Về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách huyện, trường hợp huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu của nghiên cứu

2.1.2. Về kinh tế xã hội

2.1.2.1. Về Kinh tế

Tình hình kinh tế của huyện Đầm Dơi trong những năm qua phát triển khá, đời sống nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng lên, các vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội được tập trung giải quyết một cách tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “Ngư – nông – lâm nghiệp; Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ”; thế mạnh của huyện là vùng nuôi trồng thủy sản và là vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất của tỉnh Cà Mau.

Kinh tế phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người đều tăng; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển, nhất là xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, xây dựng mạng lưới

cấp điện, cấp nước, bưu chính, viễn thông… tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

2.1.2.2. Về xã hội

- Giáo dục, đào tạo: Xây dựng mạng lưới trường học các cấp một cách hợp lý, đảm bảo thuận lợi cho học sinh đến trường; xây dựng thêm trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông phù hợp với quy hoạch của ngành Giáo dục và Đào tạo; tăng tỷ lệ huy động học sinh các cấp đến trường, nhất là đối với bậc tiểu học, mẫu giáo, mầm non. Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện để tăng số trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao hiệu quả giáo dục các cấp học.

- Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân: mở rộng và xã hội hố cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, hồn thiện mạng lưới y tế từ huyện đến xã, tổ y tế khóm, ấp. Tăng cường y tế dự phòng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, ngăn ngừa khống chế các dịch bệnh. Tăng cường quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm trên địa bàn. Khuyến khích nhân dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, từng bước nâng cao tỷ lệ số người tham gia, tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

- Văn hóa thể thao: tăng cường xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, cấp xã; tiếp tục thực hiện phong trào tồn dân xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; phát triển thể dục, thể thao, đẩy mạnh phong trào tập luyện và thi đấu thể thao; nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, khóm, ấp văn hóa theo tiêu chí xây dựng nơng thơn mới.

- Giải quyết các vấn đề xã hội: thực hiện có hiệu quả chương trình giãm nghèo, việc làm, đào tạo dạy nghề cho lao động, nhất là lao động nông thôn. Tiếp thực thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng với nước, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Luật bình đẳng giới.

- Khoa học công nghệ, môi trường: đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống; tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; tăng cường công tác bảo vệ tài

nguyên, môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học để phát triển bền vững, chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dân, phịng tránh thiên tai.

- Quốc phòng, an ninh: kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, tăng cường công tác giáo dục kiến thức quốc phòng an ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách huyện, trường hợp huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)