Khả năng bị tổn thương sinh kế của ngư dân trong điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tổn thương và sinh kế của ngư dân huyện đảo kiên hải trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2.3- Khả năng bị tổn thương sinh kế của ngư dân trong điều kiện

BĐKH.

Tại địa bàn nghiên cứu trên 70% sinh kế của ngư dân đều dựa vào đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp, là sinh kế phụ thuộc nhiều nhất vào khí hậu và nguồn nước.

Bảng 4.11: khả năng tổn thương của ngư dân (% người trả lời)

Mức độ tổn thương Tần số (Hộ) Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tích lũy phần trăm Quá lớn 35 21.9 21.9 21.9 Vừa đủ 30 18.8 18.8 40.6 Trung bình 52 32.5 32.5 73.1 Không lớn lắm 41 25.6 25.6 98.8

Không biết, không tổn thương 2 1.3 1.3 100.0

Tổng 160 100.0 100.0

Hình 4.11: thể hiện khả năng tổn thương của ngư dân

Với kết quả nghiên cứu cho thấy trên 98% hộ dân được hỏi đều cho rằng có chịu tổn thương do BĐKH gây ra. Tuy nhiên, mức độ tổn thương giữa các hộ có sự khác nhau: 21.9% cho là quá lớn; 18.8% cho là vừa đủ; 32.5% cho là trung bình; 25.6% là khơng lớn lắm; chỉ 1.3% là không biết và không bị tổn thương. Khi được hỏi ngành nghề nào sẽ chịu tổn thương nhiều nhất thì có đến 76.9% cho là nghề khai thác thủy sản, cũng dễ hiểu vì đây là ngành nghề chính của người dân nơi đây; nghề nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp cũng có tổn thương nhưng ít hơn, với tỷ lệ là 7.5% và 15.6%. Nhóm người bị tổn thương nhiều nhất là người có mức sống trung bình và phương tiện nhỏ chiếm 63.1%, người nghèo khơng có phương tiện là 31.3%, những người khá, giàu phương tiện lớn thì khơng bị tổn thương do họ có đủ nguồn lực để ứng phó với các điều kiện BĐKH. Trong một năm người dân phải bỏ ra thời gian rất dài để khắc phục các thiệt hại do BĐKH gây ra, theo kết quả nghiên cứu có 39.4% cho là trên 45 ngày/năm; 26.3% cho là 30-45 ngày/năm; 20.6% cho là từ 15-30 ngày; có 13.8% cho là dưới 15 ngày.

Bảng 4.12: Thời gian bỏ ra để khắc phục các thiệt hại do BĐKH (% người trả lời) Thời gian khắc phục Tần số (hộ) Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tích lũy phần trăm Dưới 15 ngày 22 13.8 13.8 13.8 Từ 15-30 ngày 33 20.6 20.6 34.4 Từ 30-45 ngày 42 26.3 26.3 60.6 Trên 45 ngày 63 39.4 39.4 100.0 Tổng 160 100.0 100.0

Nguồn: từ kết quả điều tra của tác giả

Từ kết quả bảng 4.10 và 4.11 cho ta thấy, mặc dù BĐKH tác động đến tất cả các lĩnh vực và mọi đối tượng, nhưng chính người nghèo, những hộ có phương tiện nhỏ sống quanh các đảo sẽ đối mặt với BĐKH ngay lập tức và trực tiếp nhất, khi họ chủ yếu dựa vào đánh bắt, nuôi trồng và nông nghiệp để tìm kiếm thu nhập và đảm bảo cuộc sống. Mặt khác, thời gian các hộ gia đình bỏ ra để khắc phục những thiệt hại do BĐKH gây ra là tương đối nhiều, sẽ làm cho khả năng tổn thương của ngư dân tăng lên. Nhìn chung, các lĩnh vực đều có khả năng tổn thương và mức độ tổn thương là khác nhau. Tuy nhiên qua phong vấn nhanh (PRA) đối với một số hộ dân và cán bộ chuyên môn trên lĩnh vực thủy sản và nơng nghiệp có thể rút ra một số tổn thương trên 2 lĩnh vực này như sau:

Khả năng tổn thương sinh kế thủy sản

Các sinh kế thủy sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng là những sinh kế phụ thuộc vào thời tiết và sự phong phú của nguồn lợi tự nhiên ven các đảo, nên là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất và dễ bị tổn thương nhất trong điều kiện chịu sự tác động của BĐKH do sự thay đổi môi trường sống và các hệ sinh thái quanh các đảo như bãi đá, rạng san hơ. Mặc dù, chưa có đánh giá cụ thể về ảnh hưởng của BĐKH đối với hoạt động đánh bắt ni trồng thủy sản nói chung và khu vực biển Kiên Hải nói riêng, nhưng có thể thấy một số ảnh hưởng của BĐKH đối với sinh kế thủy sản như:

- Biến đổi khí hậu làm thay đổi mơi trường sống của các lồi thủy sản, dẫn đến thay đổi trữ lượng của các lồi thủy sản, từ đó làm thu hẹp ngư trường đánh bắt và sản lượng đánh bắt. Ở các xã, đa số ngư dân có nghề cá quy mơ nhỏ ven bờ, các loại ngư lưới cụ khai thác truyền thống, sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bỡi sự suy giảm nguồn lợi thủy sản.

- Mưa bão kéo dài, lũ lụt đỗ ra những hịn đảo gần bờ làm ngọt hóa khu vực ni trồng, ngồi ra nhiệt độ tăng cũng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, đặc biệt là các rạng san hô, ảnh hướng xấu đến nền tảng sinh học, nơi trú ngụ các loài thủy sản.

Khả năng tổn thương sinh kế nông nghiệp

Nắng nóng kéo dài, hạn hán làm cho nhiệt độ trung bình hàng năm tăng lên sẽ làm cho sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng: như thiếu nước tưới, cây sinh trưởng chậm, năng suất, thời vụ sẽ thay đổi, diện tích thu hẹp…Tại khu vực nghiên cứu theo quan sát của tác giả và phỏng vấn nhanh người dân (PRA) do nắng hạn kéo dài, thiếu nước tưới làm cho hồ tiêu và xồi của nơng dân chết rất nhiều, thiệt hại kinh tế rất lớn.

Ngồi ra, mưa giơng kéo dài sẽ làm xuất hiện một số suối, khe nước chảy tràn, đây là quá trình rữa trơi và xói mịn, làm cho tầng đất mặt ngày càng bạc màu, dẫn đến năng suất, chất lượng sản xuất nông nghiệp ngày càng kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tổn thương và sinh kế của ngư dân huyện đảo kiên hải trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)