Các đề xuất cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 76 - 120)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.3. Đề xuất hoàn thiện

2.3.2. Các đề xuất cụ thể

2.3.2.1. Định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng

Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT có thể xem xét sửa đổi, bổ sung như sau:

“Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu có danh tiếng và uy tín được bộ phận người tiêu dùng có liên quan biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Ngoài ra, để đồng bộ với định nghĩa mới về NHNT, Luật SHTT cần bổ sung quy định “bộ phận người tiêu dùng có liên quan”, theo đó “Bộ phận người tiêu dùng có liên quan bao gồm người tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó, thương nhân sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ đó, người bán và những người khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó”.

2.3.2.2. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Điều 75 Luật SHTT có thể xem xét sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

1. Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng: a. Mức độ biết đến nhãn hiệu của bộ phận người tiêu dùng có liên quan thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, thơng qua

86 Trang 42 – 43 của mục 2.2.3.

các hoạt động xúc tiến thương mại hoặc bất kỳ hành vi, thông tin nào khác dẫn đến sự nhận biết nhãn hiệu.

b. Thời gian, quy mô và khu vực địa lý của bất kỳ hoạt động sử dụng, xúc tiến thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

c. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.

d. Thời gian và khu vực địa lý mà nhãn hiệu đó đã đăng ký và/hoặc đã được nộp đơn đăng ký.

đ. Bằng chứng ghi nhận thành công của việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu liên quan đến nhãn hiệu của cơ quan có thẩm quyền.

e. Giá trị gắn liền với nhãn hiệu.

2. Trong q trình đánh giá để cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng, cơ quan có thẩm quyền phải đánh giá các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không bắt buộc nhãn hiệu thuộc đối tượng xem xét là nổi tiếng phải có đầy đủ tài liệu, bằng chứng chứng minh đáp ứng tồn bộ các tiêu chí đó.

3. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền đánh giá và cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng có thể xem xét các tiêu chí khác ngồi quy định tại Khoản 1 Điều này với điều kiện các tiêu chí đó khi đánh giá sẽ cho thấy được mức độ nhận biết rộng rãi của bộ phận người tiêu dùng có liên quan và uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu đó đối với bộ phận người tiêu dùng có liên quan”.

2.3.2.3. Các trường hợp đánh giá, công nhận nhãn hiệu nổi tiếng và thẩm quyền, trình tự thủ tục thực hiện

Luật SHTT cần làm rõ về thẩm quyền đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam, khơng nên quy định q nhiều cơ quan có thẩm quyền đánh giá và cơng nhận NHNT để tránh sự chồng chéo, mà theo đó chỉ có cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ cấp Trung ương – Cục SHTT trực thuộc Bộ KHCN và Tịa án nhân dân mới có thẩm quyền đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam. Các cơ quan thực thi quyền SHCN, xử phạt hành chính trong lĩnh vực SHCN khơng có thẩm quyền đánh

giá và cơng nhận NHNT, tuy nhiên sẽ có thẩm quyền trong việc tiếp nhận yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với NHNT để chuyển hồ sơ cho Cục SHTT đánh giá và công nhận NHNT, quyết định công nhận NHNT của Cục SHTT là cơ sở để các cơ quan thực thi xử lý hành vi vi phạm quyền SHCN đối với NHNT của bên thứ ba.

Về thẩm quyền của Cục SHTT, trong các trường hợp sau đây, Cục SHTT xem xét các tiêu chí đánh giá NHNT theo trình tự, thủ tục để ra quyết định công nhận NHNT:

(1) Trường hợp một bên phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu của bên kia kèm theo đề nghị cơng nhận NHNT thì bên đó phải nộp đơn phản đối cho Cục SHTT nêu rõ lý do phản đối dựa trên quyền đối với NHNT của mình, đồng thời phải kèm theo tài liệu chứng minh nhãn hiệu là nổi tiếng theo Điều 75 của Luật SHTT.

(2) Trường hợp người nộp đơn khiếu nại không đồng ý với quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu của mình mà có u cầu cơng nhận nhãn hiệu bị từ chối là NHNT thì người nộp đơn phải nêu rõ trong đơn khiếu nại yêu cầu công nhận nhãn hiệu bị từ chối là NHNT kèm theo tài liệu chứng minh nhãn hiệu của mình là nổi tiếng theo Điều 75 của Luật SHTT và đồng thời phải nộp đơn phản đối nếu nhãn hiệu có trước được sử dụng làm căn cứ từ chối vẫn đang trong tình trạng xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc nộp đơn yêu cầu hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp nhãn hiệu có trước đã được đăng ký bảo hộ.

(3) Trường hợp một bên yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng thì bên u cầu phải nộp u cầu cơng nhận NHNT bằng văn bản và nộp kèm theo tài liệu chứng minh nhãn hiệu của mình là nổi tiếng theo Điều 75 của Luật SHTT.

(4) Công nhận NHNT nổi tiếng theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu ngoài các trường hợp (1), (2) và (3) nêu trên.

(5) Trường hợp Cục SHTT công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng trong các trường hợp (1), (2), (3) và (4) thì nhãn hiệu đó sẽ được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục SHTT và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục SHTT87.

Về thẩm quyền của Tòa án nhân đối với việc đánh giá và công nhận NHNT, trong các trường hợp sau đây, Tịa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo Bộ luật tố tụng dân sự xem xét các tiêu chí đánh giá NHNT để ra quyết định công nhận NHNT:

(1) Tổ chức, cá nhân khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng của bên thứ ba theo quy định của Luật SHTT.

(2) Tổ chức, cá nhân u cầu Tịa án cơng nhận hoặc khơng cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng trong vụ việc phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà nhãn hiệu thuộc đối tượng của vụ việc đó đã được Cục SHTT cơng nhận hoặc không công nhận là nổi tiếng.

(3) Tổ chức, cá nhân đang là nguyên đơn khởi kiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu của bị đơn nhưng bị đơn có yêu cầu phản tố nhãn hiệu của nguyên đơn là bản sao, bản bắt chước hoặc là bản dịch của nhãn hiệu có trước của bị đơn, dù khơng đăng ký hoặc có đăng ký tại Việt Nam, nhưng bị đơn cho rằng nhãn hiệu đó là nổi tiếng.

(4) Trường hợp Tịa án cơng nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng trong các trường hợp (1), (2), (3) thì nhãn hiệu đó sẽ được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục SHTT và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục SHTT.

Tuy nhiên, với vai trò là cơ quan tư pháp, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chưa thành lập được Tòa án chuyên trách về SHTT, trong trường hợp chưa đủ điều kiện và nguồn lực chun mơn để đánh giá thì Tịa án có thể đề nghị trưng cầu hoặc đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng từ Cục SHTT để từ đó làm cơ sở ban hành quyết định cơng nhận NHNT.

Về trình tự, thủ tục đánh giá và công nhận NHNT, việc đánh giá và cơng nhận NHNT bởi Cục SHTT và Tịa án đều có thể áp dụng chung một thủ tục và có thể được quy định trong các văn bản dưới luật.

Cục SHTT và Tòa án thụ lý vụ việc yêu cầu đánh giá và công nhận NHNT xem xét các các tài liệu chứng minh NHNT để đánh giá theo các tiêu chí được quy định tại Điều 75 của Luật SHTT trên nguyên tắc không được quyết định tiêu chí nào trong các tiêu chí được quy định mang tính tiên quyết hoặc khơng được từ chối cơng nhận NHNT chỉ vì lý do người u cầu cơng nhận NHNT đã khơng đáp ứng tồn bộ các tiêu chí đó. Để chứng minh nhãn hiệu của mình là NHNT theo các tiêu chí đánh giá luật định, cơ quan có thẩm quyền xem xét các bằng chứng chứng minh sau đây:

“(1) Tài liệu chứng minh quá trình sử dụng nhãn hiệu, trong đó bao gồm thơng tin và bằng chứng về lịch sử ra đời, phạm vi sử dụng và khu vực địa lý mà nhãn hiệu đăng ký. Đối với nhãn hiệu chưa đăng ký thì tài liệu chứng minh quá trình sử dụng liên tục năm năm, đối với nhãn hiệu đã đăng ký thì tài liệu chứng minh quá trình sử dụng này khơng được ít hơn ba năm.

(2) Tài liệu chứng minh q trình, chi phí và phạm vi địa lý của bất kỳ hoạt động xúc tiến thương mại cho nhãn hiệu.

(3) Tài liệu, bằng chứng chứng minh nhãn hiệu đã được công nhận nổi tiếng ở các quốc gia khác, nếu có.

(4) Tài liệu thơng tin về giá trị gắn liền với nhãn hiệu.

(5) Bất kỳ tài liệu, bằng chứng nào để cho thấy được mức độ nhận biết rộng rãi và uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu đó đối với người tiêu dùng có liên quan, khơng giới hạn ở doanh thu/doanh số, thị phần, lợi nhuận, nộp thuế, giải thưởng trong và nước, vị trí, thứ hạng của nhãn hiệu do các tổ chức có uy tín cơng bố, báo cáo điều tra thị trường, báo cáo tài chính đã được kiểm tốn, định hướng, chiến lược kinh doanh và phát triển nhãn hiệu của chủ sở hữu”.

Trong trường hợp, Cục SHTT và Tịa án cơng nhận NHNT nhằm xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với NHNT thì quyết định cơng nhận NHNT được chuyển cho các cơ quan thực thi làm cơ sở ra quyết định xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với NHNT theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực SHCN.

2.3.2.4. Giá trị pháp lý của quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Pháp luật về đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam cần hoàn thiện nguyên tắc xác định giá trị pháp lý của quyết định cơng nhận NHNT của cơ quan có thẩm quyền, theo đó:

“Quyết định cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng của Cục sở hữu trí tuệ hoặc Tịa án chỉ có giá trị xử lý cho vụ việc đang xem xét, trừ các trường hợp sau:

(1) Trong trường hợp bên khiếu nại, tố cáo hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng theo thủ tục hành chính mà đã có quyết định cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng của Cục sở hữu trí tuệ hoặc Tịa án trước thời điểm khiếu nại, tố cáo thì quyết định đó sẽ được áp dụng làm căn cứ giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu bên bị yêu cầu xử lý hành vi vi phạm khơng có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng bên bị yêu cầu xử lý hành vi vi phạm không thể cung cấp tài liệu hoặc bằng chứng thích hợp cho ý kiến phản đối đó.

(2) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đang là nguyên đơn khởi kiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng của bị đơn theo thủ tục tố tụng dân sự mà ngun đơn đã có quyết định cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng của Cục sở hữu trí tuệ hoặc Tịa án trước thời điểm khởi kiện thì quyết định đó được áp dụng để làm căn cứ giải quyết tranh chấp nếu bị đơn khơng có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng bị đơn không thể cung cấp tài liệu hoặc bằng chứng thích hợp cho ý kiến phản đối đó”.

KẾT LUẬN

Việc cơng nhận NHNT khơng chỉ dựa trên các chứng cứ có số liệu cụ thể, rõ ràng mà còn phụ thuộc rất lớn đến những yếu tố định tính như “danh tiếng” và “uy tín”, để làm sao một NHNT được công nhận bởi cơ quan chức năng phản ánh đúng bản chất, giá trị và phù hợp với nhận thức của cộng đồng về vị trí của nhãn hiệu đó trong tâm trí của họ là một thách thức trong hoạt động lập pháp ở mỗi quốc gia. Vì vậy, đây là một lĩnh vực phức tạp về mặt nghiệp vụ, đòi hỏi sự chuyên mơn và sự hiểu biết nhãn hiệu ở góc độ lý luận và thực tiễn phát triển của nhãn hiệu đó, chưa kể cịn là một vấn đề nhạy cảm trong việc thực thi cơ chế bảo hộ đối với NHNT. Mặc dù Việt Nam cũng đã có những thành cơng nhất định trong việc đánh giá và công nhận NHNT, tuy nhiên những kết quả đó cịn khá khiêm tốn và đã dần bộc lộ nhiều bất cập, thiếu sót. Do đó nghiên cứu để tìm ra một giải pháp tốt cho việc đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam là một vấn đề trọng tâm trong bảo hộ NHNT.

Với mục đích chính là tìm ra những giải pháp phù hợp cho thực trạng đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam. Để làm được điều này, ngoài việc nghiên cứu về cơ sở lý luận chung cũng cần có sự đánh giá về thực trạng pháp luật quốc tế cũng như một số quốc gia phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, để tìm ra một giải pháp pháp lý phù hợp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kinh nghiệm, lịch sử, bối cảnh của Việt Nam và cũng cần tham chiếu đến thực tiễn áp dụng để tổng kết, đánh giá. Đây là một quá trình dài, liên tục, vì vậy trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả đưa ra những giải pháp pháp lý trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết những vấn đề lý luận được thừa nhận rộng rãi nhưng luật Việt Nam chưa bám sát và các quy định ở thiết chế quốc tế cũng như trong pháp luật quốc gia khác quy định hợp lý, cụ thể hơn để đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam. Trong quá trình thực thi, tùy vào yêu cầu của bối cảnh, sự phát triển của các học thuyết pháp lý, các thiết chế pháp lý quốc tế cũng như kinh nghiệm, thực hành tốt từ các quốc gia mà có những sửa đổi, bổ sung phù hợp. Đó vừa là q trình lâu dài, vừa cần sự đầu tư, quan tâm của Nhà nước, các nhà nghiên cứu, các tổ chức hợp tác phi chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

Al Ries và Laura Ries, 2007. Nguồn gốc nhãn hiệu. Nhà xuất bản Tri Thức.

Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế, 2017. Báo cáo nghiên cứu – Dự án bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, thực trạng và giải pháp. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017. Dự thảo Báo cáo Tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ. <https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/11919/du-thao-bao-cao-tong-ket-10- nam-thi-hanh-luat-so-huu-tri-tue.aspx>. [Ngày truy cập: 31/10/2018].

Lanta Brand, 2006. Tìm hiểu mơ hình định giá thương hiệu của Interbrand. <http://www.lantabrand.com/cat1news2432.html>. [Ngày truy cập: 31/10/2018].

Lê Nết, 2006. Quyền Sở hữu trí tuệ - Tài liệu bài giảng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Quang Vinh và Phạm Ngọc Tâm. Đề xuất khung liên quan đến việc công nhận và thực thi quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam.

<https://www.linkedin.com/pulse/%C4%91%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t- khung-li%C3%AAn-quan-%C4%91%E1%BA%BFn-vi%E1%BB%87c-c%C3%B4ng- nh%E1%BA%ADn-v%C3%A0-th%E1%BB%B1c-thi-quang-vinh-le>. [Ngày truy cập: 31/10/2018].

Nguyễn Thị Hồng Bích, 2012. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ luật học. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 76 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)