Dự báo khả năng tiếp cận nguồnvốn ODA của Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nguồn vốn ODA tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 53 - 54)

tới.

Trong những năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc huy động và sử dụng vốn ODA, được các nhà tài trợ đánh giá tích cực và tiếp tục là nước sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Tại Việt Nam, nguồn vốn ODA được thực hiện dưới 3 hình thức. Trong đó, ODA viện trợ khơng hồn lại chiếm khoảng 10-12%, ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80% và ODA hỗn hợp chiếm khoảng 8-10%.

ODA cam kết dành cho Việt Nam trong hơn 20 năm qua không chỉ mang đến cho Việt Nam nguồn vốn bổ sung quan trọng, phục vụ quá trình phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển nơng nghiệp, nông thôn, xây dựng hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực,...Quan trọng hơn sự cam kết này cũng đồng thời khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn của Đảng và Chính phủ Việt Nam, sự tin tưởng của các Nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, cho nên nhu cầu nguồn vốn ODA để đầu tư cho các khu vực đầu tư công là rất lớn.

Tuy nhiên, sau khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, thì sự suy giảm nguồn vốn ODA khá rõ rệt. . Nhiều nhà tài trợ đã dừng hoặc chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp, như Anh thông báo dừng cấp vốn ODA từ năm 2016, các quốc gia Phần Lan, Na Uy đã và đang thực hiện chính sách giảm dần vốn ODA trong giai đoạn 2016-2020, đối tác cung cấp gần 30% vốn ODA cho Việt Nam là Ngân hàng Thế giới (WB) tháng 7 – 2017 chấm dứt ODA ưu đãi, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay kém ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đơi từ 35-40 năm cịn 15-20 năm hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5% thay vì trước đây là dưới 1%.

Ngồi ra thì tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao ở nhiểu nước, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt, căng thẳng địa chính trị diễn ra gay gắt; làn sóng di cư diễn ra ồ ạt làm bất ổn thêm tình hình chính trị - xã hội; thế giới xuất hiện nhiều dịch bệnh lạ và nguy hiểm với quy mô lớn; sự ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu,… đã đẩy nhiều nước công nghiệp phát triển lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ và đã phải điều chỉnh chính sách theo hướng khuyến khích phát triển trong nước nhiều hơn, làm sụt giảm khối lượng vốn ODA để cung cấp cho các nước khác. Nguồn vốn ODA tăng chậm và cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong việc thu hút vốn ODA sẽ tăng lên.

Như vậy có thể thấy trong thời gian tới, nhu cầu vốn ODA để phát triển xã hội ngày càng nhiều nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này lại gặp nhiều khó khăn hơn, do vậy các dự án đầu tư cần phải được xem xét kỹ lưỡng, nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý khoản vay để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, cần loại bỏ tư tưởng “xin” ODA vì ODA vẫn là khoản vay và có nghĩa vụ phải trả nợ; cần xác định các ưu tiên đầu tư khi sử dụng ODA và nâng cao công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án đảm bảo các dự án mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất, tránh để lại gánh nặng trả nợ cho đất nước sau này. Đồng thời cũng cần nắm bắt được những xu thế vận động của dịng vốn ODA để có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu hút ODA của các Nhà tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nguồn vốn ODA tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)