CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN
1.6 Kinh nghiệm thực tiễn về động viên nhân viên của một vài Ngân Hàng TMCP tạ
1.6.2 Kinh nghiệm động viên nhân viên tại Sacombank
Quan điểm của Sacombank là ln duy trì chính sách đối với ngƣời lao động ln ở vị trí nhóm đầu các ngân hàng TMCP tại Việt Nam thông qua cơ chế lƣơng, thƣởng cạnh tranh và đảm bảo một môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp nhằm phát huy sức sáng tạo và tình đồn kết của đội ngũ nhân viên trên toàn hệ thống. Năm 2012, Sacombank đã thực hiện các chính sách này nhƣ sau:
Cơ chế lƣơng, thƣởng cạnh tranh: năm 2012, mức lƣơng bình quân hàng
tháng/nhân viên (chƣa bao gồm lƣơng tháng 13 và lƣơng kinh doanh): 9,5 triệu/nhân viên/tháng. Đối với các khoản thƣởng cuối năm: ngoài lƣơng tháng 13 thì mỗi nhân viên đƣợc hƣởng tƣơng đƣơng 1,5 tháng lƣơng. Thu nhập bình quân: 14,7 triệu/tháng/nhân viên. Trong nhiều năm liền Sacombank luôn thuộc tốp 6 ngân hàng TMCP Việt Nam có mức lƣơng cao nhất thị trƣờng này.
Chính sách lao động phù hợp: trong 10.419 nhân viên, trên 70% có độ tuổi
bình qn dƣới 30 và hầu hết đều đƣợc đào tạo bài bản, đáp ứng tốt yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng của hoạt động ngân hàng. Trong thời gian qua, Sacombank đã hoàn thiện và triển khai đến từng nhân viên bộ tiêu chuẩn chức danh và sơ đồ thăng
tiến của từng chức danh. Việc làm này giúp mỗi nhân viên ngay từ khi vừa gia nhập Sacombank có thể xác định một cách cụ thể kế hoạch nghề nghiệp của mình.
Trong năm 2012, Sacombank tiếp tục triển khai các hoạt động quy hoạch, đào tạo theo từng chức danh và đào tạo cán bộ quản lý, tổ chức các phong trào nhằm phát huy sức sáng tạo của đội ngũ nhân sự để từ đó kịp thời vinh danh cá nhân xuất sắc. Tiêu biểu là Hội thi tài năng Sacombank 2012 đƣợc tổ chức vào quý 4 đã tạo cơ hội cho hàng ngàn nhân viên khẳng định và tôn vinh giá trị nghề nghiệp. Cuộc thi đã phát hiện đƣợc những tài năng thực sự để quy hoạch thành đội ngũ cán bộ quản lý trong tƣơng lai. Cũng trong năm 2012, Sacombank đã ban hành Bộ tiêu chuẩn năng lực dành cho cán bộ quản lý tại các chi nhánh. Bộ tiêu chuẩn mô tả chi tiết các yêu cầu về kiến thức (nghiệp vụ và kinh tế xã hội), về các kỹ năng và tố chất của các cấp quản lý tại chi nhánh. Từ đây, giúp mỗi nhân viên có thể trang bị cho bản thân những tiêu chuẩn cần thiết để định hƣớng nghề nghiệp phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo dành cho các chức danh này cũng đi vào trọng tâm và mang tính thực tiễn cao hơn. Lộ trình trong 2013, Bộ tiêu chuẩn năng lực sẽ đƣợc mở rộng cho cán bộ quản lý tại các Đơn vị nghiệp vụ Ngân hàng.
Công tác đào tạo chuyên nghiệp: trong năm 2012, Sacombank đã tổ chức
1.663 khóa đào tạo cho 33.618 lƣợt nhân viên tham gia, trong đó có 142 học viên là cán bộ quản lý tham gia và đạt chứng chỉ Giám đốc Chi nhánh do học viện Ngân hàng BH Hà Lan cấp và gần 400 học viên tham gia chƣơng trình đào tạo Trƣởng PGD tại tất cả các địa điểm trên toàn quốc và tại nƣớc ngoài. Với ngân sách đào tạo hàng năm là 15 tỷ đồng, đây chính là một trong những yếu tố hỗ trợ cho Sacombank có 1 đội ngũ cán bộ nhân sự ổn địnhvới chất lƣợng đồng đều trên khắp cả nƣớc. Bên cạnh đó, Sacombank liên tục tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo tại nƣớc ngoài và khảo sát thực tế tại các ngân hàng quốc tế, nhƣ chƣơng trình đào tạo thực tế tại ngân hàng Citibank, HSBC tại Hongkong vừa diễn ra trong năm 2012, hay chuyến khảo sát thực tế tại Singapore đến các ngân hàng UOB, Deutschebank, DBS, JP Morgan, Bank of America trong quý 2 năm 2012. Đặc biệt, trong năm 2012 Sacombank đã triển khai chƣơng trình đào tạo trực tuyến e-learning với 4 Tính năng chính: (1) Học
và thi trên máy tính có kết nối với máy chủ ngân hàng bất kỳ thời gian nào, (2) Ghi nhận kết quả học và thi, cho phép rà soát kiến thức nhân viên trên diện rộng, (3) Thƣ viện tài liệu với kho kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng tham khảo, (4) Diễn đàn trao đổi thảo luận các đề tài đã học giúp cho việc học tập của nhân viên khơng cịn giới hạn bởi khoảng cách địa lý.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng khẳng định “con ngƣời là tài sản quý giá nhất”. Nhƣng tinh thần ấy chỉ thật sự thể hiện khi có sự đầu tƣ nghiêm túc để phát huy giá trị của tài sản này. Ở Sacombank thật sự đang làm điều đó. Sacombank đã và đang nỗ lực gây dựng một văn hóa học tập khơng ngừng và tạo ra những giá trị trong cơng cuộc phát triển của Sacombank nói riêng, ngành ngân hàng nói chung.
So sánh với ACB và điểm nổi bật ở công tác động viên mà ACB cần học hỏi:
Cả hai ngân hàng ACB và Sacombank đều rất chú trọng vào việc duy trì mức thu nhập nhân viên ln thuộc tốp các NH có mức lƣơng cao nhất hệ thống. Bên cạnh đó cơng tác đào tạo, định hƣớng nghề nghiệp và thăng tiến cho nhân viên luôn đƣợc quan tâm và đƣợc đầu tƣ một cách nghiêm túc ở cả hai ngân hàng này. Riêng chính sách lao động ở Sacombank có nhiều điểm nổi bật mà ACB chƣa có cần phải học hỏi đó là: thứ nhất, ACB cũng cần ban hành bộ tiêu chuẩn chức danh cho từng vị trí và sơ đồ thăng tiến của từng chức danh để nhân viên có kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng. Thứ hai, ACB cần xem xét tổ chức các hội thi tài năng để phát hiện và bồi dƣỡng ngƣời giỏi. Thứ ba, ACB cần tiến tới ban hành Bộ tiêu chuẩn năng lực dành cho cán bộ quản lý vì điều này giúp mỗi nhân viên có thể trang bị cho bản thân những tiêu chuẩn cần thiết để định hƣớng nghề nghiệp phù hợp. Tất cả những điểm nổi bật này sẽ góp phần làm cho quá trình thăng tiến của nhân viên trở nên rõ ràng mang tính cạnh tranh, cơng bằng cho tất cả ngƣời lao động tại ngân hàng.