CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2- Địa bàn, đối tượng và mẫu điều tra
Để phục vụ đề tài nghiên cứu tác giả tiến hành điều tra, phỏng vấn khoảng 160 hộ là ngư dân tại 4 xã (Hòn Tre, An Sơn, Lại Sơn, Nam Du) thuộc huyện đảo Kiên Hải - tỉnh Kiên Giang. Mỗi xã chọn khảo sát 40 hộ; mỗi hộ trả lời một bộ câu hỏi trong phiếu điều tra đã soạn sẵn. Nhằm đảm bảo tính chính xác và tính đại diện
của mẫu, nguyên tắc chọn hộ để điều tra theo phương pháp chọn mẫu theo chủ đích (purposive sampling) đáp ứng điều kiện (các hộ được điều tra phải có thời gian sinh sống lâu năm tại huyện đảo và phải bao gồm các hộ giàu, khá, trung bình, nghèo).
Khu vực nghiên cứu
Nguồn: do Phịng Tài ngun – Mơi trường huyện cung cấp
Hình 3.1: Bản đồ địa bàn nghiên cứu
Bảng phỏng vấn gồm các thông tin chủ yếu như sau:(xem chi tiết tại phụ lục)
Thông tin chung về hộ (họ tên, tuổi, giới tính, tổng số nhân khẩu, tổng số lao động chính của chủ hộ).
Thơng tin về biến đổi khí hậu ( những hiểu biết, sự cảm nhận của người dân về BĐKH; những biểu hiện của BĐKH thường gặp; mức độ tác động; ngành nghề chịu ảnh hưởng; cách ứng phó của ngư dân...)
Thông tin về sinh kế của hộ gồm (vốn con người, vốn tự nhiện, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội).
3.3- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Phương pháp thông kê mô tả: từ số liệu điều tra, khảo sát, thông tin thu
thập được tác giả tiến hành mã hóa xử lý bằng phần mền Excell để nhập dữ liệu và phân tích. Sử dụng phần mềm SPSS và phương pháp thông kê mô tả để biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mơ tả dữ liệu hoặc so sánh dữ liệu; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu; thống kê tóm tắt mơ tả kết quả nghiên cứu. Xây dựng các bảng, biểu để thống kê, phân tích, đánh giá mức độ, khả năng ảnh hưởng của BĐKH, các nguồn lực sinh kế, hệ thống sinh kế hiện thời, các rủi ro, khả năng tổn thương và thích ứng của ngư dân trong điều kiện BĐKH.