Các nguyên tắc đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 69 - 76)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.3. Đề xuất hoàn thiện

2.3.1. Các nguyên tắc đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Do sự khác biệt về lịch sử, trường phái pháp luật cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau ở các quốc gia nên mỗi mơ hình bảo hộ NHNT nói chung và cơng tác đánh giá để cơng nhận NHNT tạo nên tính đa dạng, gồm cả những ưu điểm và hạn chế. Đây là kinh nghiệm và là nguồn tài liệu tham khảo phong phú để nhà làm luật tiếp thu, chọn lọc trong quá trình xây dựng một quy chế pháp lý phù hợp với bối cảnh thực tiễn của Việt Nam. Qua nghiên cứu quy định trong các Điều ước

quốc tế, các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia điển hình, kể cả Việt Nam, về vấn đề này cho thấy đã có nhiều quy định. Tuy nhiên các nguyên tắc vẫn còn quy định rải rác ở nhiều nội dung khác nhau, vì vậy cần tập hợp lại để hệ thống hóa các nguyên tắc nên được tham chiếu khi sửa đổi, bổ sung các quy định về đánh giá và công nhận NHNT, cụ thể:

Một là, cần xây dựng một định nghĩa NHNT thể hiện được đầy đủ bản chất của NHNT:

Bởi lẽ để đánh giá, từ đó cơng nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng thì trước tiên phải nhận biết được các thuộc tính thể hiện đúng bản chất của một NHNT hay nói cách khác đó là những dấu hiệu để phân biệt một NHNT với một nhãn hiệu thông thường. Như đã nghiên cứu về khái niệm NHNT79, NHNT là một tình trạng đặc biệt của nhãn hiệu, trong đó điểm khác biệt cơ bản so với nhãn hiệu thơng thường là tính chất, mức độ trong mối liên hệ giữa người tiêu dùng với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Do đó, một định nghĩa NHNT cần phản ánh đầy đủ bản chất của mối liên hệ này, đó là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi và phạm vi được biết đến của người tiêu dùng có liên quan. Tính chất của việc được biết đến của nhãn hiệu thể hiện ở mức độ nhận biết của người tiêu dùng có liên quan đối với nhãn hiệu, cịn phạm vi biết đến của người tiêu dùng có liên quan thể hiện phạm vi địa lý mà nơi nhãn hiệu đó được biết đến, đó chính là giới hạn trong phạm vi trong một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.

Khoản 20 Điều 4 của Luật SHTT, đề cập đến định nghĩa nhãn hiệu được đánh giá là ngắn gọn, cơ đọng và phản ánh được đồng thời hai khía cạnh khách quan là tính chất của việc nhãn hiệu được biết đến và phạm vi biết đến của người tiêu dùng: “là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Tuy nhiên, về mặt phạm vi biết đến của người tiêu dùng chưa phù hợp với bản chất về lý luận của NHNT như đã nghiên cứu và quy định của Hiệp định TRIPs, đó là: “được biết đến rộng rãi bởi bộ phận người tiêu dùng có liên quan”. Nếu theo định nghĩa của Luật

79 Trang 11 - 18 của mục 1.2.2.

SHTT thì được hiểu rằng, nhãn hiệu được đánh giá để công nhận nổi tiếng phải là nhãn hiệu được biết đến bởi toàn bộ người tiêu dùng, nghĩa là mọi người tiêu dùng mà khơng phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, xu hướng tiêu dùng… và những yếu tố khác quyết định đến việc lựa chọn tiêu dùng sản phẩm. Điều này có phạm vi quá rộng so với khái niệm người tiêu dùng có liên quan. Người tiêu dùng có liên quan có thể lấy cách hiểu của pháp luật nhãn hiệu Trung Quốc mà tác giả cho là tương đối cụ thể, theo đó, người tiêu dùng có liên quan được hiểu là nhóm người tiêu dùng có liên quan đến một chủng loại hàng hóa/dịch vụ nhất định mang nhãn hiệu, nhà sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa/dịch vụ đó, người bán và những người khác có tham gia hoặc có liên quan đến kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ đó80.

Thứ hai, xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá NHNT đảm bảo có thể đưa đến kết luận hoặc khẳng định được mức độ nhận biết rộng rãi cũng như uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu đó đối với người tiêu dùng có liên quan:

Điều 75 của Luật SHTT quy định tám tiêu chí được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng. Trong khi đó Bản khuyến nghị WIPO chỉ đưa ra sáu tiêu chí đánh giá NHNT nhưng về cơ bản, có thể thấy các tiêu chí quy định tại Luật SHTT nằm trong phạm vi khuyến nghị của WIPO, đồng thời các tiêu chí đánh giá của Luật SHTT nhằm hướng đến việc xem xét mức độ nhận biết của người tiêu dùng như tiêu chí số 1, 2, 3, 4, 6, 7, 881 và uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu đó đối với người tiêu dùng có liên quan ở tiêu chí số 582.

Tuy nhiên, việc quy định một cách cụ thể, rõ ràng các tiêu chí nêu trên như thế nào để đảm bảo tính khả thi đánh giá, tránh việc gây nhầm lẫn giữa các tiêu chí khi vận dụng cũng như gây khó khăn cho các chủ sở hữu cung cấp chứng cứ chứng minh, đồng thời không đưa ra các tiêu chí đánh giá quá nghiêng về định tính là vấn đề cần

80 Trang 37 – 38 của mục 2.2.3.

81 Bao gồm các tiêu chí: (1) Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thơng qua quảng cáo; (2) Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; (3) Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp; (4) Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; (6) Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và (7) Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; (8) Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để hồn thiện. Chẳng hạn khi xem xét tiêu chí số 1: “Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thơng qua quảng cáo” có khả năng gây hiểu nhầm rằng bằng chứng cung cấp phải thể hiện được con số cụ thể số lượng người tiêu dùng biết đến, điều này hầu như khơng thể thực hiện. Ngồi ra, việc quy định số lượng như vậy sẽ có xu hướng dẫn đến suy luận rằng tiêu chí này phải được đo đếm bằng con số cụ thể người tiêu dùng thực tế đã biết hoặc thừa nhận NHNT. Tương tự như vậy, đối với tiêu chí 3: “Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp”, ngồi việc có khả năng gây hiểu nhầm thì khơng nên được xếp nó vào một tiêu chí, mà đây nên là một loại tài liệu phục vụ cho việc đánh giá NHNT để chứng minh “mức độ biết đến bởi bộ phận người tiêu dùng có liên quan” theo Bản khuyến nghị WIPO.

Ngoài ra, trong đánh giá NHNT để đảm bảo tính khách quan thì các tiêu chí đánh giá cần đảm bảo khơng mơ hồ hoặc nghiêng về định tính. Điều này thể hiện qua sáu tiêu chí đánh giá trong Bản khuyến nghị WIPO khơng có từ, cụm từ nào đề cập đến “uy tín” như một tiêu chí đánh giá, trong khi tiêu chí số 5 của Luật SHTT quy định: “Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”. Việc đưa ra tiêu chí này thiếu khả thi khi đánh giá NHNT trên thực tiễn, bởi lẽ rất khó tìm thấy bằng chứng vừa cụ thể vừa phù hợp để chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh với cơ quan có thẩm quyền là nhãn hiệu của họ có uy tín trên thị trường. Về mặt lý luận thì có “danh tiếng” và “uy tín” được coi là yếu tố quyết định để công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng, tuy nhiên yếu tố này này chỉ có thể là một kết luận tất yếu sau khi cơ quan có thẩm quyền đã xem xét, đánh giá các chứng cứ một cách tồn diện, đầy đủ. Điều này có nghĩa là, tính chất có “danh tiếng” và “uy tín” của nhãn hiệu chỉ có thể được khẳng định từ kết quả đánh giá các tiêu chí, chứ khơng phải dùng bằng chứng để chứng minh một cách trực tiếp. Quan điểm này phù hợp với Đại hội đồng WIPO và Đại hội đồng Công ước Paris, khi hai cơ quan này đều nhất trí rằng: “Khi ra quyết định cơng nhận một nhãn hiệu có nổi tiếng hay khơng, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét đến

mọi tiêu chí đánh giá một cách thận trọng mà từ đó có thể suy luận rằng nhãn hiệu đang xem xét là nổi tiếng”83.

Thứ ba, trong q trình đánh giá để cơng nhận NHNT, cơ quan có thẩm quyền phải đánh giá tồn diện mọi tiêu chí đã quy định nhưng khơng bắt buộc nhãn hiệu thuộc đối tượng xem xét là nổi tiếng phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh thỏa mãn tồn bộ tiêu chí đó:

Tuy nhiên, u cầu đặt ra là khi đánh giá các tiêu chí này là có thể đưa đến kết luận hoặc khẳng định được mức độ nhận biết rộng rãi của người tiêu dùng có liên quan và uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu đó đối với người tiêu dùng có liên quan. Như đã nghiên cứu, các tiêu chí cần xem xét đánh giá liệu một nhãn hiệu có phải là NHNT hay không theo quy định của Hiệp định TRIPs, Bản Khuyến nghị WIPO cũng như luật nhãn hiệu Trung Quốc phải được hiểu rằng chúng chỉ mang tính chất là tập hợp các tiêu chí cần phải được đánh giá một cách cẩn trọng, tồn diện, nghĩa là khơng được bỏ qua bất kỳ tiêu chí nào trong số đó nhưng khơng có nghĩa là bằng chứng chứng minh NHNT phải có và phải thỏa mãn tồn bộ tiêu chí đó. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa quy định cụ thể nguyên tắc này, mặc dù ở góc độ lý luận cũng như trên thực tiễn được hiểu là các tiêu chí đánh giá NHNT khơng phải là cố định và duy nhất. Các tiêu chí đánh giá NHNT có thể được cơ quan cơng nhận NHNT vận dụng một cách linh hoạt theo thực tế từng vụ việc. Thậm chí, cần hiểu rằng trong một số trường hợp đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các tiêu chí khác dựa trên chứng cứ và lập luận do người nộp đơn đưa ra miễn sao các tiêu chí đó khi đánh giá sẽ cho thấy được mức độ nhận biết rộng rãi của người tiêu dùng có liên quan và uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu đó đối với người tiêu dùng có liên quan, từ đó suy luận rằng nhãn hiệu đang xem xét là nổi tiếng.

Thứ tư, việc đánh giá và công nhận NHNT chỉ được thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu trong các trường hợp do pháp luật quy định theo quy trình hoặc thủ tục đánh giá và cơng nhận NHNT:

Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc chung trong việc bảo hộ nhãn hiệu là đăng ký nhãn hiệu, hành vi đăng ký nhãn hiệu thể hiện sự chủ động của chủ sở hữu trong việc yêu cầu Nhà nước bảo hộ đối với nhãn hiệu của mình. Chính vì vậy, hơn ai hết, chính chủ sở hữu cũng như các chủ thể quyền SHTT phải tự chủ động trong việc bảo vệ nhãn hiệu của mình trước hết bằng các biện pháp dân sự như yêu cầu bên có hành vi xâm phạm tự chấm dứt hành vi xâm phạm đối với NHNT, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp các biện pháp dân sự không làm chấm dứt hành vi xâm phạm NHNT, pháp luật cho phép chủ sở hữu NHNT yêu cầu sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền là Tòa án và cơ quan hành chính về SHTT, thông qua việc đánh giá và công nhận NHNT của các cơ quan này để thực thi cơ chế bảo hộ đối NHNT. Vì lẽ đó, mà hiện nay pháp luật một số nước, chẳng hạn luật nhãn hiệu Trung Quốc như đã nghiên cứu có quy định rõ các trường hợp được công nhận NHNT theo yêu cầu của chủ sở hữu, cụ thể là trong trường hợp có phát sinh tranh chấp liên quan đến việc đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu84. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, pháp luật về đánh giá và công nhận NHNT cần mở rộng quyền yêu cầu đánh giá và công nhận NHNT một cách chủ động của chủ sở hữu nhãn hiệu trong trường hợp khơng có bất kỳ tranh chấp nào đang diễn ra giữa chủ sở hữu NHNT với bên thứ ba, bởi lẽ đây được xem là một biện pháp tự bảo vệ để ngăn ngừa trước các hành vi xâm phạm đến NHNT của chủ sở hữu nên cần được xem xét bổ sung để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu.

Việc thực hiện đánh giá và công nhận NHNT cần phải theo một quy trình hoặc thủ tục do pháp luật quy định mà khơng có ngoại lệ với bất kỳ chủ thể nào khi yêu cầu hoặc thực hiện việc đánh giá và công nhận NHNT. Điều này không những đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong q trình đánh giá mà cịn có ý nghĩa trong việc chống lạm quyền trong hoạt động này, đặc biệt trong quá trình các cơ quan hành chính về SHTT thực hiện việc thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu từ chối nhãn hiệu xin đăng ký dựa trên đánh giá hoặc áp đặt chủ quan rằng một nhãn hiệu có trước nào đó được xem là nổi tiếng. Chính vì chưa xác định rõ ngun tắc này nên thực tiễn tại

84 Trang 38 - 39 của mục 2.2.3.

Việt Nam xuất hiện tình trạng tự cơng nhận NHNT bằng quan điểm chủ quan mà khơng theo một quy trình hoặc thủ tục công nhận NHNT để làm cơ sở từ chối các nhãn hiệu xin đăng ký.

Thứ năm, phân định cụ thể và không chồng chéo về thẩm quyền đánh giá và công nhận NHNT của các cơ quan Nhà nước:

Đây là một vấn đề nghiêng về thủ tục, tuy nhiên có ảnh hưởng đến khả năng thực hiện quyền yêu cầu đánh giá và cơng nhận NHNT của các chủ thể có liên quan, đồng thời đây cũng là một vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý của quyết định công nhận NHNT. Qua nghiên cứu một số nước, đặc biệt là pháp luật Trung Quốc, đã cho thấy việc phân định càng cụ thể về thẩm quyền của các cơ quan trong việc đánh giá và công nhận NHNT đã giúp cho các vụ việc được giải quyết một cách cẩn trọng, thống nhất, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền cũng như đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu NHNT và giá trị pháp lý của quyết định công nhận NHNT85. Trong việc đánh giá và công nhận NHNT, theo quan điểm phổ biến của các quốc gia theo hệ thống dân luật, như Nhật Bản, Trung Quốc thì Tịa án và cơ quan hành chính về SHTT là cơ quan có thẩm quyền. Việt Nam cũng theo quan điểm này, tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là ở hệ thống cơ quan hành chính là hệ thống cơ quan có nhiều cấp, đa lĩnh vực cùng tham gia, việc này khó tránh khỏi sự chồng chéo, khơng thống nhất trong việc đánh giá và công nhận NHNT.

Thứ sáu, quyết định cơng nhận NHNT chỉ có giá trị giải quyết trong phạm vi một vụ việc cụ thể:

Điều này xuất phát từ những đặc điểm cơ bản của NHNT, sự nổi tiếng của một nhãn hiệu chỉ là một trạng thái tồn tại của nhãn hiệu đó và trạng thái này khơng đương nhiên có tính ổn định, bất biến và “vô thời hạn”, đồng thời nếu quy định một thời hạn hiệu lực cho một quyết định cơng nhận NHNT thì vơ hình chung có thể hiểu là pháp luật quá ưu ái cho chủ sở hữu NHNT mà bỏ qua quyền và lợi ích chính đáng của các bên khác, đặc biệt là những chủ thể có nhu cầu chính đáng và hợp lý trong việc đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 69 - 76)