Tăng cường các phương pháp nhận diện và phân tích rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 83)

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại VCB Đà Nẵng

3.2.3.1. Tăng cường các phương pháp nhận diện và phân tích rủi ro

Rủi ro lãi suất là rủi ro đối với thu nhập lãi thuần do những thay đổi bất lợi của lãi suất. Rủi ro lãi suất được phân loại thành: rủi ro tái định giá, rủi ro mất cân

đối, rủi ro cơ bản và rủi ro quyền lựa chọn. Nhiệm vụ của người làm công tác quản

trị rủi ro lãi suất của chi nhánh là cần phải nhận diện được đơn vị đang gặp phải rủi ro lãi suất nào, trên cơ sở đó phân tích rủi ro và đưa giải pháp thích hợp.

Đối với rủi ro tái định giá

Mức độ nhạy cảm của tài sản và công nợ đối với lãi suất phụ thuộc vào kỳ hạn cho tới ngày tái định giá gần nhất (tức là khi lãi suất thay đổi). Thời hạn tái định giá là khoảng thời gian cịn lại tính đến khi lãi suất được sửa đổi theo hợp đồng vay hay thỏa thuận tiền gửi. Trong quản lý rủi ro lãi suất, cần phân biệt thời hạn tái định giá và thời gian đáo hạn. Đối với các tài sản và cơng nợ có lãi suất thả nổi, thời gian hợp lý nhất để đánh giá rủi ro lãi suất là thời hạn tái định giá, chứ không phải là thời gian còn lại đến khi đáo hạn.

Đối với rủi ro mất cân đối

Sự mất cân đối giữa ngày đáo hạn theo hợp đồng của tài sản với lãi suất cố

định và công nợ dùng để tài trợ các tài sản đó, sẽ tạo ra rủi ro lãi suất. Ví dụ, một tài

sản với thời gian đáo hạn là 4 năm, được tài trợ bởi công nợ đáo hạn trong 2 năm sẽ tạo ra rủi ro lãi suất sau 2 năm, khi cần phải thương thảo lại nguồn tài trợ thay thế (với lãi suất mới).

Đối với rủi ro cơ bản

Rủi ro này phát sinh khi lãi suất của các tài sản và cơng nợ khác nhau có biểu hiện khác nhau cho dù chúng có cùng thời hạn tái định giá.

Đối với rủi ro quyền lựa chọn

Rủi ro khi khách hàng có thể sử dụng quyền để tham gia hay chấm dứt hợp

hợp đồng hay do khách hàng chấm dứt hợp đồng bởi lãi suất ưu đãi hơn trên thị

trường. Ví dụ:

* Khoản vay với lãi suất cố định cho phép khách hàng thanh tốn tồn bộ công nợ bất kỳ lúc nào, nhất là khi lãi suất đang có xu hướng giảm. Ngân hàng cần

đưa vào hợp đồng điều khoản về phí phạt trong trường hợp khách hàng thực hiện

quyền thanh toán sớm này. Khoản phí phạt này sẽ bù đắp một phần thu nhập lãi mất

đi do ngân hàng phải đầu tư vốn nhận được trước thời hạn với lãi suất thấp hơn.

Khoản tiền gửi với lãi suất cố định cho phép khách hàng rút tiền bất cứ lúc nào, nhất là khi lãi suất đang có xu hướng tăng. Ngân hàng nên có điều khoản cho phép thanh tốn một lượng lãi thấp hơn cho khách hàng trong trường hợp này, để bù

đắp một phần khoản lãi ngân hàng bị mất do ngân hàng phải thu hút nguồn vốn thay

thế với lãi suất cao hơn.

Quản lý rủi ro lãi suất yêu cầu phải đo lường được biên độ lãi suất cho các

khoảng thời gian đáo hạn khác nhau của tài sản và công nợ của ngân hàng. Khi đã xác định được biên độ lãi suất, nhà quản trị có thể tiến hành các bước cần thiết để

đảm bảo được biên độ lãi suất thuần hợp lý trong lợi nhuận của chi nhánh. Chi

nhánh cần có hệ thống cần thiết để đo lường cả lãi suất cho vay trong các khoản

thời gian đáo hạn định sẵn cũng như chi phí vốn trong các khoản thời gian đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)