CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1.1- Thực trạng và xu hướng BĐKH trong thời gian qua
Nằm ở khu vực biển Tây, Kiên Hải thường xuyên chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới, giơng lốc, nắng nóng kéo dài, thiếu nước sinh hoạt .v.v. những thiên tai này thường gây khó khăn cho ngư dân trong việc đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Tác giả đã khảo sát và phỏng vấn đối với 160 hộ dân trên huyện đảo và kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau:
Sự cảm nhận của người dân về BĐKH:
Bảng 4.2: Sự cảm nhận của người dân về BĐKH (% người trả lời)
Mức độ cảm nhận
Bão, Mưa giông Nắng nóng Hạn
hán
Triều
áp thấp bất thường Kéo dài cường
Ít hơn 20 3.1 1.9 3.1 2.5 Vẫn như cũ 23.1 8.8 8.1 14.4 31.3 Nhiều hơn 51.9 88.1 88.8 82.5 15 Không rõ lắm 1.9 0 1.3 0 26.3 Không xảy ra 3.1 0 0 0 25 Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: từ kết quả điều tra của tác giả
Dựa trên kết quả điều tra thể hiện qua số liệu nêu trong bảng 4.2 cho thấy các hiện tượng BĐKH như: mưa giơng bất thường; nắng nóng kéo dài và hạn hán đều được người dân huyện đảo cảm nhận có sự biến đổi lớn với phần đông số người được hỏi cho rằng tần suất xuất hiện nhiều hơn so với 10 năm trước (tương ứng là 88.1%; 88.8% và 82.5%). Riêng đối với hiện tượng bão, áp thấp tuy có 51.9% người được hỏi cho rằng nhiều hơn, nhưng tỷ lệ người cảm nhận vẫn như củ hoặc ít hơn cũng chiếm tỷ lệ khá cao (23.1% và 20%), điều này lý giải cho việc bão, áp thấp có xuất hiện nhiều hơn trước nhưng khơng phải là thường xun. Duy nhất chỉ có hiện tượng triều cường là cịn nhiều ý kiến khác nhau, với số đơng cho là vẫn như cũ với 31.3%, số cịn lại cho rằng khơng rõ lắm và không xảy ra hoặc nhiều hơn nhưng tỷ lệ chênh nhau khơng nhiều, điều này được giải thích là hiện tượng triều cường ít xảy ra, nên người dân chưa có cảm nhận hoặc khơng có sự thay đổi nhiều về hiện tượng này nên người dân ít quan tâm đến.
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự cảm nhận của người dân về BĐKH
Theo hình vẽ trên biểu đồ cho thấy, tại khu vực nghiên cứu hiện tượng nắng nóng kéo dài; hạn hán; mưa giơng bất thường là những hiện tượng có xu hướng thay đổi sâu sắc nhất, với trên 80% số người được phỏng vấn đều cho rằng mức độ xuất hiện của các hiện tượng này là nhiều hơn so với 10 năm về trước, điều đó cũng đồng nghĩa lượng mưa ở khu vực này những năm gần đây ít hơn; các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa giông bất thường xuất hiện nhiều hơn làm cho việc đánh bắt, khai thác, nuôi trồng của ngư dân gặp khó khăn hơn.
Hiện tượng BĐKH thường xảy ra nhiều nhất:
Bảng 4.3: Hiện tượng BĐKH thường xảy ra nhất (% người trả lời)
Các hiện tượng BĐKH Tần số (hộ) Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tích lũy phần trăm V Bão, áp thấp 10 6.3 6.3 6.3
Mưa giông bất thường 99 61.9 61.9 68.1
Nắng nóng kéo dài 41 25.6 25.6 93.8
Hạn hán 10 6.3 6.3 100.0
Tổng 160 100.0 100.0
Hình 4.3: Biểu đồ những hiện tượng BĐKH thường xảy ra nhất
Nhìn vào bảng phân tích số liệu và biểu đồ 4.3 cho ta thấy mưa giông bất thường là hiện tượng BĐKH thường xảy ra nhất với 61.9%; kế đến là hiện tượng nắng nóng kéo dài với 25.6% người dân chọn; bão, áp thấp nhiệt đới; hạn hán cũng xảy ra nhưng ít hơn, với 10% người dân lựa chọn. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy khu vực nghiên cứu bão và áp thấp rất ít xảy ra, do nằm trong vịnh của biển Tây, chỉ có hoàn lưu của bão và áp thấp ảnh hưởng gây ra mưa giông, lốc xốy. Và theo báo cáo của Ban chỉ huy phịng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của huyện Kiên Hải từ năm 2005-2015, trên địa bàn huyện đã xảy ra nhiều đợt mưa giông, lốc xốy làm chết 7 người, chìm 329 tàu thuyền, 175 căn nhà sập, tốc mái, hư hỏng 38 bè cá ước thiệt hại trên 17,5 tỷ đồng (kèm theo phụ lục 4.1).
Điển hình một số vụ mưa giơng, áp thấp gây thiệt hại cho ngư dân (trích
từ báo cáo của BCH phịng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn huyện Kiên Hải) như:
+ Bão số 6 (từ 29/09 đến 02/10/2006) đã ảnh hưởng đến vùng biển của huyện, gây mưa to gió lớn kết hợp với triều cường, đã làm chìm 05 tàu đánh cá, làm sập và hư hại 14 căn nhà tại ấp Thiên Tuế xã Lại Sơn. Thiệt hại khoảng 800 triệu đồng.
+ Trong các ngày từ 8-9/08/2007 do ảnh hưởng của bão số 3, thời tiết xấu, gió mạnh, mưa lớn kèm theo giông lốc đã làm 02 tàu vận chuyển nước đá (KG01789TS và CM9916TS) từ Rạch Giá ra Phú Quốc bị chìm ở gần đảo Hịn Tre. Tại xã Lại Sơn do triều cường kết hợp với mưa giông đã làm hư hại (40-60%) 23 căn nhà ở ấp Thiên Tuế. Ước thiệt hại khoảng 1tỷ 200 triệu đồng.
+ Vào ngày 16/8/2010, trên vùng biển từ xã Lại Sơn vào Rạch Giá để sửa chữa, gặp sóng to nên tàu KG 1839 TS, đã bị lật và chìm, trên tàu có 6 người (có cả phụ nữ và trẻ em), đã được các tàu khai thác gần vị trí tàu bị nạn đến ứng cứu, tuy nhiên có một thủy thủ bị chết do kẹt trong khoan tàu.
+ Mưa giơng, sóng to trong những ngày giữa tháng 08 - 09/2012 đã làm chìm 21 phương tiện khai thác thủy sản, làm tốc mái, sập 13 căn nhà gây ảnh hưởng đến tài sản của nhân dân. Đặc biệt tại xã Hòn Tre đã xảy ra sấm sét gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trang thiết bị điện tử, tin học tại trung tâm hành chính huyện và nhân dân xung quanh khu vực.
+ Từ tháng 9 đến tháng 10/ 2015 mưa giông kéo dài làm 10 lồng bè cá bị hư hỏng từ 20 - 60%; lũ lớn từ đất liền tràn ra làm ngọt hóa vùng ni ở Hịn Tre làm chết khoảng 3.280 con cá bóp, cá mú. Thiệt hại của bà con ngư dân trên tỷ đồng.