Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồnvốn ODAtại VDB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nguồn vốn ODA tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 35 - 36)

2.2 Quản lý nguồnvốn ODAtại VDB

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồnvốn ODAtại VDB

2.2.2.1 Nhân tố khách quan

Từ phía Nhà tài trợ

Tình hình kinh tế - chính trị cũng như chiến lược cung cấp ODA của nước tài trợ. Nếu những yếu tố này bất ổn thì cơng tác quản lý vốn ODA sẽ bị ảnh hưởng như: nước tài trợ không giải ngân đúng với số vốn đã cam kết, tốc độ giải ngân không phù hợp với tiến độ của dự án, danh mục các dự án được vay vốn thay đổi.

Chính sách, quy chế của nhà tài trợ: Trong Hiệp định ký kết giữa Nhà tài trợ và Chính phủ có những điều khoản ràng buộc. Các Nhà tài trợ khác nhau thì các điều khoản khác nhau. Do đó, tùy thuộc từng quy định thì cách thức quản lý nguồn vốn ODA của nước tiếp nhận sẽ khác nhau, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ODA mang lại kết quả tốt nhất.

Mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa nước tài trợ và nước tiếp nhận. Khi mối quan hệ này bị thay đổi thì sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi khác trong hoạt động tài trợ và quản lý vốn ODA.

Từ phía nước tiếp nhận

Mơi trường kinh tế:. Sự biến động về lạm phát, tỷ giá hối đoái cũng như các chính sách tài chính, thuế, mức độ mở cửa nền kinh tế … sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của nền kinh tế, qua đó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn vốn ODA.

Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp luật của Nhà nước đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ góp phần cơng tác quản lý tốt nguồn vốn ODA, ngược lại sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nguồn vốn này theo chiều hướng không tốt.

Những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên như bão lũ, hạn hán, dịch bệnh,…gây ra thiệt hại cho Chủ đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh, và là những yếu tố làm tăng rủi ro cho công tác quản lý nguồn vốn ODA của ngân hàng.

Chính sách, chủ trương, quan điểm của Chính phủ đối với nguồn vốn ODA: Các chính sách của Chính phủ giữ vai trị định hướng và chi phối tồn bộ hoạt động xã hội, để phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên từng giai đoạn cụ thể Chính phủ sẽ ban hành những chính sách, chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA khác nhau. Do đó, cơng tác quản lý vốn ODA cũng phải thay đổi để phù hợp với quan điểm, chủ trương của Chính phủ

2.2.2.2 Nhân tố chủ quan

Quy trình, chính sách tín dụng có ý nghĩa quan trọng khi thực hiện quản lý cho vay. Quy trình đơn giản, gọn nhẹ, đảm bảo tính logic sẽ giúp hạn chế những sai sót và giảm thiểu xảy ra rủi ro.

Trình độ quản lý, cơng tác tổ chức, mơ hình tổ chức quản lý tốt sẽ làm cho các bộ phận được phối hợp nhịp nhàng từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, nếu công tác tổ chức, quản lý không hợp lý dẫn đến sự chồng chéo, thiếu đồng bộ sẽ dẫn đến chất lượng quản lý kém hiệu quả.

Trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ phụ trách là yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nguồn vốn. Cán bộ có trình độ chun mơn tốt, am hiểu về lĩnh vực đầu tư và thị trường, có năng lực phân tích và xử lý tình huống,… có thể ngăn ngừa những rủi ro trong khi thực hiện cho vay dự án.

Hệ thống thơng tin tín dụng phát triển sẽ giúp cho việc thu thập thơng tin nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo việc quản lý được hiệu quả hơn.

2.3 Thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại VDB Phú Yên. 2.3.1 Bộ máy quản lý nguồn vốn ODA VDB Phú Yên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nguồn vốn ODA tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)