Đào tạo lao động trong các doanh nghiệp logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho công ty GEMADEPT LOGISTCS , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 30)

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát về logistics của Viện NCKT và PT- trường ĐHKTQD, 2011)

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt:

Do nhận biết được logistics là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, có thể mang lại lợi nhuận siêu ngạch, nên thời gian gần đây, ở Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn, đã xảy ra hiện tượng nhà nhà đăng ký kinh doanh logistics, người người đăng ký kinh doanh logistics. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Chính vì vậy, số lượng cơng ty có hoạt động liên quan đến logistics tăng lên nhanh chóng, cho đến nay tuy chưa có một tổ chức kinh tế nào thống kê một cách chính xác có bao nhiêu cơng ty logistics, nhưng theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì tổng số doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thơng hiện đã lên đến gần 1.000. Các doanh nghiệp này phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động rời rạc, đơn lẻ, mỗi doanh nghiệp chỉ biết đến lợi ích của riêng mình, thiếu hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt, chủ yếu là cạnh tranh về giá.

80.26% 26.32% 3.95% 6.58% 8.77% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Đào tạo qua

công việc Gửi tham gia các khóa đào tạo trong nước

Gửi tham gia các khóa đào

tạo ngước ngồi

Th chuyên

Sắp tới đây, cùng với những tác động của cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia, các doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải còn chịu những tác động lớn do Việt Nam cam kết bãi bỏ những trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO mà từ trước đến nay nước ta vẫn áp dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Như vậy, theo cam kết gia nhập WTO, kể từ năm 2014, các doanh nghiệp logistics nước ngoài sẽ được phép mở công ty 100% vốn của họ tại Việt Nam. Khi đó cạnh tranh trên thị trường logistics Việt Nam sẽ khốc liệt hơn rất nhiều.

2.2. Thị trƣờng cung ứng- sử dụng dịch vụ logistics tại Việt Nam 2.2.1. Thị trƣờng cung ứng dịch vụ logistics tại Việt Nam

Thị trường cung ứng dịch vụ logistics tại Việt Nam có những đặc điểm sau:

Hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam đều yếu, nhỏ và manh mún

Theo thống kê ở Việt Nam hiện có khoảng gần 1.000 cơng ty logistics chính thức đang hoạt động. Tính đến tháng 11/2012, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA- tên trước đây là Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam - VIFFAS) có 193 thành viên (161 thành viên chính thức và 32 thành viên liên kết). Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp logistics của nước ta có thời gian hoạt động bình quân là 5-7 năm, quy mô vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng (khoảng 80% doanh nghiệp logistics Việt Nam có vốn pháp định từ 1,5 - 2 tỷ đồng), thậm chí nhiều doanh nghiệp có vốn chỉ khoảng 500 triệu, thuộc loại rất nhỏ. Rất nhiều doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, chỉ đáp ứng được một khâu đơn giản của chuỗi dịch vụ logistics. Với quy mô vốn nhỏ, thời gian hoạt động khiêm tốn và ít nhân viên, hoạt động khơng có tính chun nghiệp, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ có thể cung cấp những loại hình dịch vụ đơn giản. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa có văn phịng đại diện ở nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp logistics Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp tư nhân, một số doanh nghiệp lớn của nhà nước thì lại chịu sự quản lý của các Bộ, ngành khác nhau, nên thường hoạt động đơn lẻ, tách rời nhau, thậm chí cịn đối đầu để tranh giành khách hàng, vì vậy, sức vốn đã yếu lại càng thêm yếu.

Phạm vi hoạt động hẹp và năng lực cung cấp dịch vụ còn thấp

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam chủ yếu hoạt động trong phạm vi nội địa hoặc một vài nước trong khu vực. Ở trong nước, phần lớn các công ty này tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… Và cho đến nay, phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa có khả năng thành lập các chi nhánh, đại lý ở các nước ngồi, thậm chí là ở các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc,… Chính vì thế, việc khai thác nguồn hàng hay việc gửi và nhận hàng từ nước ngoài về, doanh nghiệp logistics nội địa chủ yếu thông qua mối quan hệ đại lý với các tập đoàn logistics quốc tế. Điều này là trở ngại cho việc phát triển logistics của các doanh nghiệp định hướng kinh doanh dịch vụ logistics toàn cầu. Với năng lực IT thì các doanh nghiệp Việt Nam thực sự yếu kém, trong khi đây là một tiêu chí quan trọng trong cung ứng dịch vụ logistics hiện nay. Hầu hết các trao đổi thông tin hiện nay ở các doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ thực hiện bằng biện pháp thủ cơng như điện thoại, email… mà chưa có chức năng “track and trace” (theo dõi đơn hàng, theo dõi lịch trình tàu) hiệu quả qua website cho khách hàng sử dụng cũng như chưa có hệ thống truyền dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI).

Hình 2.2: Tỷ lệ % các doanh nghiệp logistics trong nƣớc không thƣờng xuyên sử dụng các trang thiết bị thông tin

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát về Logistics của Viện NCKH và PT – Trường ĐHKTQD, 2011) 12.56% 23.97% 42.41% 38.87% 48.21% 62.50% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Mạng nội bộ Internet trong giao dịch Website Phần mềm quản lý kho, bán hàng Giao dịch thương mại điện tử Mạng hệ thống toàn cầu

Bên cạnh đó, trang thiết bị dành cho logistics của các doanh nghiệp vẫn cịn yếu, mức độ cơ giới hóa và tự động hóa trong các kho hàng chưa cao, chỉ trên 50%, hệ thống kho bãi quy mô nhỏ, các phương tiện, trang thiết bị như xe nâng hạ hàng hóa, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hóa,… nói chung cịn thơ sơ, có nguồn gốc chủ yếu từ Trung Quốc.

Các dịch vụ đang cung cấp còn ở mức cơ bản, đơn giản

Với số lượng trên 1.000 doanh nghiệp nội địa cung ứng dịch vụ logistics, đây là một con số không nhỏ so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên các doanh nghiệp logistics nội địa mới chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu của thị trường nội địa. Đa phần các doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu cung cấp các dịch vụ cơ bản như giao nhận, vận chuyển, bán cước, gom hàng và tích hợp một chuỗi các dịch vụ cơ bản này dưới hình thức dịch vụ trọn gói “door to door”. Mặc dù có một số các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ giá trị gia tăng như hàng cơng trình, dán nhãn, hàng trả về, thanh tốn và dịch vụ khách hàng nhưng các dịch vụ này cũng chỉ được cung ứng một cách riêng lẻ khi khách hàng có nhu cầu chứ khơng có được hợp đồng dài hạn và tích hợp vào chuỗi cung ứng.

Theo kết quả điều tra của Viện NCKT và PT- ĐHKTQD năm 2011, có tới 65,31% doanh nghiệp là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải hàng hóa; 33,06% doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phân phối hàng hóa; 31,43% doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kho bãi; 19,18% doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hải quan; 16,33% doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tư vấn- hỗ trợ và 9,39% doanh nghiệp còn lại cung ứng dịch vụ khác trong q trình logistics. Do đó, có thể thấy, nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam mới chỉ đảm nhận một khâu, một công đoạn của quá trình logistics mà chưa phải là một doanh nghiệp 3PL thực sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho công ty GEMADEPT LOGISTCS , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)