2.4 Đánh giá công tác quản lý nguồnvốn ODAtại VDB Phú Yên
2.4.5 Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.5.1 Nguyên nhân khách quan
Giai đoạn 2012-2016 do ảnh hưởng suy thối kinh tế tồn cầu đã tác động không nhỏ đến cam kết và giải ngân vốn ODA của các nhà tài trợ đối với Việt Nam.
Và nền kinh tế trong nước cũng chịu tác động khá lớn, nhiều nhà thầu dự án ODA gặp khó khăn về tình hình tài chính, thậm chí bị phá sản khơng thế tiếp tục hồn thành dự án, với các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật, không nhiều nhà đầu tư mặn mà, vì tốn kém chi phí và mức sinh lời thấp.
Quy định về quy trình quản lý vốn ODA còn phải qua nhiều khâu nhiều bước làm mất thời gian xử lý công việc gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án cũng như việc thực hiện thu nợ của ngân hàng.
Quy định về bảo đảm tiền vay còn nhiều rủi ro khi quy định tài sản bảo đảm phần lớn là tài sản hình thành từ vốn vay nên chưa nâng cao trách nhiệm trả nợ của Chủ đầu tư.
Việc giao các chỉ tiêu như kế hoạch giải ngân của Hội sở chính chưa căn cứ vào đề xuất của Chi nhánh.
Cơ chế xử lý rủi ro còn nhiều phụ thuộc vào Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ. Điều này làm kéo dài thời gian xử lý, không phù hợp với diễn biến thực tế của dự án.
Tài sản hình thành từ vốn vay như đường dây lưới điện dàn trải trên nhiều địa bàn hoặc tài sản của dự án cấp nước đa phần đều nằm trong lịng đất, gây khó khăn cho việc định giá tài sản để thực hiện ký hợp đồng bảo đảm tiền vay điều chỉnh và thực hiện kiểm tra theo định kỳ.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thơng tin cịn hạn chế, các phần mền xử lý công việc chậm, chưa ổn định, thường xuyên thay đổi. Hệ thống công nghệ thông tin của VDB chủ yếu phục vụ cơng tác kế tốn, chưa hỗ trợ nhiều cho các nghiệp vụ khác. Các chương trình thống kê báo cáo thì chậm, thường xuyên bị sự cố.
2.4.5.2 Nguyên nhân chủ quan
Chưa có sự thống nhất giữa Chủ đầu tư và cơ quan quản lý khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, làm phát sinh phí trả chậm.
Chủ đầu tư có sự thay đổi bộ máy nhân sự do chuyển đổi mơ hình hoạt động, bộ máy quản lý mới chưa nhận thức rõ về những nghĩa vụ phải trả cho VDB Phú
Yên, đồng thời chưa có sự phân cơng rõ ràng nhân viên làm nhiệm vụ trả nợ, gây khó khăn cho CBTD của ngân hàng khi thực hiện liên hệ, đôn đốc trả nợ.
Việc quản lý tài sản hình thành từ vốn vay của Chủ đầu tư còn khá lỏng lẻo hoặc chưa quan tâm chú trọng đến công tác này, đã làm giảm nhanh giá trị bảo đảm cho khoản vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 tập trung phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại VDB Phú Yên. Từ phân tích thực trạng, ta thấy được nhìn chung cơng tác quản lý nguồn vốn ODA tại Chi nhánh tương đối tốt. Điểm nổi bật trong quản lý nguồn vốn ODA là công tác thu hồi nợ vay các dự án được Chi nhánh thực hiện tốt, qua các năm luôn hoàn thành kế hoạch được giao; các dự án được hoàn thành và đưa vào hoạt động đúng theo kế hoạch và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh Phú Yên.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012-2016 Chi nhánh khơng có sự tăng trưởng về số lượng dự án mới. Nguyên nhân chủ yếu cả về khách quan và chủ quan đó là: ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới giai đoạn 2012-2016; những nguyên nhân thuộc về cơ chế, quy trình, thủ tục của Nhà nước và VDB; hệ thống cơng nghệ thơng tin cịn yếu kém và sự thiếu thống nhất của Chủ đầu tư khi thực hiện trả nợ vay cho Chi nhánh.
Những kết quả phân tích trên sẽ là tiền để để có những giải pháp khắc phục và đề xuất kiến nghị trong chương 3, để công tác quản lý nguồn vốn ODA tại Chi nhánh nói riêng và VDB nói chung được hồn thiện hơn.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-PHÚ YÊN