Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP việt nam trong hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài vào việt nam (Trang 51)

trong hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài

Bất cứ một sự việc nào xảy ra cũng đều có hai mặt. Hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài vào các ngân hàng TMCP trong nước mang lại nhiều tác động tích cực, bên cạnh đó cũng tồn tại những tác động tiêu cực. Tác động tiêu cực có thể xảy ra khi sự cạnh tranh quá mức có khả năng dẫn đến sự bất ổn tài chính, ngược lại những tác động tích cực bao gồm chuyển giao cơng nghệ từ các đối tác nước ngồi, đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa các loại dịch vụ, có thể giúp các ngân hàng TMCP trong nước nâng cao hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của họ (Shen, Lu, Wu, 2009). Các đối tác nước ngồi cịn mang đến cho các ngân hàng trong nước nhiều kiến thức, kinh nghiệm về quản trị ngân hàng, tạo động lực cho các ngân hàng trong nước nâng cao chất lượng hoạt động và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngồi, tác giả sẽ tiến hành phân tích hiệu quả

kinh doanh của một số ngân hàng TMCP trong giai đoạn năm 2006 – 2016, có sự tham gia góp vốn của các đối tác nước ngoài.

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) với vốn điều lệ đạt 8.878 tỷ đồng (2016); là một trong những ngân hàng được đánh giá là thành công khi tiến tới hợp tác với cổ đông chiến lược HSBC. Năm 2005, HSBC góp vốn vào Techcombank với tỷ lệ 10%; năm 2007, tỷ lệ này tăng là 15% và đến năm 2008 HSBC trở thành cổ đông chiến lược khi sở hữu 20% vốn điều lệ của Techcombank.

Trong giai đoạn đầu HSBC đã cử nhiều quản lý cao cấp sang ngân hàng này nhằm hỗ trợ chuyển giao kiến thức chuyên môn về quy trình hoạt động. Những quản lý này cũng tham gia sâu vào nhiều hoạt động hàng ngày của Techcombank. Với thế mạnh về hoạt động trên tồn cầu, HSBC đã đóng góp vào q trình chuyển đổi Techcombank từ một ngân hàng nội địa truyền thống trở thành một trong những ngân hàng cổ phần năng động nhất về mảng bán lẻ.

Hình 3.2. Các chỉ số tài chính của Techcombank từ năm 2006 đến năm 2016

Từ năm 2006 đến cuối năm 2011, các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của Techcombank tăng ổn định theo chiều tăng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu nước ngoài. Chỉ tiêu ROE tăng cao lên đến 28,79% (2011), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập cũng tăng theo, tuy nhiên vẫn ở mức thấp, dao động từ 20%-40%, các chỉ tiêu khác như ROA và NIM có tăng trưởng và tương đối ổn định, điều này cho thấy tác động tích cực từ hoạt động góp vốn của đối tác chiến lược HSBC đối với hiệu quả kinh doanh của Techcombank.

Từ năm 2011 bước sang năm 2012, chỉ tiêu ROE giảm đột biến, năm 2013, ROE có xu hướng tăng trở lại và đạt 17,47% (2016). Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập tăng tương đối cao.

Hình 3.3. Các chỉ số tài chính của ACB từ năm 2006 đến năm 2016

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB qua các năm

Từ năm 2005, các nhà đầu tư nước ngoài đã nắm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ACB là 30%. Các cổ đơng nước ngồi lớn hiện nay bao gồm Dragon Financial Holdings Limited (tỷ lệ sở hữu là 6,81%), Connaught Investors Ltd (tỷ lệ sở hữu là 7,26% ), Standard Chartered APR Ltd và Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd đang

nắm giữ tương ứng 8,77% và 6,23% cổ phần tại ACB, đã giúp cho ACB trở thành một ngân hàng vững mạnh, nhờ cải tiến công nghệ, phát triển đa dạng của hoạt động ngân hàng bán lẻ. Giai đoạn từ 2006 đến năm 2007, một năm sau khi ACB được các nhà đầu tư nước ngồi góp vốn với tỷ lệ sở hữu 30%, ROE tăng mạnh từ 34,42% (2006) lên 44,49% (2007) và tỷ lệ chi phí trên thu nhập nhỏ. Năm 2008 đến năm 2011, ROE có xu hướng giảm nhưng vẫn nằm ở mức 20%-30%, và giảm đột biến vào cuối năm 2012. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CostInc) lại có xu hướng ngược lại. Nguyên nhân của những con số trên một phần là do tình hình khó khăn chung của cả nền kinh tế và biến động lớn của ACB trong năm 2012 khi xảy ra “Đại án Bầu Kiên”. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận, ACB đã trở thành một ngân hàng vững mạnh từ những năm 2006 đến nay nhờ có phần đóng góp lớn từ các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Hình 3.4. Các chỉ số tài chính của Vietinbank từ năm 2006 đến năm 2016

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng có quy mơ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam với vốn điều lệ đạt 37.234 tỷ đồng (2016). Dù là ngân hàng lớn và lâu đời, năm 2010, VietinBank mới bắt đầu tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài. Năm 2011, IFC mua 10% cổ phần Vietinbank trị giá 182 triệu USD, tháng 12/2012 The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ltd. mua 20% cổ phần Vietinbank, và trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng. Từ năm 2010 đến năm 2014, tỷ lệ sở hữu vốn góp từ các đối tác nước ngoài tại ngân hàng tăng nhanh chóng từ 1% đến 28,94%, song song cùng giai đoạn này, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập cũng tăng theo và có dấu hiệu giảm ở năm 2016, điều này cũng dễ hiểu vì sau giai đoạn đầu khi các nhà đối tác nước ngồi tiến hành chuyển giao cơng nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao nguồn nhân lực sẽ làm chi phí tăng cao. ROE giảm mạnh từ năm 2011 đến năm 2013, và tăng trở lại từ năm 2014 đến 2016. Trong khi ROA và NIM tương đối ổn định. Trường hợp Vietinbank, vẫn chưa thể kết luận tác động từ nguồn vốn sở hữu nước ngoài đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng là tích cực hay tiêu cực, vì giai đoạn từ năm 2011 đến 2013 khi Vietinbank tiến hành hợp tác với các đối tác nước ngồi, là giai đoạn khó khăn và có nhiều biến động lớn đối với tồn ngành ngân hàng nói chung và Vietinbank nói riêng. Năm 2012 là năm u ám của toàn ngành ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong vòng 20 năm, nợ xấu tăng vọt, hàng loạt các vụ vi phạm pháp luật trong ngành ngân hàng lần lượt bị phanh phui, tiêu biểu nhất là vụ lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên phó phịng quản lý rủi ro của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè cùng đồng phạm, vụ lừa đảo này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Vietinbank. Vì thế, trong giai đoạn này, hiệu quả kinh doanh của Vietinbank giảm sút đáng kể. Tuy nhiên năm 2016, Vietinbank đã có nhiều khởi sắc mới, khi tỷ lệ CostInc giảm, ROE tăng.

Ngồi ra, ngân hàng TMCP An Bình là trường hợp nhận được những tác động tích cực kể từ khi Maybank trở thành nhà đầu tư chiến lược của ngân hàng vào năm 2008. Trong giai đoạn 2008-2010, tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài của ngân hàng liên

tục tăng và đạt mức tối đa 30%. Năm 2008, Maybank sở hữu 15% vốn điều lệ ngân hàng TMCP An Bình, đến năm 2009, Maybank nâng tỷ lệ sở hữu lên 20%, và năm 2010, IFC góp vốn vào ngân hàng này, đưa tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài tại Ngân hàng TMCP An Bình lên 30%. Theo đó, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng này tăng đáng kể, ROE năm 2008 là 1,54% và đạt con số 10,85% năm 2010, ROA cũng tăng từ 0,37% (2008) lên 1,31% (2010).

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược nước ngồi cũng mang lại tác động tích cực. Một số ngân hàng vẫn đối mặt với các chỉ số tài chính có xu hướng đi xuống mặc dù tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài tăng dần. Một số trường hợp khi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vốn vào các ngân hàng TMCP làm tăng trưởng mạnh về nguồn vốn của ngân hàng, tuy doanh thu và lợi nhuận có sự gia tăng nhưng chưa tương xứng với tốc độ tăng của vốn.

Trường hợp ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), sau khi hợp tác với ngân hàng Sumitomo Mitsui – Nhật Bản từ cuối năm 2007, vốn của Eximbank tăng gấp đôi trong năm này và tăng gấp 4,5 lần năm 2008 nhưng mức tăng trưởng lợi nhuận chưa tương xứng.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) cũng là một trường hợp tương tự khi hợp tác cùng nhà đầu tư chiến lược France’s Societe Generale vào năm 2008. Kết quả hoạt động kinh doanh của SeaBank năm 2010 tương đối khả quan và tăng trưởng kể từ khi ngân hàng thay đổi chiếc lược kinh doanh từ năm 2009. Tuy nhiên, từ năm 2011 về sau, các chỉ số về kết quả hoạt động kinh doanh giảm mạnh.

Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài tại các ngân hàng TMCP Việt Nam sẽ mang đến cho các ngân hàng trong nước nhiều kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ hiện đại về quản lý, tạo động lực cho các ngân hàng trong nước nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, chất lượng hoạt động và khả năng cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ, từ đó góp phần cải thiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nhưng cũng có những trường hợp khơng mong đợi, hoạt động hợp tác với các nhà đầu tư nước ngồi khơng mang lại hiệu quả như kỳ vọng

do sự khác biệt về ngơn ngữ, văn hóa, mục tiêu chiến lược giữa hai bên. Ví dụ như các ngân hàng trong nước thiếu nhân viên thông thạo tiếng Anh và những người đã quen thuộc với các vấn đề quốc tế cũng có thể là một rào cản đối với các ngân hàng để giao tiếp và hợp tác thành cơng với các nhà đầu tư nước ngồi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong nội dung chương 3, tác giả trình bày thực trạng hoạt động góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng TMCP Việt Nam; bên cạnh đó, tác giả đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài qua phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính thực tế qua các năm. Qua đó có thể thấy, việc tham gia vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường ngân hàng Việt Nam mang lại cả tác động tích cực và tiêu cực, có thể gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP, cũng có thể ngược lại. Để có thể đưa ra kết quả rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa hoạt động góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4 - PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mơ hình nghiên cứu

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài, bài nghiên cứu sử dụng mơ hình theo bài nghiên cứu “Tác động của sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Trung Quốc” của Chung – Hua Shen, Chin-Hwa Lu và Meng – Wen Wu (2009) như sau:

Trong đó:

Performanceit: hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thứ i trong suốt

khoảng thời gian thứ t, và i = 1,….,N (N=20) và t = 2006-2014. Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam bằng cách sử dụng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), thu nhập lãi thuần (NII), thu nhập từ lãi biên (NIM), tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CostInc).

MacroFP: là tỷ lệ giữa số lượng các ngân hàng TMCP Việt Nam với sự tham gia

góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trên tổng số các ngân hàng TMCP.

MicroFP: là tỷ lệ phần trăm sở hữu vốn cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi

tham gia góp vốn vào một ngân hàng TMCP Việt Nam.

Trong đó, tỷ số MacroFP và MicroFP được định nghĩa tương ứng ở cấp độ quốc gia và cấp độ ngân hàng. MacroFP trong phương trình (1) cho thấy việc tăng số lượng các ngân hàng Việt Nam có sự góp vốn của các đối tác nước ngồi có xu hướng tạo ra một môi trường thuận lợi cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi gia tăng tính cạnh tranh. Do đó, hệ số MacroFP, 1 được kỳ vọng là đồng biến với

biến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo đó, phương trình (1) được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngồi ở cấp độ quốc gia. MicroFP trong phương trình (2) cho thấy sự gia tăng tỷ lệ sở hữu vốn của các đối tác nước ngoài trong từng ngân hàng có xu hướng nâng cao kỹ năng quản trị và quản lý. Như vậy, hệ số MicroFP, 1, cũng được kỳ vọng là đồng biến với biến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phương trình (2) được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngồi ở cấp độ ngân hàng.

Control là vector của các biến kiểm sốt, trong đó:

Control = [EquityTA, LiquidTA, LoanDepo, ShareGov, TotAsset, GDPGrow,

Reserve]

EquityTA là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, EquityTA dùng để kiểm sốt

hiệu ứng địn bẩy;

LiquidTA là tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản, LiquidTA dùng để kiểm soát

hiệu ứng thanh khoản của ngân hàng ;

LoanDepo là tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi, là biến dùng để kiểm soát hiệu quả

cho vay;

ShareGov là tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước trong ngân hàng Việt Nam, ShareGov

dùng để kiểm soát hiệu quả quyền sở hữu;

TotAsset là log của tổng tài sản, kiểm sốt hiệu ứng kích thước;

GDPGrow là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế, giúp kiểm soát chu kỳ kinh doanh;

Reserve là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, kiểm sốt hiệu quả chính sách tiền tệ;

θ và φ là các hệ số vector của các biến kiểm sốt tương ứng trong phương trình (1)

4.2. Dữ liệu nghiên cứu

Mẫu gồm 20 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Bảng 4.1 liệt kê mẫu các ngân hàng. Số liệu được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này được lấy từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán được các ngân hàng công bố đại chúng, báo cáo thường niên của 20 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014. Các số liệu vĩ mô được lấy từ website Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Do vậy, nguồn dữ liệu đảm bảo tính đáng tin cậy để tác giả thực hiện nghiên cứu này.

Bảng 4.1. Danh sách 20 ngân hàng TMCP Việt Nam

STT Tên giao dịch Tên ngân hàng Vốn điều lệ

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài năm

2014 (%)

1 ABBank Ngân hàng TMCP An Bình 5.319 30

2 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu 9.377 30

3 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam 34.187,2 0,59

4 Eximbank Ngân hàng TMCP Xuất Nhập

Khẩu Việt Nam 12.355 25,5

5 HDBank Ngân hàng TMCP Phát Triển

Thành Phố Hồ Chí Minh 8.100 0

6 KienLongBank Ngân hàng TMCP Kiên Long 3.000 0

7 Maritime Bank Ngân hàng TMCP Hàng Hải

Việt Nam 11.750 0

8 MB Ngân hàng TMCP Quân Đội 17.127 10

9 Nam A Bank Ngân hàng TMCP Nam Á 3.021 0

10 OCB Ngân hàng TMCP Phương

Đông 4.000 20

11 PG Bank Ngân hàng TMCP Xăng dầu

Petrolimex 3.000 0

12 Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn

13 SeABank Ngân hàng TMCP Đông Nam

Á 5.466 19

14 Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ Thương

Việt Nam 8.878 19

15 VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế

Việt Nam 5.644 20

16 VietABank Ngân hàng TMCP Việt Á 3.500 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP việt nam trong hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài vào việt nam (Trang 51)