Nghiên cứu “Tác động của sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Trung Quốc” (Shen, Lu, Wu, 2009) đã sử dụng mơ hình hồi quy biến giả bình phương tối thiểu (LSDV), với dữ liệu mẫu bao gồm 48 ngân hàng Trung Quốc, trong đó có 5 ngân hàng quốc doanh, 10 ngân hàng thương mại cổ phần, 18 ngân hàng thành phố và 15 ngân hàng nước ngoài trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2007; để đo lường sự thâm nhập của các ngân hàng
sự thâm nhập ngân hàng nước ngoài được đại diện bởi MacroFP, được đo bằng tỷ lệ phần trăm của các ngân hàng có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (FSI) trong tổng số các ngân hàng ở Trung Quốc. Ở cấp độ ngân hàng, sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài được đại diện bởi MicroFP, đo bằng tỷ lệ phần trăm sở hữu cổ phần của FSI trên tổng số cổ phần của một ngân hàng. Khi sự thâm nhập ngân hàng nước ngoài được đại diện bởi MacroFP, kết quả cho thấy cải thiện lợi nhuận của các ngân hàng trong nước nhưng khơng làm giảm chi phí tương ứng với sự gia tăng của vốn sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng. Tiếp theo, khi sự thâm nhập ngân hàng nước ngoài được đại diện bởi MicroFP, kết quả khơng tìm thấy sự ảnh hưởng đến lợi nhuận và cả chi phí. Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy rằng các chính sách mở cửa là chính xác từ góc độ vĩ mơ.
Trong khi đó, nghiên cứu “Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng: Trường hợp của Hàn Quốc” (Moon, Woosik, 2012) sử dụng dữ liệu từ báo cáo của 18 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1998-2006 để xem xét tác động của sự gia tăng sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Hàn Quốc. Kết quả cho thấy các ngân hàng có hơn 50% sở hữu nước ngồi vượt trội các ngân hàng trong nước về hiệu quả, năng suất và các chỉ số liên quan đến sự ổn định. Kết quả này cho thấy chính sách của chính phủ Hàn Quốc nhằm mở cửa thị trường ngân hàng Hàn Quốc để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư khá là thành công. Nghiên cứu còn xem xét tác động của việc người nước ngoài quản lý hoạt động ngân hàng, tuy nhiên việc người nước ngồi quản lý khơng tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Claessens và cộng sự (2001), nghiên cứu “Sự thâm nhập nước ngoài tác động như thế nào đến ngân hàng trong nước” trên cơ sở dữ liệu bảng từ 80 quốc gia trong giai đoạn 1988-1995. Nghiên cứu xác định sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài là tỷ lệ của các ngân hàng nước ngoài trên tổng các ngân hàng trong một quốc gia, trong đó một ngân hàng nước ngồi được định nghĩa là một ngân hàng với tỷ lệ cổ phần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vượt quá 50%. Họ nhận ra rằng ở các nước phát
triển, các ngân hàng nước ngồi có chi phí hoạt động, thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận cao hơn các ngân hàng trong nước, và ngược lại đối với các nước đang phát triển. Sự cạnh tranh từ sự thâm nhập các ngân hàng nước ngoài trong dài hạn mang lại lợi ích cho hiệu quả hoạt động và chức năng của ngành ngân hàng trong nước. Barajas và cộng sự (1999) thấy rằng trong 1985-1998, sự gia tăng việc thâm nhập ngân hàng nước ngoài ở Colombia làm tăng chi phí quản lý và giảm chất lượng tín dụng trong ngành ngân hàng địa phương. Weller (2000) cũng đưa ra những kết luận tương tự liên quan đến quá trình chuyển đổi hệ thống ngân hàng ở Ba Lan và Úc. Một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài làm tăng lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc (Mao, 2006; Ma, 2007), trong khi cũng có một số nghiên cứu đã tìm thấy điều ngược lại (Wu et al, 2007.). Laurenceson và Qin (2008) nghiên cứu tập trung vào hiệu quả chi phí của ngân hàng và khơng tìm thấy có cải tiến của kết quả về việc thâm nhập ngân hàng nước ngoài.
Nghiên cứu của Miki Hamada (2013) tại Indonesia cũng cho kết quả tiêu cực về sự ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đối với các hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng mẫu gồn 68 ngân hàng trong giai đoạn 2001 – 2009 với phương pháp hồi quy bình phương bé nhất.
Tóm lại, các bài nghiên cứu trên có ưu điểm là dùng phương pháp nghiên cứu rất đa dạng với phương pháp hồi quy bình phương bé nhất, phương pháp hồi quy biến giả bình phương tối thiểu (LSDV), phương pháp thống kê mơ tả, theo đó, bài nghiên cứu này tác giả đã kế thừa bằng cách sử dụng phương pháp định lượng thông qua ước lượng mơ hình bằng hồi quy dữ liệu bảng GMM, đồng thời thống kê mơ tả tính chất các biến.
Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam của Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh vào tháng 4/2013. Mẫu nghiên cứu gồm 21 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 - 2011. Tác giả sử dụng phương pháp định tính phân tích khả năng sinh lời của tỷ số ROE, ROA, hệ số an
toàn vốn CAR,…và phương pháp định lượng sử dụng mơ hình phân tích bao dữ liệu DEA để ước tính hiệu quả cho từng NHTM cần nghiên cứu, sau đó phân tích định lượng bằng phương pháp kiểm định hồi quy Tobit. Kết quả cho thấy các NHTM Việt Nam để tạo một mức sản lượng đầu ra như nhau thì hiệu quả mới sử dụng 86,6% các đầu vào.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Hồng vào tháng 10/2012 về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011. Sử dụng phương pháp định lượng mơ hình phân tích bao dữ liệu DEA để phân tích và đánh giá mẫu của 31 NHTM. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong 4 năm 2008 – 2011, do phân bổ nguồn lực chưa hợp lý nên hơn 60% NHTM hoạt động kém hiệu quả.