Đặc điểm hoạt động sản xuất và kế toán một số đối tượng đặc thù trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 44)

7 Kết cấu đề tài

2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất và kế toán một số đối tượng đặc thù trong

ngành trồng trọt tại các DN sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi:

2.3.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất:

2.3.1.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất lúa giống ở Quảng Ngãi:

✓ Quảng Ngãi hiện nay có các phương thức sản xuất lúa giống sau:

- Các cơ quan, đơn vị (trung tâm, trạm, trại...) sản xuất giống của Nhà nước chịu trách nhiệm sản xuất và cung ứng giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng.

- Các đơn vị cơ sở ở địa phương (DN, HTX, hộ sản xuất giỏi...) sản xuất giống xác nhận để cung ứng, trao đổi đáp ứng nhu cầu sản xuất tại chỗ của địa phương.

✓ Quy trình sản xuất: Dù là sản xuất lúa giống hay lúa thương phẩm thì quy trình sản xuất đều phải trải qua những bước cơ bản sau:

- Chọn giống: Các hộ nông dân sẽ mua lúa giống từ các trạm, các đơn vị, các

DN sản xuất lúa giống để sản xuất ra lúa thương phẩm (từ hạt giống thuần đến giống lúa lai F1). Và khi DN tiến hành sản xuất ra lúa giống thì cũng cần lúa giống ban đầu. Hạt giống này có thể do DN chọn tạo, khảo nghiệm, hoặc có thể do DN lai tạo, nhân hạt từ các loại giống nguyên chủng.

- Chuẩn bị đất: So với sản xuất lúa thương phẩm thì bước chuẩn bị đất của sản

xuất lúa giống phức tạp hơn: Phải có sự cách ly về khơng gian hoặc thời gian so với các ruộng khác theo quy định (cách các ruộng sản xuất khác ít nhất 3m hoặc trổ trước, sau ít nhất 15 ngày), chân ruộng bằng phẳng, độ phì khá, chủ động trong tưới tiêu, không nằm trong vùng thường xuyên có dịch bệnh,… Ruộng phải được cày, bừa, trục kỹ, sạch cỏ dại, đánh rãnh thoát nước tốt để tiện cho việc kéo công cụ sạ hàng khi gieo

- Gieo cấy: Hạt giống trước khi gieo cấy phải được tiến hành sàng lọc và ngâm

ủ. Theo quy định, phải áp dụng phương thức cấy vì nó giúp người sản xuất dễ kiểm tra tình trạng lẫn tạp của giống, dễ khử lẫn, tranh thủ được thời vụ, bảo đảm mật độ gieo trồng. Tuy nhiên, người sản xuất cũng có thể gieo sạ để sản xuất lúa giống, với điều kiện phải thực hiện nghiêm quy trình sản xuất, đặc biệt là cơng tác khử lẫn.

- Chăm sóc lúa sau gieo: Đây là bước quyết định trực tiếp đến năng suất khi

thu hoạch và cũng là q trình địi hỏi nhiều thời gian, cơng sức và chi phí nhất. Bao gồm các cơng việc: Bón phân, diệt và phịng trừ cỏ dại, sâu bệnh, đảm bảo công tác tưới tiêu, khử lẫn,….Khác với sản xuất lúa thương phẩm, sản xuất lúa giống rất quan trọng khâu khử lẫn. Đây là công việc bắt buộc mà các DN sản xuất phải làm trong suốt quá trình sinh trưởng, từ khi chọn giống đến khi thu hoạch, nhưng chú trọng vào 3 thời điểm: Giai đoạn chuẩn bị trổ, giai đoạn trổ đều chuẩn bị giai đoạn tạo hạt chắc và giai đoạn lúa chín.

- Thu hoạch và sơ chế, bảo quản: Thông thường, khi bơng lúa chín đạt 85 - 90% là thu hoạch được, khơng để lúa chín quá để tránh hạt rơi rụng làm thất thu đến năng suất. Sau khi thu hoạch, tiến hành phơi sấy, sàng lọc và đóng bao bảo quản. Đây là thành phẩm chờ tiêu thụ của DN sản xuất lúa giống.

2.3.1.2 Đặc điểm của hoạt động sản xuất rau sạch:

Hiện nay hoạt động sản xuất và cung ứng rau sạch trên địa bàn tỉnh đang thu hút ngày càng nhiều DN tham gia. Nhìn chung, quy trình sản xuất rau sạch tuân theo các bước sau:

- Chuẩn bị đất trồng: Bao gồm các công việc: Chọn đất, cày bừa, phơi đất, dọn cỏ, lên liếp, rải phân lót, tiến hành che phủ liếp, đục lỗ màng phủ và xử lý mầm bệnh ban đầu. Tuỳ vào loại rau và tiêu chuẩn rau sạch mà DN áp dụng, mà các công việc này được tiến hành chi tiết theo những kĩ thuật và tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, đây là bước đầu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả thu được.

- Chuẩn bị giống và gieo giống: Bao gồm xử lý hạt giống và gieo hạt. Hạt giống phải được xử lý trước khi đem gieo, đề phòng bệnh do nấm khuẩn có sẵn trong hạt hoặc tấn công cây con lúc mới gieo. Hạt giống sau khi xử lý có thể được đem gieo trồng theo 2 cách: Gieo thẳng hoặc gieo trong bầu. Mỗi cách gieo trồng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuỳ vào loại rau định gieo, điều kiện thời tiết cũng như đặc điểm của đất mà DN lựa chọn cách gieo trồng hiệu quả nhất

- Chăm sóc rau: Bao gồm các công việc: Xới xáo, bón phân, diệt cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh,…

- Thu hoạch, sơ chế và bảo quản: Sau khi phát triển đảm bảo thời gian sinh trưởng, cây rau chuyển sang giai đoạn chín kỹ thuật (hay chín thu hoạch) là thời điểm sản phẩm có thể thu hoạch. Trước khi thu hoạch cần phải ngưng phun thuốc trừ sâu bệnh, tùy theo mức độ tồn độc của thuốc lâu hay nhanh để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Rau sau khi được thu hoạch, được tiến hành xử lý, bảo quản trước khi vận chuyển đi tiêu thụ.

2.3.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất cây cao su:

Kỹ thuật trồng cây cao su ở Quảng Ngãi cũng tuân theo những bước chung sau: - Chuẩn bị đất trồng: Bao gồm các công việc như: Khai hoang, dọn sạch đất

để loại bỏ các mầm bệnh chứa trong rễ cây rừng, đốt dư thừa thực vật hạn chế dịch bệnh, thiết kế lô trồng và hàng trồng,....

- Trồng: Là thực hiện các việc: Xác định mật độ và khoảng cách trồng, đào hố

để riêng lớp đất mặt, phơi ải diệt bớt mầm bệnh, trộn phân với lớp đất mặt cho vào giữa hố, lấp đất, cắm cọc, tiếp tục ủ và khoảng 10 ngày sau thì trồng. Hiện nay có 2 cách trồng là: Trồng tum ghép và trồng bầu. Trồng tum ghép: Tức là trồng bằng gốc rể trần. Trồng bầu tức là trồng bằng cây chứa trong bầu. Mỗi cách trồng đòi hỏi những kỹ thuật canh tác chuyên môn khác nhau.

- Chăm sóc vườn cây thời kỳ kiến thiết cơ bản: Thời kỳ kiến thiết vườn cây là thời kỳ được tính từ lúc cây được trồng đến khi có thể cạo mủ, thông thường kéo dài từ 5-7 năm. Bao gồm các công việc sau: Trồng cây che phủ đất, diệt cỏ dại, cắt chồi, tỉa cành, xới xáo, tủ gốc, bón phân, phịng và trị bệnh cho cây....

- Thu hoạch và chăm sóc vườn cây thời kỳ kinh doanh: Khi hết thời kỳ kiến

thiết cơ bản (đủ tỷ lệ số cây có vanh thân và vỏ cạo dày đạt tiêu chuẩn) thì đưa vườn cây vào khai thác lấy mủ. Hiện nay, chu kỳ khai thác mủ cây cao su rút xuống còn khoảng 20 năm. Trong giai đoạn khai thác vẫn phải tiếp tục chăm sóc cho vườn cây thông qua các cơng việc như: Làm cỏ, bón phân, phịng và trị bệnh cho cây....

2.3.2 Đặc điểm kế toán một số đối tượng đặc thù: 2.3.2.1 Đặc điểm kế toán TSCĐ: 2.3.2.1 Đặc điểm kế toán TSCĐ:

Ở những DN trồng cây lâu năm, ngồi những TSCĐ thơng thường như: Nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển,...Thì DN trồng trọt cịn có một số loại TSCĐ đặc biệt đó là: Quyền sử dụng đất, TSCĐ sinh học (vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm). Trong đó, quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vơ hình của DN. Cịn súc vật làm việc và cho sản phẩm được ghi nhận là TSCĐ hữu hình. Đối tượng ghi TSCĐ đối với vườn cây lâu năm là diện tích từng lơ gắn liền với địa hình cụ thể, và đối tượng ghi nhận TSCĐ đối với súc vật làm việc và cho sản phẩm là giá trị của từng con súc vật.

Để theo dõi, DN sử dụng TK 2131 “Quyền sử dụng đất”, TK 2115 “Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm”.

Nhìn chung, ghi nhận và theo dõi quyền sử dụng đất cũng giống như các TSCĐ vơ hình khác, chỉ khác là quyền sử dụng đất khơng trích khấu hao, chỉ tính khấu hao đối với TSCĐ vơ hình là quyền sử dụng đất có thời hạn.

Cịn đối với vườn cây lâu năm: Q trình từ khi gieo trồng đến khi cây cho sản phẩm được xem là quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành TSCĐ. Do đó, nguyên giá vườn cây lâu năm bao gồm tồn bộ chi phí xác định từ khi gieo trồng đến khi cây bắt đầu cho sản phẩm.

2.3.2.2 Đặc điểm kế tốn ngun vật liệu và cơng cụ dụng cụ:

Nguyên vật liệu và CCDC trong DN sản xuất nông nghiệp_trồng trọt thường mang tính đặc thù của hoạt động sản xuất nơng nghiệp như: Phân bón, hạt giống, thuốc trừ sâu bệnh, màng phủ, bạt che, bao phơi, dụng cụ thu hái, tỉa hàng...Và thường chia làm 2 nhóm: Một nhóm mua từ bên ngồi DN và một nhóm được tạo ra từ nội bộ hoạt động của DN. Vật liệu được mua từ bên ngoài DN được ghi nhận theo giá mua, còn vật liệu ln chuyển nội bộ thì được tính theo giá thành thực tế sản xuất.

Nhìn chung, kế tốn ngun vật liệu CCDC trong DN nông nghiệp cũng sử dụng TK 152 “nguyên liệu, vật liệu”, TK 153 “công cụ dụng cụ” và việc theo dõi và ghi chép NVL, CCDC trong các DN trồng trọt cũng giống như những ngành sản xuất kinh doanh thông thường khác.

2.3.2.3 Đặc điểm kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong DN nông nghiệp_trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:

Hầu hết các DN này đều áp dụng chế độ kế toán DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, DN cũng sử dụng một số TK khơng có trong danh mục TK của chế độ này, như: TK 621 - chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, TK 622 - chi phí nhân cơng trực tiếp, TK 627 - chi phí sản xuất chung. Cụ thể như sau:

✓ Đối với DN sản xuất lúa giống và trồng rau sạch:

TK 622: Dùng để tập hợp chi phí th nhân cơng thực hiện các khâu trong quá trình sản xuất như: Gieo sạ, làm đất, xới xáo, bón phân, phun thuốc, khử tạp, canh lúa, công tưới tiêu, cắt lúa, phơi sấy, thu hoạch,...

TK 627: Dùng để tập hợp chi phí chung phục vụ q trình sản xuất như: Chi phí khấu hao, chi phí bao bì, màng phủ,...

Q trình hạch tốn chi phí sản xuất cho mỗi vụ thì được tính từ lúc bắt đầu làm đất đến khi thu hoạch. Sau khi kết thúc quá trình sản xuất, kế tốn tập hợp tất cả các chi phí phát sinh và kết chuyển sang TK 154 - chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm thì được tính theo phương pháp giản đơn:

Giá thành Chi phí Chi phí Chi phí giá trị

sản phẩm = sản xuất + sản xuất - sản xuất - SP phụ

hoàn thành DDĐK thực tế

phát sinh trong kỳ

DDCK thu được

(nếu có)

Giá thành đơn vị (1kg) = tổng giá thành sản phẩm

tổng khối lượng thành phẩm thu được

Trị giá của lúa giống nhập kho hay rau thu được sẽ được ghi nhận trên TK 155- thành phẩm - chi tiết cho sản phẩm.

Lịch canh tác lúa một năm hai vụ ở Quảng ngãi thường kéo dài từ tháng 12 của năm trước đến tháng 9 dương lịch năm sau. Không trùng với quy định về kỳ kế toán năm của doanh nghiệp (từ 01/01 đến ngày 31/12). Do đó, khi kết thúc kỳ kế tốn năm của DN, chi phí cho vụ đơng xn sẽ được chuyển sang cho năm tài chính sau, xác định ở số dư cuối kỳ của TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Còn đối với hoạt động trồng rau, hoạt động này diễn ra thường xuyên và quanh năm, chi phí sản xuất của các DN gắn liền với 4 giai đoạn canh tác và diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng của rau....Đến cuối năm tài chính, chi phí sản xuất dở dang có thể liên quan tới 2 dạng:

- Rau chưa tới thời điểm thu hoạch: Toàn bộ chi phí sản xuất vụ rau chuyển sang năm sau: Tất cả chi phí sản xuất được theo dõi trên các TK 621, TK 622, TK 627 được tập hợp và kết chuyển sang TK 154 - chi phí SXKD dở dang và chuyển sang năm sau.

- Rau đã thu hoạch được một phần: Chi phí sản xuất trong kỳ khơng chỉ liên quan đến diện tích đã thu hoạch trong năm mà cịn liên quan đến diện tích thu hoạch chuyển sang năm sau. Chính vì vậy, để xác định được giá thành của sản phẩm hồn thành thì DN phải xác định được chi phí SXKD chuyển sang năm sau theo cơng thức:

Chi phí SXKD = tổng diện tích gieo trồng trong kỳtổng chi phí phát sinh trong kỳ X diện tích chưa chuyển sang thu hoạch chuyển sang năm sau năm sau

Hơn nữa, trên cùng 1 diện tích gieo trồng, cùng một thời điểm, DN có thể canh tác nhiều loại rau cùng nhau. Để theo dõi được chi phí và tính giá thành chi tiết cho từng loại được chính xác thì DN phải theo dõi riêng những khoản chi phí phát sinh riêng biệt. Cịn những khoản chi phí khơng thể phân biệt được thì phải tiến hành phân bổ cho từng loại cây theo diện tích gieo trồng thực tế của từng loại theo các cơng thức:

Chi phí tính = tổng chi phí phát sinh chung cho các loại rautổng diện tích gieo trồng X diện tích cho mỗi loại rau gieo trồng mỗi loại

Diện tích gieo trồng mỗi loại = Khối lượng thực tế hạt giống gieoĐịnh mức hạt giống trên 1ha

✓ Đối với DN trồng cây cao su:

Các chi phí phát sinh trong q trình sinh trưởng của cây cao su trong từng thời kỳ là khác nhau:

xới xáo, tỉa cành, phân,...Tất cả các chi phí phát sinh sẽ được tập hợp vào TK 241 - xây dựng cơ bản dở dang.

- Khi vườn cây cao su bắt đầu cho sản phẩm (khoảng sau 5-7 năm) sẽ được kết

chuyển từ TK 241 sang TK 211 để theo dõi và trích khấu hao. Chi phí khấu hao này được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Thơng thường, các DN vẫn chọn phương pháp tính khấu hao đơn giản nhất là đường thẳng. Chi phí sản xuất cây cao su bao gồm: Chi phí chăm sóc cây cao su thời kỳ kinh doanh, chi phí thu hoạch. Các chi phí này cũng được hạch tốn trên các TK 621- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, TK 622 - chi phí nhân cơng trực tiếp, TK 627 - chi phí sản xuất chung theo nội dung kinh tế phát sinh. Cuối kỳ sẽ được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm hoàn thành và được ghi nhận trên TK 155.

Chi phí sản xuất vườn cây cao su liên quan đến sản phẩm đã thu hoạch trong năm và năm sau, nên cần xác định chi phí chuyển sang năm sau:

CPSX = CP năm trước chuyển sang + chi phí phát sinh trong năm

sản lượng đã thu hoạch trong năm + sản lượng dự kiến thu năm sau x sản lượng

chuyển sang dự kiến thu năm sau năm sau

Mủ cao su thành phẩm thu được cũng có nhiều phẩm cấp khác nhau nên DN thường dùng phương pháp hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ để xác định giá thành từng loại sản phẩm.

Như vậy, với quy mơ sản xuất nhỏ và ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cũng như ít kế tốn thì việc các DN nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sử dụng các TK chi phí như trên là phù hợp với thực trạng của DN, phản ánh được các loại chi phí theo đúng nội dung sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cắt giảm chi phí, hạ giá thành. Tuy nhiên, các DN này hầu như khơng quan tâm đến việc trích trước chi phí hay lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ. Hơn nữa, các DN sử dụng phương pháp tính giá thành đơn giản tuy dễ áp dụng và phù hợp với các DN có các nghiệp vụ ít, chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 44)