Những ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 68)

7 Kết cấu đề tài

2.5 Nhận xét đánh giá thực trạng công tác tổ chức kế toán cho các doanh

2.5.1 Những ưu điểm

Các DN sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, chủ yếu áp dụng chế độ kế toán DN nhỏ và vừa theo quyết định 48. Nhìn chung, các DN này tuân thủ các quy định của Luật kế tốn và BTC và có những tích cực trong tổ chức cơng tác kế tốn thể hiện ở một số điểm sau:

- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung phù hợp với đặc thù quy mô tổ chức sản xuất nhỏ, hầu như khơng có chi nhánh và đơn vị hạch tốn phụ thuộc. Các DN cũng chú trọng đến trình độ của kế tốn viên khi tuyển dụng

- Tuân thủ quy định về chứng từ kế toán, chú trọng đến kiểm soát nội bộ đối với

chứng từ kế toán, tổ chức bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

- Tuân thủ quy định về hệ thống tài khoản kế toán và sổ kế toán. Lựa chọn vận

dụng hệ thống TK kế toán phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh tại đơn vị, đáp ứng được yêu cầu theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Lựa chọn và áp dụng các nguyên tắc và phương pháp kế toán tương đối đơn giản, phù hợp với đặc thù của DN sản xuất nhỏ, tuân thủ quy định về mở sổ, ghi chép, khoá sổ và sửa chữa sai sót sổ kế tốn cũng như việc kiểm sốt q trình ghi chép và bảo quản sổ kế toán.

- Các doanh nghiệp đều tuân thủ quy định lập BCTC theo đúng quy định của pháp luật về kỳ lập BCTC, hệ thống BCTC.

- Các DN được khảo sát đều quan tâm đến việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật

phục vụ cho cơng tác kế tốn và cung cấp thơng tin kế tốn (tất cả các DN đều có máy vi tính có kết nối internet, máy in cỡ nhỏ,…..)

2.5.2 Những nhược điểm, hạn chế trong tổ chức cơng tác kế tốn:

Bên cạnh những mặt tích cực, tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Những hạn chế và nguyên nhân của nó được thể hiện ở một số điểm sau:

Về chứng từ kế toán: Đặc điểm chung của các doanh nghiệp được khảo sát hầu

hết là có quy mơ sản xuất nhỏ và vừa, bộ máy tổ chức nhỏ gọn, đơn giản, ít nhân viên kế tốn (nhiều doanh nghiệp chỉ có 1 kế tốn) dẫn đến việc nhân viên kế toán kiêm nhiệm nhiều việc. Nhiều doanh nghiệp cũng không xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ kế toán làm tăng các nguy cơ xảy ra sai sót. Mục đích chính của kế tốn và báo cáo thuế là đối phó với cơ quan quản lý chứ chưa nhận thức đúng được nhiệm vụ và ý nghĩa thực sự của tổ chức cơng tác kế tốn nên những thơng tin kế toán, số liệu kế tốn vẫn chưa phản ánh được tình hình sản xuất kinh doanh thực sự của doanh nghiệp.

Về hệ thống báo cáo kế toán: Hiện nay, các DN trồng trọt ở Quảng Ngãi hầu như chỉ chú trọng vào hệ thống báo cáo tài chính. Cịn hệ thống cáo cáo quản trị ít được các DN coi trọng, thậm chí có một số DN gần như phớt lờ tầm quan trọng của báo cáo quản trị. Toàn bộ các qyết định kinh doanh đều dựa vào cảm tính và kỹ năng của nhà quản trị

Về tổ chức bộ máy kế toán: Điểm tồn tại lớn nhất của các DN trồng trọt được

việc cụ thể, gây ra rất nhiều nguy cơ sai sót và q tải trong cơng việc cũng như hệ luỵ về chất lượng kế toán, bộ máy kế toán chủ yếu phục vụ cho mục đích kế tốn tài chính, chưa chú trọng đến kế tốn quản trị.

Về tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong DN: Điểm tồn tại lớn nhất trong

vấn đề này chính là DN chưa nhận thức được vai trò của cơng tác phân tích hoạt động kinh tế trong DN, do đó, hoạt động này khơng được chú trọng ở phần lớn các DN được khảo sát. Hơn nữa, ở các DN có phân tích kinh tế thì mới chỉ chủ yếu là phân tích các chỉ tiêu kinh doanh, chứ hầu như khơng quan tâm đến việc phân tích tình hình tài chính của DN.

Về hồn thiện tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật: Mặc dù các DN được

khảo sát đều có trang bị những phương tiện kỹ thuật cơ bản phục vụ q trình quản lý và kế tốn trong DN nhưng hầu hết các DN vẫn chưa có kế hoạch bảo trì, nâng cấp các trang thiết bị để việc sử dụng trở nên hiệu quả. Một số DN vẫn chưa trang bị phần mềm kế toán hoặc chưa lựa chọn được phần mềm kế toán phù hnợp với DN

Về hoàn thiện kiểm tra kế tốn: Cơng tác kiểm tra kế toán tại các DN được khảo sát cho thấy một tồn tại là các DN vẫn chưa chú trọng đúng mức đến việc kiểm tra kế toán. Kiểm tra kế toán mới chỉ diễn ra mang tính chất rà sốt lại q trình tính tốn, ghi chép trên các chứng từ kế toán, sổ và báo cáo kế toán chứ chưa phát huy được vai trị thự sự của việc kiểm tra kế tốn trong DN.

Về một số nội dung kế toán: Hầu hết các DN đều ghi nhận giá trị tài sản sinh học theo giá trị ban đầu của các khoản chi phí chi ra mà khơng tiến hành đánh giá lại giá trị của chúng. Tuy nhiên, đây là những loại tài sản đặc biệt và giá trị của chúng có thể thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, đã khơng phản ánh đúng giá trị thực tế của tài sản. Tài sản sinh học đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ được DN trích khấu hao theo phương pháp đơn giản nhất là đường thẳng với thời gian trích khấu hao chủ yếu là thời gian sống dự đoán. Tuy nhiên, phương pháp này thực tế khơng phản ánh đúng chi phí và doanh thu thu được. Làm giảm đáng kể tính hữu ích của thơng tin kế tốn. Những khoản chi phí khơng hố đơn chứng từ hoặc những tài sản chưa đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ đôi khi bị các DN bỏ qua, không đưa vào hay

phân bổ chi phí mặc dù đó là những khoản chi phí hợp lý do tâm lý muốn làm đơn giản số liệu kế toán và tránh rắc rối khi làm việc với cơ quan thuế làm thông tin kế tốn của DN khơng phản ánh được chính xác thơng tin

2.5.3 Nguyên nhân của những nhược điểm, hạn chế: 2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan:

Ngành sản xuất nơng nghiệp tuy có nhiều điểm đặc thù so với các ngành kinh tế khác nhưng vẫn chưa có chuẩn mực kế tốn riêng. Kế tốn nơng nghiệp cũng sử dụng các quy định chung của luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán như các ngành khác trong hệ thống kinh tế. Do đó, trong q trình tổ chức kế tốn, cịn có nhiều điểm khơng phù hợp làm DN gặp nhiều khó khăn và, làm ảnh hưởng đến chất lượng của thơng tin kế tốn.

Các quy định kế tốn chưa thực sự hồn chỉnh, chậm sửa đổi bổ sung, chuẩn mực chưa được ban hành đồng bộ, còn nhiều điểm mâu thuẩn làm cho việc hiểu và thực thi các quy định còn hạn chế.

2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất: Hầu hết các DN nơng nghiệp được khảo sát đều có quy mơ nhỏ, ít tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật, thơng tin cịn hạn chế, tổ chức quản lý và sản xuất tương đối đơn giản, bộ máy nhân sự của các DN tương đối nhỏ gọn, số lượng kế tốn trong các DN ít,… Dẫn tới nhiều hạn chế và hệ luỵ trong tổ chức cơng tác kế tốn trong DN.

Thứ hai: Ý thức và hiểu biết về pháp luật của các nhà quản trị doanh nghiệp chưa cao. Tâm lý chủ quan trong kinh doanh cộng với việc chưa nhận thấy được vai trò và ý nghĩa thực sự của tổ chức cơng tác kế tốn trong DN cũng như thông tin kế tốn dẫn đến tâm lý đối phó khi tổ chức kế tốn, làm giảm tính hiệu quả của thơng tin kế toán.

Thứ ba: Đội ngũ kế toán tại các DN nơng nghiệp tuy đã được đào tạo nhưng trình độ chun mơn nghiệp vụ vẫn chưa cao, chưa hoàn toàn đáp ứng được tất cả các yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của tổ chức công tác kế tốn, nhất là khả năng phân tích tình hình kinh tế tại đơn vị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua q trình tìm hiểu vai trị và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cũng như khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhìn chung, các DN này đã tuân thủ các quy định của pháp luật về kế tốn, và có những tích cực trong tổ chức cơng tác kế tốn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các DN vẫn cịn gặp phải một số khó khăn cũng như tồn đọng một số hạn chế trong thực tiễn tổ chức cơng tác kế tốn. Đây là cơ sở để tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hồn thiện tổ chức cơng tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TRONG CÁC DN TRỒNG

TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1 Quan điểm đề xuất giải pháp:

3.1.1 Phù hợp với đặc điểm sản xuất ngành trồng trọt:

Sản xuất nơng nghiệp có những đặc thù riêng và khơng ngành nào có được như: Ln gắn liền với đất đai và các tài sản sinh học, chịu sự tác động của các quy luật sinh trưởng, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng,... Cho nên, để tổ chức cơng tác kế tốn được đầy đủ, khoa học, đáp ứng được yêu cầu và thực hiện tốt các chức năng, DN cần phải chú trọng đến các điểm đặc thù của sản xuất. Đây cũng là quan điểm nền tảng trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn trong các DN sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

3.1.2 Phù hợp với trình độ quản lý và quy mơ lao động:

Mặc dù tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức cơng tác quản lý ở DN, có chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế - tài chính trong DN và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý trong DN, cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngồi DN. Nhưng tổ chức cơng tác kế tốn phải phù hợp với trình độ quản lý và quy mô lao động của DN, điều này không chỉ giúp DN tiết kiệm được chi phí mà cịn đảm bảo cung cấp thơng tin nhanh chóng, đầy đủ, phù hợp với các yêu cầu quản lý khác nhau.

3.1.3 Tuân thủ quy định của pháp luật về tổ chức kế toán:

Các quy định của pháp luật là khung xương chắc chắn cho xã hội phát triển. Mọi hoạt động tổ chức quản lý sản xuất nói chung và tổ chức cơng tác kế tốn của DN nói riêng cũng phải tuyệt đối tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Do vậy, việc hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại các DN trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng phải lấy các quy định của pháp luật về tổ chức kế toán làm nền tảng.

Tiến hành vận dụng các quy định một cách khoa học và phù hợp nhất tại đơn vị, đảm bảo yêu cầu của cung cấp thơng tin và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

3.1.4 Góp phần nâng cao tính hữu ích của thơng tin kế tốn cung cấp cho các đối tượng sử dụng:

Có thể nói, thơng tin kế tốn là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp được trình bày trên các báo cáo kế tốn, bao gồm: Thơng tin kế tốn tài chính biểu hiện thơng qua hệ thống báo cáo tài chính và thơng tin kế tốn quản trị biểu hiện thông qua các báo cáo quản trị. Thơng tin kế tốn có vai trị quan trọng đối với các đối tượng sử dụng khác nhau, như: Các nhà quản trị DN, các cổ đông, các bên cho vay, các nhà cung cấp, các cơ quan quản lý của nhà nước,….Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với những yêu cầu về minh bạch thông tin ngày càng cao và ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều như hiện nay thì việc nâng cao tính hữu ích của thơng tin kế tốn cung cấp cho các đối tượng sử dụng càng trở nên quan trọng. Do vậy, hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp nông nghiệp_trồng trọt tại Quảng Ngãi cũng là nhằm nâng cao cao tính hữu ích của thơng tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng ở các doah nghiệp này.

3.2 Các giải pháp nền để thực hiện:

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán:

Hệ thống pháp lý về kế tốn ở Việt Nam hiện nay có thể phân ra thành: Luật Kế toán và các nghị định hướng dẫn, hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế tốn, thơng tư hướng dẫn kế toán. Hệ thống pháp luật kế toán Việt Nam đã được xây dựng từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới đã bộc lộ nhiều bất cập đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tuy luật kế tốn 2015 có hiệu lực từ 01/01/2017 đã được ban hành thay thế cho luật kế toán 2003, khắc phục những điểm chưa phù hợp trước đó như bổ sung khái niệm giá trị hợp lý vào nguyên tắc kế toán nhưng trên tổng thể, hệ thống pháp lý về kế toán ở Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại. Do đó, nhà nước cần khẩn trương sửa đổi, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế và hội nhập, cụ thể: Ban hành các chuẩn mực kế tốn cịn thiếu, cập nhập sửa đổi

những điểm chưa phù hợp ở các chuẩn mực đã ban hành, đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản được ban hành,…

3.2.2 Nghiên cứu ban hành chuẩn mực kế tốn về nơng nghiệp:

Nơng nghiệp có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng được phát triển và mở rộng, quy mô sản xuất ngày càng lớn. Tuy nhiên, kế tốn nơng nghiệp tại Việt Nam vẫn còn phải sử dụng những quy định chung cho tất cả các ngành kinh tế chứ chưa có những quy định riêng về kế toán phù hơp với đặc thù ngành nông nghiệp. Do đó, cịn rất nhiều điểm khơng phù hợp và khó khăn khi DN vận dụng các quy định. Vì vậy việc ban hành chuẩn mực kế tốn về nơng nghiệp là nhiệm vụ cần khẩn trương và cần thiết của BTC.

3.3 Các giải pháp cụ thể:

3.3.1 Giải pháp về hoàn thiện về chế độ kế toán: 3.3.1.1 Về hệ thống chứng từ kế toán: 3.3.1.1 Về hệ thống chứng từ kế toán:

Thứ nhất: Hầu hết các DN nông nghiệp được khảo sát ở Quảng Ngãi chỉ sử

dụng hệ thống chứng từ và các biểu mẫu chứng từ được quy định chung theo hướng dẫn của BTC. Tuy hiện nay, hệ thống chứng từ này đã đủ đáp ứng cho mục đích kế tốn tài chính của DN. Nhưng nó chưa đáp ứng được cho mục đích kế tốn quản trị. Để giúp cho việc tập hợp số liệu kế tốn, xử lý thơng tin cho từng đối tượng tính giá thành được chính xác hơn, nhanh chóng và hiệu quả hơn, DN nên cụ thể hoá và bổ sung các nội dung cần thiết vào các biểu mẫu quy định sẵn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN và làm cơ sở cho quá trình quản trị nội bộ của DN. Đồng thời DN cũng có thể xây dựng thêm một số biểu mẫu chứng từ mới phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 68)