Kế hoạch thực hiện các giải pháp quản lý nguồnvốn ODAtại VDB Phú Yên 2017 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nguồn vốn ODA tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 64 - 67)

Yên 2017 – 2020.

Với khẳng định quản lý nguồn vốn ODA là nghiệp vụ mang tầm quan trọng chiến lược của VDB hiện tại và tương lai. VDB xác định rõ chủ trương và quyết tâm cao trong việc tranh thủ cơ hội, luôn khẳng định VDB là tổ chức tài chính dẫn đầu về năng lực quản lý nguồn vốn này, VDB đã và đang xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng như cơng nghệ thơng tin,…để có thể huy động, tiếp nhận và quản lý có hiệu quả nghiệp vụ cho vay lại vốn ODA.

Giai đoạn 2017 - 2020 VDB Phú Yên tập trung xây dựng và đề nghị VDB xây dựng kế hoạch dựa trên một số giải pháp cầp thiết cần cho VDB Phú Yên để tăng cường hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA hơn nữa.

4.1.1 Về công tác khách hàng.

Cơng tác khách hàng có vai trị khá quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cũng như trong suốt q trình thu hồi và xử lý nợ vay đối với các dự án. Vì vậy cần đưa ra các kế hoạch cụ thể cho cơng tác tìm kiếm khách hàng như:

Chủ động tìm kiếm khách hàng, dự án: Chi nhánh cần phải tăng cường mối quan hệ với không chỉ các đơn vị trong nghành, mà cần mở rộng quan hệ với các cơ

quan của tỉnh để kịp thời nắm bắt chủ trương, chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Thông qua đó chi nhánh chủ động tìm hiểu, tiếp cận các dự án sẽ đầu tư mới trên địa bàn tỉnh có trong danh mục chương trình tài trợ; nắm bắt thời cơ, chủ động xây dựng kế hoạch, phân công cán bộ phụ trách theo từng mảng dự án để triển khai thực hiện. Chi nhánh cần phối hợp với các cơ quan trên địa bàn như Sở kế hoạch đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Hiệp hội doanh nghiệp, các tổ cức hiệp hội nghề, Ban quản lý khu công nghiệp... hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng, mời gọi các Tổng cơng ty, tập đồn, các doanh nghiệp tham dự giới thiệu các chính sách cho vay, những đặc điểm về nguồn vốn vay ODA tại VDB để khách hàng tiếp cận.

Phương pháp truyền miệng: Với đội ngũ cán bộ, nhân viên VDB Phú Yên hiện có thì phương pháp truyền miệng cũng tương đối hiệu quả trong việc tìm kiếm khách hàng mới. VDB Phú Yên cần xây dựng hình ảnh nhân viên với tác phong chuyên nghiệp và năng động ngay từ khâu tiếp xúc, giới thiệu về VDB cho đến khâu tư vấn và giải quyết vấn đề phát sinh. Để từ đó hình ảnh VDB có sức lan tỏa đến mọi người nói chung và các khách hàng mới nói chung.

Chủ động quảng bá hình ảnh: Tham gia giới thiệu tại các Hội thảo, triển lãm để quảng bá rộng rãi về VDB và chính sách về nguồn vốn ODA của nhà nước... đến các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Ngoài những phương pháp tiếp cận khách hàng truyền thống như trên thì có nhiều cách tiếp cận khách hàng hiện đại hơn, chẳng hạn như Marketing online: Marketing onsite, support online, pr online, sử dụng mạng xã hội, email marketing …

Đồng thời để việc triển khai chính sách khách hàng được hiệu quả, cần thiết phải có một cơ chế tài chính rõ ràng và khả thi hỗ trợ. VDB cần cần xây dựng cơ chế tài chính giúp Chi nhánh chủ động trong các phương án phục vụ khách hàng cũng là tăng thêm trách nhiệm Chi nhánh đối với khách hàng trên địa bàn tỉnh.

4.1.2 Nâng cao hiệu quả của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt.

Trước đây hầu hết các dự án thuộc nguồn vốn ODA Chi nhánh khơng chịu rủi ro tín dụng vì vậy chi nhánh khơng thẩm định dự án. Tuy nhiên hiện nay VDB có kế

hoạch các Chi nhánh sẽ phải chịu rủi ro tín dụng đối dự án ODA, nên công tác thẩm định cần phải được lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng.

Trước hết các phương pháp thẩm định, nội dung và các chỉ tiêu thẩm định phải không ngừng được cập nhập kiến thức mới.Việc đánh giá dự án phải được hực hiện dựa trên một hệ thống chỉ tiêu hợp lý để được đánh giá đầy đủ và toàn diện về dự án. Cần phải có thêm các tiêu chí đánh giá lạm phát, đánh gia rủi ro mà dự án có thể gặp phải, phân tích và định hình các thơng số này qua việc dự báo hay phân tích độ nhạy để xem ảnh hưởng của chúng đến dự án. Các rủi ro càng được tính tốn kỹ lưỡng thì tính an tồn càng cao. Đồng thời xây dựng các phương thức thẩm định một cách cụ thể cho các lĩnh vực đầu tư trên cơ sở thường xuyên cập nhật các thông tin của thị trường và các chính sách pháp luật có liên quan.

Để rút ngắn thời gian thẩm định, nâng cao chất lượng thẩm định dự án thì hoạt động thẩm định của ngân hàng nên được bắt đầu và phối kết hợp với nhà đầu tư ngay từ khi việc lạp kế hạch dự án được tiến hành; phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng giữa các phịng trong Chi nhánh, xử lý tình huống mới phát sinh kịp thời, quyết liệt; tổ chức cách thức thẩm định ngay từ đầu đối dự án cụ thể, kiểm sốt trình phối hợp thẩm định.

Thông tin thẩm định là cơ sở cho những phân tích, đánh giá của cán bộ thẩm định nên cán bộ thẩm định cần chú trọng đến chất lượng thông tin, thu thập thơng tin đầy đủ, chính xác. Ngồi những thơng tin chủ đầu tư cung cấp trong hồ sơ vay vốn, cần thu thập thêm thông tin thực tế từ nhiều nguồn khác nhau để tăng tính chính xác, khách quan. Trước hết cán bộ nghiệp vụ có thể tìm hiểu về doanh nghiệp bằng cách đi khảo sát thực tế tại doanh nghiệp. Ngồi ra cần thu thập các thơng tin về doanh nghiệp thông qua các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan thuế, hải quan, kiểm tốn, trung tâm thơng tin tín dụng ( CIC) … Các thơng tin thu thập được rất đa dạng, có khi trái ngược nhau, do đó cán bộ nghiệp vụ cần thanh lọc để sử dụng những thơng tin chính xác. Việc sử dụng những thơng tin này một cách hiệu quả, kết hợp với phương pháp phân tích, đánh giá tốt sẽ hạn chế được những yếu tố

chủ quan trong thẩm định khách hàng, thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định

Mặc khác không ngừng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ thẩm định, nâng cao năng lực công tác, phẩm chất, ý thức, trách nhiệm trong cơng việc của cán bộ thẩm định chủ động tìm kiếm dự án mới trong tỉnh, đồng thời có thể thực hiện việc tư vấn cho khách hàng trong suốt quá trình đầu tư của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nguồn vốn ODA tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)