Tình hình biến động Lãi suất tiền gởi và Lãi suất cho vay qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 55)

2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NH VCB Đà Nẵng

2.2.1 Tình hình biến động Lãi suất tiền gởi và Lãi suất cho vay qua các năm

Chính sách, cơ chế điều hành lãi suất của VCB điều chỉnh theo từng thời kỳ, tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh, thị trường và cả chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.

Bảng 2.6 : Lãi suất bình quân huy động vốn tại VCB Đà Nẵng

Kỳ hạn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tháng 5/2013 1 tháng 11,94 8,79 11 14 8,4 6 2 tháng 12 8,3 11 14 9 6,5 3 tháng 12,6 8,05 11,25 14 9 6,8 6 tháng 12,96 8,04 11,25 14 10,1 7 9 tháng 12,42 8,05 11,25 14 10,1 7 12 tháng 13,2 8,05 11,25 14 10,6 8 24 tháng 13,2 8,05 11,25 14 11 8

(Nguồn: Báo cáo lưu hành nội bộ - Phòng Vốn - VCB Đà Nẵng)

Trong năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, NHNN đã áp

dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm sốt tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán.

Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân

hàng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng căng thẳng nguồn vốn và tính thanh khoản đã làm đau đầu khơng chỉ các nhà hoạch định chính sách, các lãnh đạo ngân hàng, mà còn tạo nỗi lo cho người dân. Lúc này, hàng loạt các ngân hàng đã vào "cuộc đua"

lãi suất huy động với mức lãi suất tiền gửi tăng gần hết khả năng cho phép theo trần thỏa thuận giữa các thành viên Hiệp hội Ngân hàng. VCB cũng đã phải gia tăng lãi suất huy động để cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc thu hút nguồn tiền, hoặc ít nhất là duy trì được nguồn vốn khơng bị dịch chuyển qua các ngân hàng có mức lãi suất huy động cao hơn.

Sự thay đổi chủ yếu ở huy động vốn ngắn hạn (1-3 tháng và 6-9 tháng), đã

đẩy lãi suất cho vay có lúc tăng vọt lên 21% ở cả kỳ hạn dài và ngắn. Đỉnh cao là

17,5% ở kỳ hạn 9 tháng và 17,2% ở kỳ hạn 3 tháng, kể từ khi NHNN nâng lãi suất cơ bản từ 8,25% ở thời điểm đầu năm lên 14%. Với chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của VCB Đà Nẵng đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN.

Năm 2009 là một năm với đầy khó khăn và thử thách đối với hoạt động của NHTM. Tuy nhiên trong bối cảnh đó, cơng tác kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng đặc biệt là hoạt động kinh doanh trái phiếu và nghiệp vụ thị trường mở

của VCB tiếp tục được duy trì và thu được lợi nhuận khả quan. Trong năm VCB

duy trì hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng và đóng vai trị ngân hàng chủ lực cho vay hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng khác. Lãi suất huy động vốn bình quân ở mức 8,2% và lãi suất cho vay bình quân ở mức 10,7%, giảm hơn nhiều so

với năm 2008. Lãi suất huy động kỳ hạn dài cao hơn kỳ hạn ngắn. Lãi suất huy

động ở kỳ hạn 1 tháng tăng lên 10% so với mức 6,7% ở thời điểm đầu năm, tương

tự như vậy cho kỳ hạn 3 tháng là 10,2% và 6 tháng là 10,3%. Lãi suất cho vay ngắn

hạn 9,96% và cho vay trung, dài hạn là 10,5% cũng tăng lên 12% vào thời điểm

cuối năm.

10 tháng đầu năm 2010, lãi suất tương đối ổn định. Đầu tháng 11/2010 lãi

suất huy động ở mức 11%. Cuộc đua lãi suất năm 2010 bắt đầu từ những tháng cuối năm khi lạm phát có xu hướng tăng lên hai con số, cao hơn nhiều so với mức một

con số (8,5%) theo dự kiến của NHNN. Trước tình hình đó, ngày 05/11/2010,

ra kêu gọi các NHTM cam kết giữ mức lãi suất huy động ở mức 12%. Tuy nhiên,

chỉ sau một thời gian ngắn, đầu tháng 12/2010 một số ngân hàng vừa và nhỏ lách

trần lãi suất đồng thuận, bằng các hình thức khuyến mãi, đã đẩy lãi suất huy động

lên cao từ 13,2% - 13,9%. Hiện tượng huy động vượt trần lãi suất nêu trên đã buộc

NHNN phải trực tiếp đứng ra tập hợp các NHTM để cùng thống nhất mức đồng

thuận lãi suất 14% và đưa ra các biện pháp chế tài đối với những trường hợp vi

phạm. Tuy nhiên, với tình trạng thanh khoản kém thì các ngân hàng vừa và nhỏ vẫn huy động vượt trần, một số ngân hàng lớn như BIDV, Agribank cũng phải nâng lãi

suất huy động lên 15%, 16%, thậm chí 17% nhằm ngăn chặn hiện tượng tiền gửi

chuyển qua những ngân hàng có lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, do tình hình thanh

khoản đã dần ổn định nên VCB Đà Nẵng vẫn tuân thủ đúng quy định của NHNN,

mức lãi suất huy động 2 tháng cuối năm 2010 vẫn duy trì ở mức 12% - 14%. Bên cạnh đó, VCB cũng đã hoạt động khá năng nổ trên thị trường liên ngân hàng để đáp

ứng tốt nhất cho nhu cầu thanh khoản của hệ thống, tối ưu hóa việc sử dụng vốn, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ.

Lãi suất cho vay bình quân ở mức 13%/năm cho ngắn hạn và 14,5%/năm cho trung và dài hạn.

Bước sang năm 2011, NHNN đã năm lần tăng mức lãi suất tái cấp vốn và hai

lần tăng mức lãi suất chiết khấu. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm

được điều chỉnh tăng dần từ mức 11%/năm lên mức 15%/năm, lãi suất tái chiết

khấu tăng dần từ mức 7%/năm lên 13%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ mức 11%/năm lên mức 15%/năm. Đồng thời nguồn cung tiền từ NHNN bị giảm sút mạnh mẽ khiến cho những ngân hàng trông đợi nhiều vào nguồn vốn này rơi vào

tình thế khó khăn, đối mặt với nhiều rủi ro về thanh khoản. Trong tình cảnh này,

biện pháp đơn giản mà các NHTM trong hệ thống áp dụng là tăng lãi suất huy động

để hút vốn bù đắp cho lượng thiếu hụt. Động thái này, từ lúc chỉ xuất hiện ở một vài

ngân hàng, đã thúc đẩy các ngân hàng khác lao vào một cuộc đua lãi suất huy động dưới các hình thức: khuyến mại, tặng thưởng, huy động tiết kiệm lãi suất linh hoạt... dù đã có cam kết giữa các ngân hàng về trần lãi suất huy động 14%. Trước tình hình

đó, NHNN đã có Thơng tư chính thức quy định mức trần lãi suất huy động VND tối đa là 14% (riêng với quỹ tín dụng nhân dân là 14,5%).

Bảng 2.7 : Lãi suất bình quân cho vay tại VCB Đà Nẵng

ĐVT: %/năm Kỳ hạn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tháng 5/2013 1 tháng 16,70 10 13 16 13 10,5 2 tháng 16,70 10,2 13 16 13 10,5 3 tháng 16,70 10,2 13 16 13 10,5 6 tháng 16,70 10,3 13,5 16 13 10,5 9 tháng 16,70 10,3 13,5 16 13 10,5 12 tháng 16,70 10,7 13,5 16,4 13 10,5 Từ 12 tháng trở lên 17,80 11 14,5 17 14 11,6

(Nguồn: Báo cáo lưu hành nội bộ - Phòng Vốn - VCB Đà Nẵng)

Với trọng tâm là kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô, ngay từ đầu năm 2012,

các biện pháp của Chính phủ và NHNN đã phát huy tác dụng. Lạm phát có xu

hướng giảm mạnh khi đã đạt đỉnh ở tháng 08/2011. Trên cơ sở đó các mức lãi suất cũng được NHNN điều chỉnh theo chiều hướng giảm xuống với 6 lần giảm lãi suất

điều hành và 5 lần giảm trần lãi suất huy động. Đồng thời các biện pháp hành chính

như đưa mức lãi suất cho vay về dưới 15% trước ngày 15/7/2012 cũng được áp

dụng để hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, VCB cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay, đặc biệt là lãi suất cho vay nhằm thực hiện chủ trương chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng đưa ra các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất cho vay thông thường khoảng 1-1,5% để hỗ trợ doanh nghiệp).

Tính đến tháng 05/2013, VCB đã nhiều lần chủ động điều chỉnh giảm lãi suất huy động VND, mức lãi suất huy động thấp nhất của VCB kể từ ngày 06/05/2013 chỉ còn 6%/năm, thấp hơn mức trần quy định của NHNN là 1,5%/năm. Cụ thể, trần

6,5%/năm và 3 tháng là 6,8%/năm; các kỳ hạn 6-9 tháng, trần lãi suất huy động áp dụng là 7%/năm, giảm 0,5%/năm so với lần điều chỉnh trước đó. Biên độ điều chỉnh lớn nhất lần này ở mức 1%/năm nằm ở kỳ hạn từ 12 tháng trở lên với lãi suất trần là

8%/năm. Trong khi đó, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng

được tự thỏa thuận với khách hàng về lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng mà

không áp dụng mức trần 7,5%/năm. Cùng với điều chỉnh trên, lãi suất cho vay của Vietcombank tiếp tục giảm khá mạnh. Lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường hiện

chỉ còn khoảng 10,5%/năm, đặc biệt lãi suất cho vay trung dài hạn đối với các

doanh nghiệp thấp nhất cịn khoảng 11,6%/năm.

Để có cách nhìn tồn diện về rủi ro lãi suất tại VCB Đà Nẵng chúng ta đi vào

phân tích chỉ tiêu NIM được thể hiện qua bảng 2.8

Bảng 2.8: Hệ số NIM VCB Đà Nẵng qua 3 năm 2010 - 2012

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu nhập lãi 256.111.241 404.055.842 427.291.353

Chi phí lãi 149.527.916 200.043.620 204.521.025

Tổng Tài sản có sinh lời 2.213.451.700 2.960.545.340 3.315.687.800

NIM 4,82 6,89 6,72

(Nguồn: Báo cáo lưu hành nội bộ - Phòng Vốn - VCB Đà Nẵng)

Năm 2010, cuộc đua lãi suất lại diễn ra, đặc biệt là 2 tháng cuối năm làm cho lãi suất huy động thực của chi nhánh tăng cao, trong lúc đó ngân hàng vẫn duy trì lãi suất cho vay tuân thủ đúng quy định của NHNN làm cho thu nhập thuần giảm,

NIM chỉ đạt 4,82. Trong năm 2011 và 2012, hệ số NIM được nới rộng ra thể hiện

khả năng tạo lợi nhuận cao của chi nhánh.

Phân tích mức độ nhạy cảm với lãi suất của Tài sản Nợ - Có trong bảng cân

Bảng 2.9 Tình hình tài sản Có - tài sản nợ nhạy cảm lãi suất (Tính đến thời điểm 31/12/2012)

ĐVT: ngàn đồng

Hạn mục Số dư Tài sản Có nhạy lãi 2.586.236

1. Tiền gửi tại các TCTD 5.172

2. Cho vay khách hàng 2.581.064

Tài sản Nợ nhạy lãi 1.978.290

1. Tiền gửi của các TCTD 674.822

2. Tiền gửi của khách hang 1.303.468

IS GAP 607.946

Tỷ lệ nhảy cảm lãi suất 1,31

(Nguồn: Báo cáo lưu hành nội bộ - Phòng Vốn - VCB Đà Nẵng)

Với cơ cấu tài sản Nợ - Có như trên, VCB Đà Nẵng sẽ chịu ảnh hưởng của rủi ro lãi suất. IS GAP = 607.946 > 0, RSR = 1,31>1, ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm tài sản và rủi ro khi lãi suất giảm. Khi lãi suất giảm thì thu lãi từ tài sản sẽ giảm nhiều hơn chi phí lãi suất cho nguồn vốn huy động. Mức chênh lệch giữa tài sản nợ nhạy cảm lãi suất và tài sản có nhạy cảm lãi suất là rất lớn làm cho rủi ro lãi suất sẽ rất lớn.

Vì Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn lớn trong khi đó khả năng huy

động vốn ngắn hạn chưa tương xứng với nguồn này, do vậy TSC nhạy cảm với lãi

suất lớn hơn TSN nhạy cảm lãi suất, nghĩa là khe hở nhạy cảm lãi suất là dương liên tục trong thời gian dài. Do vậy, nếu khơng tính đến việc điều hịa vốn giữa các ngân hàng trong hệ thống với nhau thì trong kỳ phân tích nếu lãi suất giảm thì chi nhánh sẽ chịu rủi ro lãi suất.

Như vậy, thực trạng rủi ro lãi suất của VCB Đà Nẵng được thể hiện qua

những điểm sau:

- Tình hình huy động vốn trung và dài hạn cịn gặp nhiều khó khăn; việc rút

tiền gửi trước hạn, thanh toán nợ vay trước hạn cũng đã ảnh hưởng dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn do chênh lệch về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

- Thông thường khách hàng luôn chấp nhận giá cả của dịch vụ do ngân hàng bán nếu khách hàng chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng. Nhưng trong thời gian

qua, do các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt để huy động vốn mà chủ yếu cạnh

tranh bằng lãi suất do đó để cạnh tranh lãi suất huy động thực cao hơn lãi suất huy

động niêm yết. Ngồi ra, cịn có những khách hàng gửi tiền nhưng chưa đến hạn

thanh toán lại yêu cầu tăng lãi suất nếu khơng thì sẽ rút tiền trước hạn. Trong khi những khoản tín dụng chưa đến kỳ điều chỉnh lãi suất, ngân hàng chưa thuyết phục

được khách hàng điều chỉnh lãi suất nên chi phí huy động cao hơn nhiều so với

nguồn thu từ lãi tín dụng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

- Ngân hàng huy động vốn chủ yếu là lãi suất cố định nhưng lại đầu tư cho

vay với lãi suất biến đổi mà không hề áp dụng các công cụ phái sinh nào để hạn chế rủi ro lãi suất.

- Áp dụng lãi suất cho vay cao khiến cho khách hàng khó khăn trong việc trả nợ vay do đó các khoản nợ quá hạn của khách hàng chưa trả được làm xuất hiện khe hở kỳ hạn dương, khi lãi suất huy động tăng lên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

- Trong cuộc chạy đua lãi suất vừa qua, VCB Đà Nẵng đã đưa ra sản phẩm

tiết kiệm rút gốc linh hoạt, theo đó khách hàng gửi tiền có thể rút trước hạn mà vẫn

được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Sản phẩm này vơ hình chung

khuyến khích khách hàng gửi kỳ hạn dài để có lãi suất cao hơn nhưng có thể rút ra

bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, để giảm chi phí dự trữ bắt buộc, VCB thỏa thuận với

khách hàng gửi tiền kéo dài thời gian gửi tiền trên hợp đồng lên đến 12 tháng hoặc dài hơn so với thời gian thực gửi. Đây là nguyên nhân làm ngân hàng phải đối mặt

với rủi ro lãi suất cao vì ngân hàng khơng thể xác định được kỳ hạn hoàn trả của

món tiền, gây khó khăn cho cơng tác quản lý tài sản nợ - tài sản có.

- Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là hoạt động cho vay và tỷ lệ thu nhập từ lãi chiến tỷ trọng lớn trong thu nhập của ngân hàng. Khi lãi suất thị trường giảm xuống, ngân hàng phải cho vay với lãi suất thị trường trong khi đó đã huy động vốn với mức lãi suất cao hơn. Thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa

các ngân hàng làm cho lãi suất luôn biến đổi. Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất huy

động tăng tuy nhiên chỉ áp dụng đối với những khoản cho vay mới còn những

khoản cho vay cũ, đặc biệt là các khoản cho vay trung dài hạn thì vẫn áp dụng lãi

suất cũ.

Tóm lại, tình hình kinh doanh của ngân hàng nói chung và tình hình biến

động lãi suất nói riêng trên địa bàn TP. Đà Nẵng thời gian qua là rất phức tạp do

diễn biến kinh tế vĩ mơ có những bất thường, cộng với mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, thực tế đó càng khiến cho cơng tác quản trị rủi ro lãi suất tại chi nhánh cần được quan tâm hơn nữa so với hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)