2.2.1. Các hình thức góp vốn của các đối tác nước ngồi
Các nhà đầu tư nước ngồi được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức: mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của cơng ty cổ phần; góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; và góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc hai trường hợp trên. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức mua cổ phần của cơng ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông; mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn; mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong cơng ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của cơng ty hợp danh; mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.
2.2.2. Phương pháp đo lường hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngồi
Theo nghiên cứu “Tác động của sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Trung Quốc” của Chung – Hua Shen, Chin-Hwa Lu và Meng – Wen Wu (2009), đo lường hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngồi đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại được thể hiện ở hai cấp độ. Ở cấp độ quốc gia, hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài được đại diện bởi MacroFP, được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm của các ngân hàng trong nước với sự
lường hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài bằng hệ số MacroFP sẽ trả lời cho câu hỏi chính sách mở cửa cho hoạt động góp vốn của các nhà đầu tư nước ngồi có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngành ngân hàng trong nước hay khơng. Nếu câu trả lời là có, nhà nước có nên tiếp tục mở cửa thị trường ngân hàng cho các nhà đầu tư nước ngồi khơng; nếu câu trả lời là khơng, nhà nước có nên ngừng mở cửa thị trường ngân hàng. Nghiên cứu của Claessens và cộng sự (2001) đã định nghĩa MacroFP là tỷ lệ của số lượng các ngân hàng Trung Quốc có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trên tổng số ngân hàng Trung Quốc. MacroFP sau đó được sử dụng để trả lời câu hỏi liên quan đến việc mở cửa thị trường ngân hàng Trung Quốc.
Ở cấp độ ngân hàng, hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài được đại diện bởi MicroFP, đo bằng tỷ lệ phần trăm cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi tham gia góp vốn vào một ngân hàng. Các nhà đầu tư nước ngồi, sau khi góp vốn vào ngân hàng thương mại trong nước, vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, sẽ truyền đạt công nghệ tiên tiến, sản phẩm mới và cách thức điều hành, quản trị cho các ngân hàng. Đo lường bằng hệ số MicroFP để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương hàng trong hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngồi, có thể là tác động tích cực, cũng có thể tiêu cực. Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) cũng sử dụng tỷ số MicroFP để chứng minh rằng ở các nước đang phát triển, các ngân hàng với tỷ số MicroFP càng cao thì lợi nhuận lớn càng cao hơn so với các ngân hàng trong nước, ở các nước công nghiệp, thì ngược lại. Tuy nhiên, Lensink và Faaborg (2007) phát hiện ra rằng một sự gia tăng trong tỷ số MicroFP ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất ngân hàng, bất kể trình độ phát triển đất nước.
2.2.3. Giới hạn sở hữu cổ phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng thương mại
Đang trong quá trình hội nhập quốc tế, nhiều nước trên thế giới đều ban hành các văn bản pháp luật quy định về giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước. Việc các nước quy định giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng trong nước là nhằm ngăn ngừa, hạn chế
một cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng nước ngồi có cùng lợi ích nắm giữ tỷ lệ vốn lớn tại ngân hàng và thông qua cơ chế biểu quyết để thao túng hoạt động của ngân hàng theo ý đồ của riêng mình. Thêm nữa, mục đích chính của việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi thơng qua việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước là nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị và đa dạng hóa vốn sở hữu của các ngân hàng thương mại trong nước chứ không phải hiến tặng thị trường nội địa cho nhà đầu tư nước ngồi. Do đó, tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế của mỗi nước mà các quốc gia có quyền chọn và quy định một tỷ lệ sở hữu cổ phần thích hợp đối với nhà đầu tư nước ngoài tại một ngân hàng thương mại trong nước.
Tại Trung Quốc, để cải thiện sự an toàn, lành mạnh và sức mạnh của các ngân hàng trong nước, vào cuối năm 2003, Ủy ban Giám sát và Quản lý ngân hàng Trung Quốc (CBRC) quy định một nguyên tắc 20%-25% phần trăm trong đó một cá nhân, ngân hàng nước ngồi có thể nắm giữ tối đa 20% cổ phần trong tổng cổ phần của một ngân hàng trong nước, và tổng số cổ phần nắm giữ của các ngân hàng nước ngồi tại bất kỳ ngân hàng trong nước nào khơng được vượt quá 25%. Căn cứ vào quy định này, nhiều ngân hàng nước ngoài đã mua cổ phần trong các ngân hàng trong nước, chính sách này được gọi là “Giới thiệu nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (FSI) cho các ngân hàng Trung Quốc”. Đến cuối năm 2007, có 25 ngân hàng thương mại Trung Quốc đã hình thành quan hệ đối tác với 33 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.