Một số thương vụ góp vốn của các đối tác nước ngoài tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP việt nam trong hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài vào việt nam (Trang 46 - 51)

3.1. Thực trạng việc tham gia góp vốn của các đối tác nước ngoài vào các

3.1.3. Một số thương vụ góp vốn của các đối tác nước ngoài tại các ngân hàng

TMCP Việt Nam

Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng Việt Nam là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu của các ngân hàng TMCP Việt Nam khi thực hiện điều này ngồi tăng vốn điều lệ cịn mong muốn được tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ hiện đại về quản lý và hoạt động ngân hàng, phát triển các loại hình và kỹ năng kinh doanh mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Như vậy để đáp ứng mục tiêu đề ra, các ngân hàng TMCP Việt Nam không chỉ thu hút các nhà đầu tư một cách đại trà mà cịn phải tìm cho mình những đối tác chiến lược nước ngồi tốt. Đối tác chiến lược khi đã bỏ ra một lượng vốn nhất định để sở hữu một tỷ lệ đáng kể trong ngân hàng sẽ cố gắng cải thiện năng lực và vị thế cạnh tranh của ngân hàng. Thông thường, với kinh nghiệm lâu đời, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, tính chun nghiệp cao, khách hàng sẵn có, nguồn vốn giá rẻ và trên hết uy tín của tổ chức lớn, các đối tác chiến lược nước ngồi nhìn thị trường Việt Nam với con mắt hết sức tiềm năng và tốc độ tăng trưởng tốt kèm kỳ vọng hết sức lạc quan về thị trường nội địa. Các đối tác chiến lược nước ngồi sẽ chuyển giao cơng nghệ hiện đại, quyền sở hữu trí tuệ, kỹ năng quản lý, tiếp thị, khả năng tiếp cận với thị trường mới, khách hàng mới. Tìm đối tác chiến lược được coi là con đường dẫn đến thành công của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam vì đa số các ngân hàng nước ngồi đều có nền tảng tài chính và năng lực quản trị tốt. Các ngân hàng ANZ, HSBC, Standard Chartered, …, họ đã có bề dày hoạt động hàng trăm năm trên tồn cầu, do vậy đây là những đối tác có thể giúp các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

Bảng 3.3. Thống kê một số thương vụ góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian qua

STT Ngân hàng Thời gian Hoạt động

01 Sacombank 2001 Tập đồn Tài chính Dragon Financial

Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank.

04/08/2011 Dragon Financial Holdings chính thức thối vốn tại Sacombank.

2002 Cơng ty Tài chính Quốc tế IFC góp vốn vào Sacombank.

06/2007 IFC ký kết thỏa thuận tăng vốn với

Sacombank, tăng số cổ phần nắm giữ lên 7,658% vốn điều lệ của ngân hàng này.

15/12/2012 IFC công bố kế hoạch bán 50% số cổ phần mà tổ chức này đang nắm giữ tại Sacombank. 03/2005 Ngân hàng ANZ trở thành cổ đông chiến lược

của Sacombank, với tỷ lệ sở hữu 9,61% vốn điều lệ.

09/01/2012- 28/02/2012

Ngân hàng ANZ thoái vốn tại Sacombank.

02 ACB 1997 Dragon Financial Holdings Limited đầu tư vào

ACB. Đến nay, vẫn giữ 6,81% cổ phần tại ACB.

Connaught Investors Ltd đầu tư vào ACB, Đến nay, vẫn giữ 7,26% cổ phần tại ACB.

11/12/2002 IFC đầu tư 5,5 triệu USD mua vốn cổ phần của ACB.

2005 Standard Chartered APR Ltd và Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd góp vốn vào ACB, hiện nay họ đang nắm giữ tương ứng 8,77% và 6,23% cổ phần tại ACB.

03 Techcombank 2005 Techcombank bán 10% cổ phần cho HSBC.

2007 HSBC tăng phần vốn góp lên 15%.

09/2008 HSBC tăng phần vốn góp lên 20%.

04 Eximbank 07/2007 Sumitomo Mitsui Banking Corporation mua

15% cổ phần của Eximbank trị giá 225 triệu USD.

05 VPBank 1996 Dragon Financial Holdings Limited đầu tư vào

21/03/2006 VPBank lựa chọn đối tác chiến lược là Oversea Chinese Banking Corporation Ltd (OCBC) với vốn góp là 10%.

04/08/2008 NHNN chấp thuận cho VPBank bán thêm 5%

cổ phần cho OCBC.

03/2010 Dragon Financial Holdings Limited thoái vốn, bán 8,31% cổ phần tại VPBank cho một đối tác nội địa.

2013 OCBC thoái vốn tại VPBank.

2016 VPBank đã huy động hơn 200 triệu USD

nguồn vốn từ cơng ty tài chính quốc tế (IFC).

06 VIB 9/2010 VIB bán 15% cổ phần cho Ngân hàng

Commonwealth of Australia.

10/2011 Ngân hàng Commonwealth of Australia tăng phần vốn góp lên 20%.

07 SeaBank 08/2008 France’s Societe Generale mua 15% cổ phần

SeaBank.

08 PNB 10/2008 United Overseas Bank mua 15% cổ phần Ngân

hàng Phương Nam trị giá 15,6 triệu USD. 09/2011 United Overseas Bank tăng phần vốn góp lên

20%.

09 OCB 2007 BNP Parisbas mua 10% cổ phần OCB.

2010 BNP Parisbas tăng phần vốn góp lên 20%.

10 ABBank 09/2008 MayBank chính thức trở thành cổ đông chiến

lược của ABBank với tỷ lệ sở hữu là 15%.

12/2009 MayBank tăng phần vốn góp lên 20%.

2010 IFC đã mua 480 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi

do ABBank phát hành, sở hữu 10% vốn điều lệ.

11 Vietcombank 09/2011 Mizuho Corporate Bank Ltd mua 15% cổ phần

của Vietcombank trị giá 567,3 triệu USD. 29/08/2016 Quỹ đầu tư quốc gia Singapore (GIC) mua

12 Vietinbank 2011 IFC mua 10% cổ phần Vietinbank trị giá 182 triệu USD.

27/12/2012 The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ltd. mua 20% cổ phần Vietinbank.

13 TPBank 2016 Công ty tài chính quốc tế (IFC) thâu tóm

4,99% cổ phần tại ngân hàng TPBank.

14 MBBank 2016 Quỹ đầu tư ngoại Dragon Capital đã mạnh tay

thâu tóm 64,2 triệu cổ phiếu của MBBank.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các Báo cáo thường niên qua các năm của các ngân hàng.

Đáng chú ý, giai đoạn 2007-2008 là giai đoạn bùng nổ của hoạt động mua cổ phần, góp vốn từ các đối tác nước ngoài. Giai đoạn này, một phần là do thị trường chứng khốn tăng trưởng mạnh, Việt Nam vừa chính thức gia nhập WTO và mở cửa thị trường tài chính, đặc biệt là ngành ngân hàng đang rất nóng. Bên cạnh đó sự ra đời của nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 “Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam” quy đinh cụ thể và chi tiết hơn nguyên tắc sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam. Điều này thúc đẩy các thương vụ mua bán diễn ra nhanh hơn và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vào năm 2007, Sumitomo Mitsui Bank mua 15% cổ phần của Eximbank trị giá 225 triệu USD, BNP Parisbas trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 10% cổ phần OCB. HSBC liên tục tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Techcombank trong giai đoạn này và nắm giữ tỷ lệ 20% vào cuối năm 2008.

Năm 2009 – 2010, hoạt động mua cổ phần, góp vốn vào các ngân hàng TMCP của các nhà đầu tư nước ngồi có những bước đi chùn lại. Ngun nhân bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, số lượng các thương vụ góp vốn từ đầu tư nước ngoài giảm đáng kể. Năm 2011, hai ngân hàng lớn của ngành ngân hàng là Vietinbank và Vietcombank tiến hành hợp tác với các đối tác chiến lược nước ngoài, cụ thể IFC mua 10% cổ phần Vietinbank trị giá 182 triệu USD và Mizuho mua 15% cổ phần của Vietcombank trị giá 567,3 triệu USD. Đến năm 2012, Bank

of Tokyo-Mitsubishi UFJ trở thành cổ đông chiến lược của Vietinbank khi mua 20% cổ phần ngân hàng này. Một sự kiện đáng chú ý ở đây, sau 7 năm là đối tác chiến lược của VPBank (từ năm 2006 – 2013), Oversea Chinese Banking Corporation Ltd (OCBC) đã tiến hành thoái vốn.

Năm 2016, hoạt động mua bán cổ phần, góp vốn từ các đối tác nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam sôi động trở lại. Đầu tiên là thương vụ Quỹ đầu tư quốc gia Singapore (GIC) mua 7,73% cổ phần của Vietcombank, với trị giá xấp xỉ khoảng 400 triệu USD, đây sẽ là một trong những thương vụ ấn tượng nhất trong năm 2016, được kì vọng sẽ tạo nên cú hích tăng trưởng mới cho ngành ngân hàng. Ngoài ra, VPBank đã huy động được 200 triệu USD nguồn vốn từ cơng ty tài chính quốc tế (IFC) – cánh tay đầu tư của Ngân hàng Thế giới. IFC còn thâu tóm 4,99% cổ phần tại TPBank trong năm 2016. Một thương vụ đáng chú ý khác là Quỹ đầu tư ngoại Dragon Capital đã mạnh tay thâu tóm 64,2 triệu cổ phiếu của MBBank.

Bảng 3.4: Danh sách các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của một số ngân hàng TMCP Việt Nam trong năm 2016

STT Ngân hàng Một số cổ đông chiến lược đại diện các cổ đơng nước ngồi

1 ACB Dragon Financial Holdings Limited;

Connaught Investors Ltd;

Standard Chartered APR Ltd; và Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd.

2 ABBank Malayan Banking Berhad (Maybank); Tổ chức Tài chính

Quốc Tế (IFC).

3 Vietinbank The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ltd.; IFC

Capitalization (Equity) Fund, L.P.; Tổ chức Tài chính Quốc Tế (IFC).

4 Eximbank Sumitomo Mitsui Banking Corporation.

5 Techcombank Ngân hàng HSBC.

6 VIB Ngân hàng Commonwealth of Australia.

8 OCB BNP Parisbas.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của các ngân hàng.

Trong những năm trở lại đây, hoạt động góp vốn, mua cổ phần của các đối tác nước ngoài vào các ngân hàng TMCP trong nước khơng cịn sơi nổi như trước, do hầu hết các ngân hàng TMCP có hợp tác với các đối tác nước ngồi đều có số vốn góp đạt đến giới hạn theo quy định của Nhà nước Việt Nam. Theo quy định, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược nước ngồi khơng được vượt q 20% vốn điều lệ của một ngân hàng TMCP, và gần như các ngân hàng có đối tác chiến lược đều đạt giới hạn này. Ví dụ như nhà đầu tư chiến lược ngân hàng HSBC nắm giữ 20% cổ phần của Techcombank, hay Maybank có tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ABBank là 20%, tỷ lệ sở hữu của ngân hàng Commonwealth of Australia tại VIB cũng là 20%, và tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi đều khơng vượt quá 30% vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP việt nam trong hoạt động góp vốn của các đối tác nước ngoài vào việt nam (Trang 46 - 51)