Sau khi có Luật Sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 60 - 65)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.1. Đánh giá chung về kết quả thực thi các quy định pháp luật về đánh

2.1.2. Sau khi có Luật Sở hữu trí tuệ

Từ năm 2005, Luật SHTT và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành đã bổ sung đáng kể hành lang pháp lý ở mức độ cần thiết để thúc đẩy hiệu quả trong việc đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam. Ở giai đoạn này, NHNT dần trở thành một vấn đề pháp lý quen thuộc so với thời kỳ trước, và do đó việc đánh giá, cũng như cơng nhận NHNT đã nâng cao sự cẩn trọng, xem xét kỹ lưỡng nhiều khía cạnh, đặc biệt, ngồi cơ quan chun mơn về SHTT thì đã có sự tham gia của Tịa án trong việc đánh giá và cơng nhận NHNT. Trong giai đoạn này, có một số vụ việc dưới đây đã chứng tỏ bước phát triển trong việc đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam:

Vụ “X-MEN” năm 2005:

Công ty Marvel Charaters Inc, Hoa Kỳ, gọi tắt là nguyên đơn, là một công ty sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng tồn thế giới với việc sở hữu bản quyền tác giả của

68 Quyết định số 15/KN 95-QĐ năm 1996.

nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có X-Men, tác phẩm về các nhân vật đột biến gien có kỹ năng siêu phàm được đơng đảo cơng chúng u thích. Ngun đơn cũng đồng thời là chủ sở hữu nhãn hiệu X-Men đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam đối với sản phẩm thuộc nhóm 9, 15, 22 và 28 từ năm 199469. International Household Products Co. Ltd (Công ty TNHH Hàng gia dụng Quốc tế), gọi tắt là bị đơn, đã nộp đơn xin đăng ký “nhãn hiệu X-MEN, hình” vào năm 2003 cho các sản phẩm hóa mỹ phẩm gia dụng thuộc nhóm 3. Cục SHTT đã chấp nhận và cấp bảo hộ đối với nhãn hiệu của bị đơn với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 63481 ngày 08/06/200570 mặc dù đã nhận đơn khiếu nại của nguyên đơn vào ngày 04/04/2005.

Sau đó, nguyên đơn đã khiếu nại yêu cầu Cục SHTT hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của bị đơn dựa trên các lập luận và bằng chứng sau: X-MEN là NHNT thế giới vì nhân vật X-MEN đã được sử dụng liên quan đến một nhóm siêu anh hùng có tên X-MEN trong hàng loạt truyện và phim hoạt hình nổi tiếng phát hành lần đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1963 và liên tục được giới thiệu đến công chúng trong hàng loạt truyện và phim hoạt hình vào năm 1992, 2000, 2003 và 2006 làm cho dấu hiệu X-MEN trở nên phổ biến và quen thuộc trên thế giới. Đồng thời X-MEN là tài sản quan trọng của Marvel trong lĩnh vực truyền thông, giải trí cũng như gắn liền với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ liên quan đến loạt nhân vật siêu anh hùng có tên X-MEN trong thương mại quốc tế. Vì vậy, việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu X-MEN và biểu tượng của bị đơn đã gây nhầm lẫn đến nhãn hiệu của nguyên đơn đơn theo pháp luật hiện hành Việt Nam cũng như Điều 6bis Công ước Paris. Đồng thời, nguyên đơn cho rằng bị đơn đã đăng ký và sử dụng nhãn hiệu X-MEN khơng lành mạnh vì bị đơn đã biết đến danh tiếng nhãn hiệu X-MEN của Marvel.

Mặc dù, nguyên đơn đã cố gắng chứng minh nhãn hiệu của mình là nổi tiếng thông qua: (1) thời gian và phạm vi sử dụng nhãn hiệu, (2) doanh thu trên phạm vi toàn thế giới của Marvel từ việc cấp giấy phép sử dụng nhãn hiệu X-MEN trong thời hạn năm năm từ 2001 đến 2005 và (3) đăng ký và được bảo hộ đối với nhãn hiệu X-MEN tại

69 Theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 11455 do Cục SHTT cấp ngày 07/04/1994.

51 quốc gia nhưng Cục SHTT vẫn cho rằng chứng cứ và thông tin do Marvel cung cấp là không đủ chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu này, hay nói cách khác Cục SHTT đã từ chối cơng nhận X-MEN là NHNT của Marvel từ đó làm cơ sở để hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp cho bị đơn71. Sau đó mặc dù nguyên đơn đã khiếu nại đến Bộ KHCN để yêu cầu xem xét lại Quyết định của Cục SHTT, tuy nhiên Bộ KHCN đã quyết định bác khiếu nại và giữ nguyên Quyết định của Cục SHTT72 vì ngun đơn đã khơng đủ chứng cứ chứng minh X-MEN là NHNT tại Việt Nam, cụ thể nguyên đơn đã không thể cung cấp những bằng chứng để chứng minh rằng người tiêu dùng Việt Nam đã thật sự biết đến nhãn hiệu X-MEN hoặc sản phẩm mang nhãn hiệu X-MEN một cách phổ biến và rộng rãi, kể cả trong phạm vi khu vực cơng chúng có liên quan.

Khơng đồng ý với quyết định của Bộ KHCN, Công ty Marvel đã khởi kiện Cục SHTT ra Tòa án về việc ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “X- MEN, hình” cho Cơng ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế, và đơn khởi kiện đã được Tịa Hành chính Tịa án Nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý và đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hành chính vào ngày 29/03/2013.

Sau khi xem xét ý kiến của các bên, Hội đồng xét xử đã ra Bản án sơ thẩm số 03/2013/HCST ngày 29/03/2013 theo đó căn cứ vào Điều 785 Bộ luật dân sự 1995, Điều 6.1.e.h, 2d Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ để bác yêu cầu khởi kiện của Công ty Marvel Characters, Inc về việc đề nghị hủy Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “X-MEN, hình” cho Cơng ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế, với nội dung: “Thực chất, công ty Marvel chưa chứng minh được nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng. Người tiêu dùng Việt Nam cũng chưa biết sản phẩm nào của Cơng ty Marvel trong nhóm sản phẩm “hóa mỹ phẩm ứng dụng” nên khơng thể gây nhầm lẫn. Vì vậy có cơ sở kết luận Cơng ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế khơng lợi dụng uy tín, khai thác bản quyền của Cơng ty Marvel”.

71 Xem Quyết định số 93/QĐ-SHTT của Cục SHTT ngày 22/01/2008.

Mặt khác, Tòa lập luận rằng tại thời điểm Công ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “X-Men, hình” ngày 27/06/2003 thì Cơng ty Marvel chưa đăng ký nhãn hiệu “X-Men” tại Việt Nam với nhóm 03. Tại Hoa Kỳ, là nước mà Cơng ty Marvel mang quốc tịch thì Cơng ty Marvel cũng chưa được chứng nhận sở hữu nhãn hiệu “X-Men” với sản phẩm thuộc nhóm 03 cho các sản phẩm hoá mỹ phẩm gia dụng. Theo đó, Cơng ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế có quyền đăng ký nhãn hiệu “X-Men, hình” với các sản phẩm thuộc nhóm 3. Do vậy, yêu cầu khởi kiện của Công ty Marvel là khơng có cơ sở chấp nhận. Bản án hành chính sơ thẩm số 03/2013/HCST ngày 29/03/2013 không bị kháng cáo nên đã có hiệu lực pháp luật.

Vụ “CAMEL” năm 2009:

Nhãn hiệu “CAMEL” là tranh chấp phát sinh giữa Công ty Japan Tobacco Corp. (sau đây gọi tắt là nguyên đơn) và C.A.M.E.L Electronic Devices Co.Ltd (sau đây gọi tắt là bị đơn). Ngày 20/07/2005, Cục SHTT đã cấp Giấy chứng nhận số 64916 đối với nhãn hiệu “M CAMEL” cho sản phẩm thiết bị điện tử thuộc nhóm 09 và 11 của Cơng ty C.A.M.E.L. Nguyên đơn đã khiếu nại với Cục SHTT để yêu cầu hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của bị đơn vì cho rằng nhãn hiệu “M CAMEL” là nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu CAMEL của nguyên đơn. JT đã viện dẫn rằng CAMEL là NHNT được sử dụng cho sản phẩm thuốc và nhiều loại sản phẩm khác và đã được đăng ký bảo hộ trên 180 quốc gia, bán tại 50 quốc gia trên toàn thế giới. Ở thời điểm hiện tại, nhãn hiệu này được xếp hạng 6 trong số các NHNT trên thế giới trong nhiều năm và đã được thừa nhận là NHNT tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Indonesia, Đức…. Cục SHTT đã căn cứ vào các chứng cứ, thông tin về nhãn hiệu của nguyên đơn để đối chiếu với các tiêu chí đánh giá NHNT và công nhận nhãn hiệu “CAMEL” của nguyên đơn là NHNT sau khi đã xem xét: (1) Nhãn hiệu được sử dụng liên tục từ năm 1913, (2) Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ trên 180 quốc gia (trong đó có 5 Giấy chứng nhận được cấp và bảo hộ cho 5 nhóm sản phẩm ở Việt Nam), (3) Sản phẩm mang nhãn hiệu được bán trên 50 quốc gia và trong các khu vực miễn thuế của nhiều quốc gia khác bao gồm Việt Nam, (4) Doanh thu hàng năm lên đến 600 triệu USD và được xếp hạng 6 trong danh sách các

nhãn thuốc lá nổi tiếng nhất trên thế giới, (5) Nhãn hiệu được quảng bá và khuyến mại trên nhiều kênh khác nhau như tạp chí, trang web, và các tên miền được sử dụng trên internet. Trên cơ sở kết quả cơng nhận NHNT, mặc dù bị đơn có khiếu nại ngược nhưng Cục SHTT vẫn bảo lưu quan điểm và việc công nhận nhãn hiệu CAMEL của nguyên đơn là nổi tiếng là cơ sở để hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của bị đơn bằng Quyết định số 2007/QĐ-SHTT ngày 14/10/2009.

Nhìn chung hệ thống hành pháp của Việt Nam mà cụ thể là việc công nhận NHNT thơng qua thủ tục hành chính tại Cục SHTT đã đạt được những kết quả quan trọng trong các vụ việc tranh chấp liên quan đến NHNT, sự đánh giá cẩn trọng, xem xét một cách toàn diện, đầy đủ các tiêu chí đánh giá cần thiết là yếu tố quyết định đến một kết luận công nhận NHNT phù hợp với thực tế khách quan, thuyết phục các bên. Đặc biệt, thông qua những vụ việc này, các vấn đề lý luận và vấn đề pháp lý giữa quy định và vận dụng về đánh giá và cơng nhận NHNT đã được giải quyết. Có thể thấy cơng tác đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam từ sau khi có Luật SHTT đến nay đạt được những kết quả khả quan do những nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, sự phát triển và bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là môi trường internet để tạo cầu nối nhanh, rẻ và dễ dàng cho các chủ thể kết nối và biết đến các NHNT tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Người tiêu dùng Việt Nam cũng như cơ quan chức năng có thể tìm hiểu các thơng tin về một nhãn hiệu hoặc một sản phẩm mang nhãn hiệu mà họ muốn tiêu dùng, kiểm chứng thông tin… chỉ bằng cách sử dụng các cơng cụ tìm kiếm hiệu quả của Google, Yahoo hay Microsoft… trên mọi thiết bị có kết nối internet.

Hai là, mức độ nhận thức của người tiêu dùng, các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm đến NHNT cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo hộ NHNT nói chung và đánh giá, cơng nhận NHNT nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực trong vài năm trở lại đây. Hiện nay, người tiêu dùng, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý hiểu hơn về NHNT, từ đó góp phần duy trì mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với NHNT. Đồng thời các doanh nghiệp cũng đã nhận thức rõ hơn vai trò và giá trị của

NHNT, từ đó tơn trọng những NHNT của các doanh nghiệp khác và tự hoạch định những chiến lược phát triển nhãn hiệu, thương hiệu của riêng mình. Chính vì vậy, việc lợi dụng uy tín, danh tiếng của NHNT trong việc đăng ký, sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT có xu hướng giảm.

Ba là, việc đánh giá và công nhận NHNT để thực thi bảo hộ quyền đối với NHNT mặc dù thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước, tuy nhiên hiện nay đã có sự tham gia, hỗ trợ, đóng góp đáng kể của các cơ quan báo chí, truyền thơng, các Hiệp hội ngành hàng, nghề nghiệp, các tổ chức xã hội khác, đặc biệt là WIPO. Việc các bên tham gia trong quá trình đánh giá và cơng nhận NHNT đã giúp cơ quan Nhà nước có những quyết định khách quan, công bằng và phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 60 - 65)