Tình hình thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 60)

2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NH VCB Đà Nẵng

2.2.4. Tình hình thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất

Về thực hiện kiểm soát rủi ro: Hiện chi nhánh đã có những biện pháp để

phịng chống và ứng phó với rủi ro lãi suất như sau:

+ Chủ động cân đối về mặt kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ: Ngân hàng cố gắng đưa bảng cân đối có trạng thái độ lệch nhạy cảm lãi suất bằng khơng. Ví dụ trước khi thực hiện cho vay một món vay dài hạn, ngân hàng cố gắng tìm kiếm một nguồn vốn nào đó cùng kỳ hạn.

Hiện nay, NHNN cho phép sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung

dài hạn. Tỷ lệ này đối với Quỹ tín dụng là 20%, đối với NHTM là 30% - Theo

thông tư 15/TT-NHNN ngày 10/8/2009 - chính vì vậy, chi nhánh cũng khơng nên trơng chờ quá nhiều vào việc sử dụng tỷ lệ này. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và hạn chế rủi ro lãi suất, các chi nhánh trực thuộc đã đa dạng hóa kỳ hạn của các loại tiền gởi và cho vay như kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng...

+ Điều chỉnh lãi suất đầu ra để duy trì chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào -

đầu ra. Khi cho vay (kể cả ngắn hạn và dài hạn), ngân hàng không quy định một

Ví dụ như ngân hàng cho vay VNĐ kỳ hạn 6 tháng lãi suất 15%/năm định kỳ thay

đổi lãi suất 3 tháng 1 lần, lãi suất cho vay điều chỉnh kỳ sau bằng lãi suất tiền gởi

tiết kiệm 12 tháng loại trả lãi cuối kỳ tại thời điểm đó + 0,5%/ năm nhưng lãi suất cho vay phải lớn hơn hoặc bằng 15%/năm. Đồng thời, để nắm thế chủ động khi lãi suất thị trường có những thay đổi lớn, trong các hợp đồng vay vốn hiện nay của các ngân hàng có thêm các điều khoản khác: "Ngân hàng được quyền đơn phương thay

đổi thời hạn điều chỉnh lãi suất và biên độ điều chỉnh lãi suất phù hợp khi thị trường

có biến động bất thường hoặc chính sách tiền tệ và lãi suất của NHNN có sự thay

đổi ảnh hưởng đến lãi suất khoản vay". Ngoài ra, đối với các khoản cho vay ngân

hàng không cho phép trả nợ trước hạn, nếu trả nợ trước hạn thì khách hàng phải

chịu phạt. Bằng cách này, Ngân hàng có thể vừa điều chỉnh được độ lệch về thời

lượng của tài sản nợ và tài sản có, vừa đảm bảo được sự tương xứng của lãi suất

giữa tài sản nợ và tài sản có.

+ Sử dụng biện pháp điều chỉnh cơ cấu huy động và cho vay vốn: Khi lãi

suất thị trường có xu hướng giảm, ngân hàng tăng cường các khoản đầu tư các kỳ hạn dài và khoản nợ các kỳ hạn ngắn. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng lúc này ưa chuộng việc vay dài hạn, hạn chế cho vay ngắn hạn. Đối với tiền gửi thì ngược lại, ưa chuộng các khoản tiền gởi ngắn hạn hơn là dài hạn.

+ Cân đối phù hợp về mặt thời gian giữa TSC và TSN: chủ động tìm kiếm

những dự án phù hợp giữa TSC và TSN, cụ thể là đa dạng hóa các kỳ hạn tiền gởi

và cho vay tương ứng. Ví dụ: tiền gởi và cho vay có kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần..., 1

tháng, 2 tháng, 3 tháng...

+ Chưa sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để phòng chống rủi ro lãi suất. - Tài trợ rủi ro lãi suất: Vấn đề tài trợ rủi ro lãi suất tại chi nhánh chưa được thực hiện. Việc trích lập các quỹ dự phịng cho bất cứ loại rủi ro nào cũng phải có sự chỉ đạo của Hội sở. Hiện tại, VCB chưa có quy định về việc trích lập quỹ phịng chống rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)