Kinh nghiệm các nước về phát triển Ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách huyện, trường hợp huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 25 - 30)

7. Kết cấu của nghiên cứu

1.3. Kinh nghiệm các nước về phát triển Ngân sách địa phương

1.3.1. Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản quản lý NSNN áp dụng cơ chế phân cấp ngân sách linh hoạt để điều hoà nguồn lực giữa các cấp ngân sách được công bằng. Phân định rõ các nguồn thu và nhiệm vụ chi rất cụ thể cho từng cấp ngân sách.

Nhật Bản, bộ máy chính quyền Nhà nước chia thành: cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp thành phố, thị xã và cấp xã. Cấp tỉnh và cấp thành phố, thị xã và cấp xã là cấp địa phương.

Quản lý chi NSNN chú trọng đến hiệu quả của chi ngân sách, có tác động gì đến khai thác nguồn thu và kích thích các đơn vị thụ hưởng ngân sách chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo chức năng và nhiệm vụ của đơn vị.

Nhật Bản chuyển từ hệ thống phê chuẩn sang hệ thống tư vấn; thơng qua hệ thống này, chính quyền địa phương có thể thực hiện vay nợ mà khơng cần có sự chấp thuận của Hội đồng địa phương.

1.3.2. Singapore

Chính phủ Singapore đã kiềm chế chặt chẽ chi tiêu trong giới hạn của nguồn thu, tạo ra sự thặng dư ngân sách vừa phải trong khoảng thời gian dài.

Từ năm 1989-1996 thực hiện lập kế hoạch thu, chi ngân sách theo sự bỏ phiếu của các cử tri đại diện. Phương thức này đã tạo sự linh hoạt trong tái phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, cịn nhiều ràng buộc, vẫn cịn tồn tại như: khơng thể thay đổi quỹ tiền tệ giữa các năm, thiếu thông tin đầu ra và kết quả, cũng như sự tồn tại dai dẳng q nhiều việc kiểm sốt các quyết định tài chính.

Từ năm 1999 đến nay lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra. Với những kinh nghiệm được tích luỹ qua các lần cải cách quản lý NSNN đã giúp cho

Singapore thực hiện thành công phương thức lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra. Chương trình cụ thể:

- Xác định và đo lường các chi tiết và báo cáo những đầu ra (hàng hố cơng) được tạo bởi các cơ quan nhà nước.

- Mô tả mối liên kết giữa đầu ra của các cơ quan nhà nước và kết quả mong muốn đạt được theo chiến lược phát triển của Nhà nước.

- Báo cáo công khai đầu ra then chốt dựa vào các chỉ tiêu thực hiện chương trình mục tiêu.

1.3.3. Trung Quốc

Hệ thống ngân sách nhà nước của Trung Quốc được chia thành ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách ở các cấp địa phương bao gồm:

- Ngân sách tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc) - Ngân sách thành phố trực thuộc tỉnh (châu tự trị) - Ngân sách huyện (huyện tự trị)

- Ngân sách xã (thị trấn)

- Về ngân sách: theo quy định của Hiến pháp, mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách. Các cấp ngân sách ở Trung Quốc được thống nhất chỉ đạo và phân cấp quản lý trên cơ sở thống nhất về chính sách, chế độ và kế hoạch dự tốn của trung ương, cho phép ngân sách các cấp ở địa phương được thực hiện quyền điều chỉnh dự toán, quyền sử dụng linh hoạt các nguồn lực tài chính, quyền thi hành những biện pháp tài chính cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương.

- Về phân cấp nguồn thu:

+ Các khoản thu 100% của ngân sách trung ương bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp do trung ương quản lý, thuế thu nhập các ngân hàng, thuế doanh thu của ngành đường sắt, bảo hiểm, thuế tiêu thụ đặc biệt…

+ Các khoản thu 100% của ngân sách địa phương bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp do địa phương quản lý, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất, thuế giao dịch chứng khốn, thuế đặc sản nơng nghiệp, thuế sát sinh, thuế hợp đồng…

+ Các khoản phân chia giữa trung ương và địa phương bao gồm thuế VAT – trung ương 75%, địa phương 25%; thuế tài nguyên…

Với phương pháp phân định này, Trung Quốc thực hiện theo nguyên tắc “4/6” có nghĩa là ngân sách trung ương kiểm sốt ít nhất 60% tổng thu ngân sách nhà nước, 40% (trong số 60% ngân sách trung ương được hưởng) được chi ở cấp trung ương, còn lại 20% được phân bổ cho ngân sách địa phương theo hình thức trợ cấp.

- Trung Quốc lập quỹ Hỗ trợ ngân sách trung ương đối với các địa phương. Nguồn hình thành quỹ này được trích một phần trong số thu về ngân sách trung ương. Ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương bằng nhiều hình thức như hỗ trợ chung, hỗ trợ có mục tiêu, bổ sung cho ngân sách địa phương. Hình thức bổ sung (trợ cấp) nhằm giúp cho địa phương khơng có khả năng cân đối được thu, chi. Hỗ trợ có mục tiêu nhằm khuyến khích các địa phương phát triển những lĩnh vực chung của đất nước.

Trong trường hợp bị mất khả năng cân đối thu, chi ngân sách địa phương chủ yếu thực hiện điều chỉnh lại các khoản chi thuộc cấp mình quản lý. Nếu trong phạm vi điều chỉnh vẫn khơng có khả năng cân đối được thì sẽ được nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Ngân sách trung ương khi mất khả năng cân đối thu, chi có thể thực hiện bằng các hình thức vay nợ trong nước và nước ngoài.

1.3.4. Thái Lan

Thái Lan là một nước lớn trong khu vực Đơng Nam Á. Diện tích 513.115 km2; dân số khoảng 63 triệu người. Thái Lan tổ chức quản lý đất nước theo mơ hình “Tam quyền phân lập”. Hệ thống chính quyền được tổ chức như sau: cấp Trung ương (gồm Văn phòng nội các, 20 Bộ chuyên ngành; quỹ Trung ương; các đơn vị theo quy định của Hiến pháp…); cấp địa phương: cấp tỉnh (Bangkok và Patrayia hưởng quy chế riêng); cấp đô thi, cấp xã.

Ngân sách địa phương của Thái Lan do Hội đồng dân cư địa phương quyết định trên cơ sở các chính sách kinh tế tài chính của Trung ương và phù hợp với kế hoạch tài chính trung hạn. Mơ hình ngân sách của Thái Lan là mơ hình “khơng lồng ghép”. Nghĩa là ngân sách của một cấp không tổng hợp từ ngân sách cấp dưới; kết

cấu ngân sách địa phương gồm 2 phần: phần 1 – Được sử dụng theo chế độ, chính sách của địa phương; phần 2 – Được sử dụng không theo các quy định của địa phương. Hội đồng dân cư địa phương thông qua các khoản thu, chi trong từng niên độ thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương. Đến nay có khoảng 35% nguồn thu ngân sách đã được giao cho địa phương. Ở Thái Lan cịn áp dụng nhiều hình thức trợ cấp ngân sách cho các địa phương: trợ cấp mục tiêu; trợ cấp không mục tiêu, trợ cấp chung, trợ cấp đặc biệt.

Ở Trung ương q trình dự tốn ngân sách được bắt đầu từ tháng 11. Quy trình lập, phân bổ ngân sách ở Thái Lan gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị và xây dựng dự toán ngân sách (từ tháng 11 hàng năm đến tháng 6 năm sau); giai đoạn thảo luận và thông qua dự toán ngân sách (tháng 6 đến tháng 9 trong năm). Giai đoạn điều chỉnh dự toán ngân sách (trong tháng 9).

Quy trình và lập bổ sung ngân sách địa phương cũng được tiến hành tương tự như ở Trung ương và được tiến hành song song với Trung ương.

1.3.5. Những bài học kinh nghiệm

Sau khi nghiên cứu tình hình quản lý ngân sách giữa Trung ương và địa phương ở một số nước trên thế giới, để áp dụng vào tình hình của địa phương, tác giả xin rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, tổ chức hệ thống ngân sách phải phù hợp với hệ thống hành chính;

Nhà nước chỉ có một ngân sách, tập hợp tất cả các khoản thu và khoản chi.

Thứ hai, mọi khoản thu, chi đều phải được quản lý qua ngân sách nhà nước,

khơng có tình trạng để ngồi ngân sách.

Thứ ba, thực hiện nguyên tắc trung thực, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được

phản ánh chính xác, đầy đủ, đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Thứ tư, thực hiện ngun tắc cơng khai, chính quyền các cấp đều phải công bố

công khai ngân sách trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ năm, việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở các nước không lồng

không bao gồm ngân sách địa phương; mỗi cấp chính quyền tự lập, duyệt và thực hiện ngân sách cấp mình.

Thứ sáu, xu hướng chung là các khoản thu lớn được tập trung vào cấp trung

ương nhằm tạo ra được “các cú đấm chiến lược” để tác động mạnh vào cơ cấu kinh tế, tạo được các bước đột phá trong phát triện kinh tế - xã hội, còn các khoản thu nhỏ để lại cho địa phương.

Thứ bảy, phân định thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước giữa các cấp

rõ ràng kể từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách.

Kết luận chương 1

Ngày nay, ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách nhà nước cấp huyện nói riêng khơng chỉ là cơng cụ động viên, khai thác mại nguồn lực tài chính của xã hội mà cịn là cơng cụ quản lý, điều chỉnh mọi hoạt động kinh tế, xã hội của một quốc gia, một địa phương.

Để hiểu rõ tầm quan trọng của ngân sách nhà nước cấp huyện, trước hết phải nhận thức một cách đầy đủ, chính xác các nội dung về quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách cấp huyện nói riêng.

Và thơng qua Chương 1 luận văn đã nghiên cứu các vấn đề về lý luận về quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách cấp huyện nói riêng; kinh nghiệm của các nước về quản lý ngân sách; cũng như các tiêu chí đánh giá hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và thành phần chi tiêu cơng cấp huyện.

Đây chính là tiền đề cho việc phân tích và đánh giá quy mô và thành phần chi tiêu công, so sánh huyện Đầm Dơi với các huyện khác tỉnh Cà Mau được trình bày ở Chương 2.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN ĐẦM DƠI

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đầm Dơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách huyện, trường hợp huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)