Đóng góp mới của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP việt nam trong hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài vào việt nam (Trang 35 - 38)

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và đang từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế ngày càng tăng lên nhờ chính sách mở cửa của chính phủ. Đây là một nhân tố quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam có thể vững chải và phát triển ổn định hơn so với trước. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng đóng vai trị là hệ thống tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể cất cánh, phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Việc các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngân hàng thương mại cổ phần mang lại tác động tích cực hay tiêu cực cho hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần rất được quan tâm.

Do đó, bài nghiên cứu này sẽ dùng phương pháp thực nghiệm để làm rõ mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần và hoạt động góp vốn của các nhà đầu tư nước ngồi vào các ngân hàng này. Tuy đề tài nghiên cứu không phải là đề tài mới trên thế giới, nhưng bài nghiên cứu đã tiếp thu những điểm tích cực trong các nghiên cứu trước đây. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng GMM để ước lượng mơ hình đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần và hoạt động góp vốn của các

nhà đầu tư nước ngồi vào các ngân hàng Việt Nam thơng qua các biến phụ thuộc tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), thu nhập lãi thuần (NII), thu nhập từ lãi biên (NIM), tỷ số chi phí trên thu nhập (CostInc) ở cấp độ quốc gia và cấp độ ngân hàng. Số liệu được tác giả thu thập từ báo cáo tài chính đã qua kiểm tốn, báo cáo thường niên của 20 ngân hàng TMCP. Nếu mở cửa thị trường ngân hàng mà tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài được đặt quá cao, các nhà đầu tư nước ngồi có thể chi phối các ngân hàng trong nước, làm giảm khả năng của nhà nước trong việc thực hiện chính sách tài chính thơng qua các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài tại các ngân hàng trong nước được đặt quá thấp, các nhà đầu tư nước ngồi sẽ khơng có nhiều sự khích lệ để truyền những kinh nghiệm cần học của ngân hàng trong nước. Nghiên cứu này sẽ giúp giải quyết các câu hỏi chính sách mở cửa là cần thiết để nới lỏng hay loại bỏ các giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng thương mại hiện có.

Qua bài nghiên cứu, tác giả hy vọng có thể làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần và hoạt động góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng Việt Nam, đồng thời giải đáp được những vấn đề các bài nghiên cứu trước đây chưa giải đáp được trong trường hợp ở Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong nội dung chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại, cơ sở lý thuyết về hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngồi để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần và hoạt động góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn lược khảo một số nghiên cứu trước đây để làm cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu.

CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRONG HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN CỦA CÁC ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Ở chương này, tác giả sẽ trình bày rõ nét thực trạng hoạt động góp vốn của các đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP việt nam trong hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài vào việt nam (Trang 35 - 38)