Đánhgiá thành tích nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty thí nghiệm điện miền nam (Trang 79 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Thí

3.2.3.1. Đánhgiá thành tích nhân viên

Cơng tác đánh giá thành tích nhân viên của cơng ty cịn chưa xây dựng được bảng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của từng vị trí cơng việc để thực hiện đánh giá. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá của công ty chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên chứ chưa được đưa vào như là một chỉ tiêu để xem xét cho việc thăng tiến của nhân viên nhằm tạo động lực cho nhân viên nỗ lực, phấn đấu hồn thanh tốt cơng việc của mình. Thậm chí, đối với những nhân viên liên tục không được đánh giá hồn thành cơng việc có thể bị xem xét thun chuyển hoặc thậm chí cho nghỉ việc để đảm bảo chất lượng công việc của cả tập thể. Sau đây là một số giải pháp do tác giả đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác đánh giá thực hiện cơng việc của công ty:

 Ban giám đốc cần giao cho bộ phận xem xét thi đua khen thưởng thực hiện xây dựng các chỉ tiêu đánh giá công việc của từng bộ phận khác nhau thông qua việc tham khảo ý kiến của các nhân viên trong công ty. Để từ đó, bộ phận đánh giá có cơ sở để xử lý, phân tích, đánh giá từng nhân viên nhằm giúp nhân viên nhận thức được những ưu và nhược điểm của mình cũng như giúp ban giám đốc có thể đưa ra hình thức

khen thưởng hay xử lý phù hợp.

 Việc lựa chọn và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá hồn thành cơng việc phải đảm bảo thực hiện được nội quy, quy định của Công ty và cơng việc được hồn thành với hiệu quả cao nhất. Các tiêu chuẩn đánh giá phải rõ ràng, minh bạch và có thể định lượng, tránh gây sự khó hiểu, mập mờ cho nhân viên. Mỗi tiêu chí phải được gắn với từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân và mục tiêu mà công việc hướng đến.

 Hệ thống đánh giá phải được xây dựng một cách khoa học, người phụ trách việc đánh giá phải được huấn luyện về các kỹ năng đánh giá với mục tiêu là làm cho nhân viên tin tưởng vào sự cơng bằng. Q trình đánh giá cần dân chủ và cho nhân viên tham dự vào quá trình này.

 Bên cạnh đó, người phụ trách công tác đánh giá cần phải dành nhiều thời gian theo dõi hoạt động của nhân viên, nắm vững khối lượng công việc của các nhân viên. Điều này, giúp người quản lý nhận xét, đánh giá nhân viên một cách chính xác và tồn diện hơn đồng thời sẽ thuyết phục được nhân viên về kết quả đánh giá. Qua đó sẽ khuyến khích nhân viên nỗ lực trong công việc đồng thời giúp họ khắc phục những sai sót trong cơng việc.

 Ngoài sự minh bạch, rõ ràng trong công tác đánh giá, người đánh giá cũng cần tế nhị, thông minh trong việc nhận xét ưu nhược điểm của mỗi nhân viên. Nếu thấy cần thiết có thể trao đổi riêng với nhân viên, tránh việc chỉ trích cá nhân hay lảng tránh vấn đề. Để từ đó, người phụ trách đánh giá và các nhân viên có thể thống nhất về kết quả đánh giá cũng như biện pháp để phát triển hoặc cải thiện tình hình, đồng thời đưa ra thời hạn cụ thể để hoàn thành. Trên cơ sở đánh giá đúng đắn khách quan để thực hiện chính sách lương thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh nhằm khuyến khích động viên nhân viên, chú ý đào tạo phát triển họ, đảm bảo cho doanh nghiệp có được lực lượng lao động đáp ứng chiến lược kinh doanh trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty thí nghiệm điện miền nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)