoạn này hầu như có đầy đủ các điều khoản liên quan đến bảo hộ NHNT cũng như việc đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam, bao gồm Khoản 20 Điều 4 giải thích thuật ngữ “nhãn hiệu nổi tiếng”, nguyên tắc bảo hộ không cần đăng ký tại Khoản 2 Điều 74, về tính phân biệt của nhãn hiệu tại Điểm i Khoản 2 Điều 74 và đặc biệt Luật SHTT đã quy định các tiêu chí đánh giá NHNT tại Điều 75. Về định nghĩa NHNT, rất ít quốc gia trên thế giới có định nghĩa đơn giản và dễ tiếp cận như Việt Nam, cụ thể Luật SHTT định nghĩa: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Với định nghĩa này đã khẳng định một NHNT tại Việt Nam không cần được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới và ngược lại. Quan điểm này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng các tiêu chí đánh giá để cơng nhận một NHNT tại Việt Nam được quy định Điều 75 của Luật SHTT.

63 Vụ việc McDonald’s Corporation v. OPHIX GROUP (Australia) liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu “McDonald’s” của Công ty Australis, năm 1992.

1.5.2. Đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam sở hữu trí tuệ Việt Nam

Để cơng nhận một NHNT, từ đó vận hành các quy định bảo hộ đối với loại nhãn hiệu này, tương tự một số quốc gia trên thế giới, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét các tiêu chí sau đây khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng được quy định tại Điều 75 của Luật SHTT:

“1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành. 3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.

5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. 6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu”.

Để hướng dẫn thi hành các quy định nêu trên tại Điều 75 của Luật SHTT, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn chi tiết Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 về thi hành các quy định của Luật SHTT liên quan đến quyền SHCN do Bộ trưởng Bộ KHCN ban hành (sau đây gọi tắt là Thông tư 01/2007)64 đã đưa ra các giải thích khá chi tiết mà theo đó: “tài liệu quyền sở hữu nhãn hiệu và chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu có thể bao gồm các thơng tin về phạm vi, quy mơ, mức độ, tính liên tục của việc sử dụng nhãn hiệu, trong đó có thuyết

64 Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật SHTT về SHCN, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ KHCN ban hành.

minh về nguồn gốc, lịch sử, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; số lượng quốc gia mà nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng; danh mục các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được lưu hành, doanh số bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; số lượng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được sản xuất, tiêu thụ; giá trị tài sản của nhãn hiệu, giá chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu; đầu tư, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhãn hiệu, kể cả cho việc tham gia các cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế; các vụ việc xâm phạm, tranh chấp và các quyết định, phán quyết của tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền; số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị; xếp hạng, đánh giá uy tín nhãn hiệu của tổ chức quốc gia, quốc tế, phương tiện thông tin đại chúng; giải thưởng, huy chương mà nhãn hiệu đã đạt được; kết quả giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ”65.

Như vậy, có thể thấy luật Việt Nam đã quy định khá chi tiết về các tiêu chí đánh giá cũng như các tài liệu chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng như yêu cầu các chủ sở hữu cung cấp các đầy đủ các bằng chứng chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu để từ đó cơ quan có thẩm quyền đánh giá và cơng nhận NHNT gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, trong nhiều trường hợp mà việc cơng nhận NHNT mang tính chất chủ quan của cơ quan có thẩm quyền.

Pháp luật Việt Nam hiện hành khơng có quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền cơng nhận NHNT. Tuy nhiên, thẩm quyền cơng nhận NHNT có thể xác định thơng qua Mục 5, Đoạn 42.4 của Thông tư số 01/2007: “Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu nổi tiếng đó sẽ được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục sở hữu trí tuệ”. Quy định này cho phép hiểu rằng tại Việt Nam, NHNT được công nhận theo thủ tục hành chính bởi Cục SHTT trực

65 Mục 5 (Đoạn 42.4).

thuộc Bộ KHCN hoặc theo thủ tục tố tụng dân sự bởi Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Điểm này tương tự với pháp luật Trung Quốc và Nhật Bản như đã phân tích. Ngoài ra, tại Điểm d, Khoản 3, Điều 13 của Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN do Bộ trưởng Bộ KHCN ban hành quy định:

“Trước khi quyết định tiến hành thủ tục xử lý vi phạm, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ để xem xét, đánh giá một nhãn hiệu có được coi là nổi tiếng tại Việt Nam hay không. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể trao đổi ý kiến chun mơn với Cục Sở hữu trí tuệ và/hoặc lấy ý kiến hội đồng tư vấn.

Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định cơng nhận của Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan xử lý vi phạm có thể căn cứ vào các tài liệu liên quan để xem xét việc thừa nhận nhãn hiệu được coi là nổi tiếng tại Việt Nam nếu việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng của các cơ quan nêu trên tại thời điểm yêu cầu xử lý vi phạm còn phù hợp”.

Như vậy, với quy định này, pháp luật lại mở rộng hệ thống các cơ quan hành chính khác có thẩm quyền đánh giá và cơng nhận NHNT tuy nhiên các cơ quan này không được xác định cụ thể mà quy định khái quát là “cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm”.

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam đã quy định các vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến việc đánh giá và công nhận NHNT. Tuy nhiên, thực tiễn thực thi pháp luật về bảo hộ NHNT đã xuất hiện nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này chưa được các nhà làm luật dự liệu như các trường hợp cơng nhận NHNT; quy trình, thủ tục đánh giá và cơng nhận NHNT… Điều này dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong bảo hộ NHNT thậm chí ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan. Những thực trạng này sẽ được nghiên cứu cụ thể trong phần sau.

Chương 2: Đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)