So sánh cơ cấu thu ngân sách với các huyện khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách huyện, trường hợp huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 47)

Nguồn: Báo cáo Quyết toán NSNN tỉnh Cà Mau các năm từ 2007-2014

2.4.2. Về chi ngân sách

Cùng với nguồn thu tăng lên, trong những năm qua về cơ cấu các khoản chi của các huyện khơng có sự thay đổi; về cơ cấu chi ngân sách cấp huyện bao gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi khác, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất từ 73% đến 81%.

Về số tuyệt đối, các khoản chi tăng dần qua các năm, riêng chi đầu tư phát triển có giãm xuống trong một số năm nhưng sau đó tiếp tục tăng lên. Theo đó, cơng tác phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển được quan tâm, tạo điều kiện thúc đẩy việc giải ngân đối với các dự án, cơng trình; thực hiện bố trí vốn đầu tư, sửa chữa theo thứ tự ưu tiên cho các dự án đang thực hiện, cơng trình cơng cộng hoặc các dự án bức xúc. Trong chi thường xuyên thì các khoản chi cho con người chiếm tỷ trọng khá lớn trên 60% tổng chi ngân sách địa phương như: lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, Y tế, Quản lý hành chính; trong khi đó các lĩnh vực khác như: chi chi đảm bảo xã hội, chi sự nghiệp khoa học cơng nghệ, sự nghiệp mơi trường, văn hố, thể dục thể thao còn rất thấp.

Biều đồ 2.11 So sánh cơ cấu chi ngân sách với các huyện khác

Nguồn: Báo cáo Quyết toán NSNN tỉnh Cà Mau các năm từ 2007-2014

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Huyện Đầm Dơi Huyện Trần Văn Thời Huyện Thới Bình Huyện U Minh

Tón lại: Trong giai đoạn 2007-2014, huyện Đầm Dơi đã có những bước phát

triển về kinh tế, song Đầm Dơi vẫn cịn là huyện khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 21,81%, hộ cận nghèo chiếm 17,44% so với tỉnh; đường ô tô về trung tâm huyện còn phải qua phà. Mặt dù có những hạn chế về địa lý, cơ sở hạ tầng yếu kém, phát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên nhiên nhiên, Đầm Dơi vẫn đang gắng sức để thu hẹp khoảng cách kinh tế với các huyện, thành phố lân cận nói riêng và cả tỉnh nói chung. Cùng với đó, định hướng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện là tập trung nguồn lực để phát triển nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Nông, lâm, ngư nghiệp; Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ, mà trọng tâm là xây dựng giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hầu hết các huyện lân cận có điều kiện tương đồng như huyện Đầm Dơi, việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển khác dành cho đầu tư phát triển cịn nhiều hạn chế, thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là chủ yếu. Tuy nhiên, chính sách tài chính cơng thiếu bền vững và chưa thực sự hỗ trợ cho chính sách phát triển kinh tế của địa phương. Về chính sách thu NSĐP thiếu tính bền vững, nguồn thu đặc biệt chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu thu. Bên cạnh đó nguồn thu thiếu ổn định và phụ thuộc nhiều vào các khoản thu không bền vững khiến cho huyện khó giữ được tốc độ tăng trưởng nguồn thu như hiện nay. Cơ cấu thu thiếu bền vững còn thể hiện ở khoản thu từ lĩnh vực sản xuất có xu hướng giãm và thu từ hoạt động xây dựng và các khoản thu từ khu vực DNTN chiếm trên 50% …

Thu ngân sách các huyện không đảm bảo nguyên tắc thu bù chi, thu NSĐP chỉ đảm bảo được xấp xỉ 38% chi thường xuyên, còn chi đầu tư phát triển gần như phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp từ ngân sách tỉnh. Trong khi nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng thì thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên về tỷ trọng lại có xu hướng giãm dần. Mặt khác, chi đầu tư phát triển lại khơng đảm bảo những ưu tiên của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thêm vào đó, chính sách phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2011-2015 có những ưu tiên khác nhau, tuy nhiên cơ cấu chi tiêu cơng lại khơng có sự khác biệt đáng kể nào. Nguồn lực có hạn,

chi tiêu dàn trãi khơng tập trung đúng trọng tâm, trọng điểm, gây thất thốt, lãng phí nên chính sách chi tiêu cơng hiện nay chưa thực sự hỗ trợ tốt cho chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

So sánh với các huyện lân cận có điều kiện tương đồng với huyện Đầm Dơi tỷ lệ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của các huyện là tương đối đồng nhất với nhau. Tỷ lệ chi đầu tư phát triển chỉ xấp xỉ 13% trong cơ cấu chi ngân sách. Điều này cho thấy chính sách phân cấp chi đầu tư phát triển của tỉnh áp dụng với các huyện nhận trợ cấp từ ngân sách tỉnh gần như áp dụng chung đồng nhất mà chưa tính đến những đặc thù phát triển kinh tế cho từng huyện.

2.5. Nhận xét

2.5.1. Những kết quả đạt được

Trên cơ sở tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách cũng như thực trạng quy mô và thành phần chi tiêu công huyện Đầm Dơi đã được phân tích ở trên thì cơng tác quản lý ngân sách tại huyện Đầm Dơi đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, thành tựu trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước.

Có thể thấy trong thời gian từ 2007-2014, thu ngân sách nhà nước huyện Đầm Dơi qua các năm điều đạt và vượt dự tốn (riêng năm 2014 thu khơng đạt dự tốn), số thu năm sau cao hơn năm trước. Kết quả thu ngân sách đạt tương đối toàn diện trên các lĩnh vực thu thuế, phí và lệ phí, thu khác ngân sách.

Ngồi ra, với nguồn thu đạt được ngày càng tăng sẽ tạo điều kiện tăng tính chủ động trong việc điều tiết nền kinh tế, trong công tác điều hành ngân sách nhà nước đồng thời tăng tích lũy nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, cụ thể:

- Về đảm bảo cơng bằng xã hội: tuy vẫn cịn có sự chênh lệch về thu nhập giữa các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, nhưng nhìn chung cơ quan thuế đã từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch này thông qua việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế đúng quy trình, giãm bớt thời gian, thực hiện kê khai thuế qua mạng, nộp thuế qua ngân hàng, đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế. Ngoài ra, cơ quan thuế cịn tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, cơng khai, minh bạch giữa các

doanh nghiệp, kịp thời ngăn chặn các gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

- Về điều tiết vĩ mô nền kinh tế: kinh tế huyện Đầm Dơi đã có những bước phát triển đáng kể một phần là nhờ thuế đã phát huy vai trị là cơng cụ quản lý vĩ mô và điều tiết nền kinh tế. Trong đó, có thể nói quy trình quản lý thuế đang thực hiện đóng góp rất lớn vào việc phát huy vai trị của ngành thuế. Đó là quy trình quản lý thuế theo chế độ tự tính, tự kê khai và nộp thuế qua ngân hàng đối với các cơ sở kinh doanh, theo đó các cơ sở này phải tự chịu trách nhiệm về số liệu đã kê khai, điều này đảm bảo được tính tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của đối tượng nộp thuế. Hơn nữa, cơ chế này cịn kích thích các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả hơn do tự tính tốn và kiểm sốt được thu nhập và chi phí của mình, góp phần phát triển kinh tế của huyện nói riêng và nền kinh tế nói chung.

- Về cung cấp dịch vụ công cộng: thông qua các khoản thu từ thuế, huyện đã thực hiện các khoản chi tiêu nhằm cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cơng cho xã hội. Tuy chưa thể khắc phục hết những hạn chế của nền kinh tế thị trường, nhưng việc cung cấp những hàng hóa và dịch vụ cơng như hiện nay đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu của người dân mà nền kinh tế thị trường vốn không đáp ứng được. Do đó, có thể nói huyện Đầm Dơi đã rất tích cực trong việc phát huy vai trị khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường của thuế.

Ngồi ra cơng tác tun truyền Luật quản lý thuế và các văn bản về thuế mới ban hành tương đối đạt hiệu quả, nhờ đó việc thực thi các chính sách thuế dần đi vào nề nếp, ý thức chấp hành của người dân cũng từng bước được nâng lên, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, những thành tựu trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.

Cùng với nguồn thu ngân sách tăng lên qua các năm, số chi ngân sách cấp huyện cũng được tăng lên tương ứng, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Nhiệm vụ chi được phân bổ hợp lý, cơ cấu giữa chi đầu tư và chi thường xuyên phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Quan điểm về tiết kiệm, sử

dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính ngày càng được đổi mới cả trong tư duy và cách làm, cách thức sử dụng vốn cho đầu tư phát triển, trong cấp phát thanh toán vốn đầu tư, khoán chi, kiểm soát chi.

Chức năng tài chính được nhận thức không chỉ đơn thuần là phân phối và giám sát các nguồn lực, mà tổ chức sử dụng có chủ định các nguồn lực có được trong một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó ln đảm bảo kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo, cụ thể:

- Ưu tiên dành bố trí kinh phí cho các chương trình, các mục tiêu quốc gia, tăng chi cho giáo dục, y tế và đảm bảo xã hội.

- Thiết lập các hình thức cấp phát tương đối phù hợp với từng loại hình đơn vị và yêu cầu quản lý, kiểm soát chi.

- Từng bước xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi khoản chi tới mối quan hệ với kinh tế, chính trị, xã hội để thiết lập một phương án chi ngân sách hợp lý trong từng giai đoạn nhất định.

Nhờ đó, huyện Đầm Dơi đã tạo được hiệu quả về mặt xã hội như:

- Thu nhập bình quân đầu người tăng lên từ 17 triệu đồng/ người năm 2010 tăng lên 32 triệu đồng năm 2014; từng bước phát triển về văn hóa, xã hội, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, gắn phát triển kinh tế với tiến bộ, cơng bằng xã hội. Bên cạnh đó, huyện đã dần tạo cơ hội bình đẳng cho nhân dân trong hưởng thụ các dịch vụ văn hóa, thể dục thể thao và các phúc lợi xã hội.

- Xây dựng được đời sống văn hóa lành mạnh, ngày càng nâng cao chất lượng các phong trào “toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” cơng tác thơng tin tuyên truyền cổ động ngày càng đổi mới giúp người dân ngày càng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa.

- Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng lên, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng hàng năm đạt trên 89%; các chương trình y tế quốc gia nhằm phòng ngừa và giãm tỷ lệ mắc bệnh được chú trọng, nhờ đó sức khỏe người dân được đảm bảo, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách, trẻ em nghèo, người cao tuổi…

- Công tác xử lý ô nhiểm mơi trường được thực hiện khẩn trương, nhờ đó giãm được tình trạng ơ nhiểm mơi trường, dần hình thành mơi trường xanh, sạch, đẹp cho người dân sinh hoạt và làm việc.

- An ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được ổn định trong mọi tình huống, chủ động đấu tranh triệt phá mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch tạo điều kiện phát triển kinh tế.

Thứ ba, trong công tác quản lý các biện pháp cân đối ngân sách được huyện

thực hiện khá tốt; kết dư ngân sách qua các năm đều tăng, tạo nguồn tích lũy dự phịng để cân đối chi ngân sách huyện được chủ động. Bên cạnh tạo được nguồn kết dư ngân sách và sắp xếp các khoản chi tiết kiệm, việc sử dụng dự phòng một cách hợp lý, quản lý theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện các khoản chi trong năm trên các lĩnh vực đã tạo điều kiện cho huyện kịp thời thực hiện các biện pháp cân đối ngân sách một cách hợp lý.

Thứ tư, trong quản lý chu trình ngân sách, các cơ quan chức năng có bước

chuyển biến tích cực trong thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn về chế độ quản lý tài chính có liên quan, từng bước đưa cơng tác quản lý tài chính vào hoạt động có nề nếp từ việc lập, chấp hành đến quyết toán ngân sách; phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Phần lớn các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước ngày càng nâng cao trách nhiệm trong xây dựng dự toán theo hướng dựa vào yêu cầu, nhiệm vụ và kết quả sử dụng các năm trước đảm bảo phản ánh kết quả vào dự tốn ngân sách; trong q trình chấp hành dự tốn, tăng cường khai thác nguồn thu, giãm phát sinh ngồi dự tốn; trong khâu quyết tốn ngân sách ngày càng phản ánh được kết quả hoạt động thực tiễn, làm cơ sở cho việc đánh giá và xây dựng dự toán cho năm sau.

Thứ năm, công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm tốn đã góp phần phịng ngừa

hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước, tăng cường kỹ luật, kỹ cương tài chính, khắc phục các yếu kém trong hoạt động tài chính và nâng cao năng lực quản lý ngân sách của các cơ quan chức năng.

Ngồi ra, cơng tác thi đua khen thưởng đã từng bước có những thay đổi về phương pháp, cách thức, nội dung thi đua thúc đẩy phong trào thi đua phát triển, từng bước tạo động lực cho các cơ quan, đơn vị hăng hái tham gia thi đua, cùng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cơng tác tài chính.

Những thành tựu đạt được nêu trên trong công tác quản lý ngân sách cấp huyện chủ yếu là nhờ vào những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, được sự chỉ đạo của cấp trên, cùng với sự đoàn kết, thống nhất và

không ngừng nỗ lực, phấn đấu, chủ động sáng tạo của các ban, ngành, UBND các xã, thị trấn; tình hình ngân sách nhà nước huyện Đầm Dơi ngày càng thể hiện được vai trị của mình trong nền kinh tế. Các khoản thu được khai thác, huy động, tập trung ngày một lớn; các khoản chi được tiết kiệm, hiệu quả.

Thứ hai, các cấp ủy đảng chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, dám làm,

dám chịu trách nhiệm, làm việc theo chương trình, kế hoạch, mạnh dạn đề ra các biện pháp đột phá trên các lĩnh vực đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang đô thị.

Thứ ba, thế mạnh của huyện là vùng nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi tôm

công nghiệp đồng bộ với đầu tư cơ sở hạ tầng đồng thời mở rộng diện tích ni tơm quảng canh cải tiến, thực hiện nuôi tôm kết hợp với các loại thủy sản khác để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Thứ tư, tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của phần lớn các đơn vị dự

toán trong lập, chấp hành, quyết tốn ngân sách cũng như trong cơng tác quản lý tài chính, tích cực tham gia phong trào thi đua, đẩy mạnh hiệu quả trong công tác quản lý tài chính.

Thứ năm, Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi đã chú trọng xây dựng và thực

hiện một cách nghiêm túc công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, cụ thể hóa các chế độ, chính sách đối với các cán bộ được cử đi đào tạo;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách huyện, trường hợp huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)