Năng lực thích ứng của ngư dân trước tác động BĐKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tổn thương và sinh kế của ngư dân huyện đảo kiên hải trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 64 - 99)

CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.3- Năng lực thích ứng của ngư dân trước tác động BĐKH

Năng lực thích ứng, là năng lực tự điều chỉnh của một hệ thống

trước hiện tượng BĐKH (bao gồm cả những diễn biến thông thường và hiện tượng khí hậu cực đoan) để giảm nhẹ những thiệt hại có thể có, để tận dụng những cơ hội mà nó mang lại và để đối phó với những hậu quả (IPCC, 2001). Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần hình thành năng lực thích ứng của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng là khả năng tiếp cận và kiểm soát của họ đối với các nguồn

nhân lực sinh kế (Vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội).

Việc tiếp cận và kiểm soát đối với các nguồn lực cần thiết cho sự thích ứng có sự khác nhau giữa các quốc gia, các cộng đồng và giữa các hộ gia đình. Điều này bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngồi như chính sách, thể chế. Năng lực thích ứng có thể thay đổi theo thời gian, theo những điều kiện thay đổi và có thể khác nhau theo những hiểm họa cụ thể. Nhưng nhìn chung những người nghèo nhất là những người dễ bị tổn thương nhất do BĐKH, điều này là phổ biến vì khả năng tiếp cận những nguồn lực giúp họ thích ứng bị hạn chế. Ví dụ phụ nữ thường đặc biệt dễ bị tổn thương đối với tác động của BĐKH vì trách nhiệm của họ trong gia đình và sự tiếp cận hạn chế của họ đối với thông tin, nguồn lực và dịch vụ.

Để có thể giảm tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH, chúng ta phải tập trung xây dựng năng lực thích ứng, đặc biệt của những người dễ bị tổn thương nhất, và trong một số trường hợp phải tập trung làm giảm sự hứng chịu hay tính nhạy cảm đối với tác động khí hậu. Chúng ta phải đảm bảo rằng những sáng kiến phát triển khơng vơ tình làm tăng tình trạng dễ tổn thương.

 Các hoạt động thích ứng trong nơng nghiệp: Người dân các đảo đang điều chỉnh các hoạt động trồng trọt để ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, khơ hạn, thiếu nước, mưa bão). Trong đó tập trung vào các biện pháp như:

 Lên lịch thời vụ: tính tốn cẩn thận thời gian gieo trồng và thu hoạch (ví dụ: đối với hoa màu thì: mùa khơ trồng cây gì, mùa mưa trồng cây gì).

 Xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết theo hướng đa dạng hóa cây trồng, từ độc canh sang xen canh và luân canh.

 Đầu tư những giống mới có năng suất cao, có khả năng chịu hạn, để tăng năng suất trên những vùng đất hạn chế đó.

 Sử dụng các giống chịu được các điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt (ví dụ các cây màu khơng cần nhiều nước như khoai lang, khoai lùn, chuối…)

 Tăng cường hệ thống tưới tiêu cho nơng nghiệp, để thích ứng với hạn hán thông qua cải thiện hệ thống tưới tiêu và sử dụng nước tưới tiêu hiệu quả.  Các hoạt động thích ứng trong đánh bắt và ni trồng: Về cơ bản các hoạt động đánh bắt phụ thuộc rất lớn vào sự phong phú của tài nguyên thủy sản và hoạt động nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào nguồn nước và điều kiện tư nhiên. Biến đổi khí hậu, khu vực này thường là mưa bão, giơng lốc, triều cường, nắng nóng, làm cho trữ lượng nguồn lợi thủy sản và nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản thay đổi, từ đó người dân cũng có những điều chỉnh nhất định về hoạt động đánh bắt và nuôi trồng khi các điều kiện tự nhiên thay đổi.

 Tài nguyên thủy sản suy giảm làm sản lượng đánh bắt suy giảm, tạo áp lực cho các hộ ngư dân về lâu dài khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, sản lượng khai thác giảm. Nhiều hộ gia đình đã đầu tư vào việc học hành để thế hệ tiếp theo có cơ hội tìm kiếm các sinh kế khác thay thế sinh kế truyền thống.

 Hoạt động đánh bắt nuôi trồng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết khí hậu, chính vì vậy người dân thường xuyên lên lịch thời vụ cho các hoạt động đánh bắt, chuyển đổi ngành nghề đánh bắt phù hợp với từng mùa vụ (Ví du: mùa mưa bão đánh lưới ghẹ, mùa nắng đánh ốc mực, cào tơm; hoặc tính tốn lịch ni trồng để thu hoạch trước ảnh hưỡng của mưa bão)

 Thay đổi giống loài thủy sản được nuôi, thay đổi kỹ thuật nuôi cũng như đa dạng các giống loài thủy sản, để nâng cao sản lượng ni thủy sản.

 Những hộ có điều kiện thì đầu tư đóng mới phương tiện có cơng suất lớn, đánh bắt xa bờ, nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1- Kết luận

5.1.1- Thực trạng và xu hướng BĐKH tại khu vực nghiên cứu có chiều hướng biến đổi theo hướng gia tăng

So với 10 năm trước, các hiện tượng biến đổi khi hậu như: bão, áp thấp nhiệt đới; mưa giông bất thường; nắng nóng kéo dài; hạn hán xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều hơn, cường độ nguy hiểm hơn. Trong đó, mưa giông và hạn hán là hai hiện tượng xuất hiện nhiều nhất, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất của người dân huyện đảo, làm cho sinh kế của họ ngày càng đối mặt nhiều khó khăn.

5.1.2- Các hiện tượng BĐKH đã và đang tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất của người dân trên nhiều lĩnh vực khác nhau

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy BĐKH tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, do tính đặc thù của khu vực nghiên cứu 3 ngành nghề chính bao gồm: khai thác, ni trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp được cho là chịu sự tác động nhiều nhất trong điều kiện BĐKH. Trong đó, khai thác thủy sản là ngành chịu tác động nhiều hơn hết do có đến 70% ngư dân sống bằng nghề khai thác thủy sản.

5.1.3- Nhận thức và cách ứng phó của người dân đối với BĐKH là rất tốt, nhưng vẫn tìm ẩn nhiều rũi ro

Đa số người dân được phỏng vấn đều cho biết có nghe thơng tin về BĐKH thông qua báo, đài và tuyên truyền của chính quyền địa phương. Từ đó các hộ dân cũng lựa chọn cho mình những phương án phòng tránh cụ thể, để giảm mức độ thiệt hại và khả năng tổn thương do BĐKH gây ra. Nhưng để thực hiện có hiệu quả phương án phòng tránh đòi hỏi các hộ dân phải đảm bảo các nguồn lực sinh kế (Ví du: vốn tài chính, vốn vật chất…). Điều này là không đơn giản đối với các hộ

nghèo, hộ trung bình, hộ có phương tiện nhỏ, vì họ khơng đủ nguồn vốn để xây dựng phương án phòng tránh trong điều kiện BĐKH.

5.1.4- Nguồn lực sinh kế và khả năng tổn thương của ngư dân trong điều kiện BĐKH là rất lớn

Các hoạt động sinh kế của ngư dân dễ bị tổn thương do sự tác động của các hiện tượng BĐKH vì vốn con người khơng đủ cả về trình độ, kỹ năng, việc làm không ổn định, lao động phụ thuộc cao; vốn vật chất không đảm bảo do phương tiện nhỏ chiếm số nhiều, nhà ở cịn thơ sơ; vốn tài chính thấp do thu nhập khơng ổn định, khơng có khoản dành tiết kiệm, nợ vay cịn khá cao; vốn tự nhiên liên quan đến đất sản xuất ngày càng thu hẹp, sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên ngày càng giảm; vốn xã hội dù khá đa dạng nhưng cũng khơng đủ để ứng phó trong điều kiện BĐKH.

5.1.5- Năng lực thích ứng của người dân huyện đảo là tốt, nhưng không thể chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết

Nhiều hộ gia đình đã tìm cách thích ứng với điều kiện BĐKH như tự chuyển đổi ngành nghề phụ hợp mùa vụ; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; đầu tư hệ thống tưới tiêu; gia cố nhà cửa, lồng bè, tàu cá…Tuy nhiên, có thể thấy rằng, người dân nơi đây đang thực hiện các hoạt động thích ứng một cách tự phát, mang tính đối phó hơn là những hoạt động thích ứng có kế hoạch. Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của BĐKH, tần suất và cường độ ngày càng gia tăng địi hỏi phải có nhiều phương án thích ứng mang tính chủ động hơn nữa mới tránh được những thiệt hại do BĐKH gây ra.

5.2- Hàm ý chính sách

5.2.1-Chính sách tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân tự thích ứng BĐKH

Để thực hiện các hoạt động sinh kế trong bối cảnh gia tăng về cường độ và tần suất của thiên tai do BĐKH gây ra, người dân hải đảo phải tự liên tục điều chỉnh các hoạt động sinh kế của mình để phù hợp với nguồn lực và điều kiện tại địa phương. Trên thực tế người dân đang thực hiện các biện pháp thích ứng trong khả năng của họ trên các sinh kế hiện tại nhằm khắc phục những thiệt hại có thể xảy ra trước những tác động của BĐKH.

Các biện pháp thích ứng chủ yếu được người dân đúc kết từ các kinh nghiệm hiện có và điều này đã góp phần tích cực trong việc giảm khả năng bị tổn thương về sinh kế. Ví dụ, người dân có thể tính tốn cẩn thận về lịch thời vụ của các hoạt động sinh kế trong năm để giảm thiểu khả năng bị tổn thương trước các rủi ro của khí hậu như khơng đánh bắt vào những tháng mưa bão, hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện thời tiết và tình trạng đất đai. Ngồi ra, người dân cũng có thể áp dụng các biện pháp truyền thống về dự báo thiên tai, dự báo thời tiết, đài phát thanh và phương tiện truyền thơng khác để thích ứng với những thời điểm xảy ra nhiều thiên tai nhất. Khi có dấu hiệu bão, áp thấp họ sẽ gia cố tàu, thuyền, bè cá, bảo quản ngư lưới cụ, tài sản, bảo vệ nhà cửa…

5.2.2- Nhóm chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện nguồn lực sinh kế

Đối với nguồn lực con người:

Biến đổi khí hậu đang đặt gánh nặng lên vai người nghèo nhiều hơn và mạng lưới an sinh xã hội ở địa phương phải được mở rộng để đáp ứng với những tình trạng khẩn cấp (ví dụ trợ cấp khẩn cấp bằng tiền, hoặc hiện vật như thuốc men, quần áo, lương thực, thực phẩm) khi có bão, mưa giơng, dịch bệnh kéo dài. Để giúp các hộ gia đình dễ bị tổn thương ổn định cuộc sống sau những cú sốc, đặc biệt trên khía cạnh sức khẻo và giáo dục. Những ứng phó khẩn cấp đó góp phần giảm thiểu mất mát cho người dân, đồng thời cũng hỗ trợ việc tái cơ cấu các hoạt

động sinh kế của họ trong thời gian tiếp theo. Về lâu dài cần quan tâm nâng cao trình độ học vấn cho con em huyện đảo; mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động địa phương, nhất là lao động nữ.

Đối với nguồn lực tự nhiên:

Quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả trong dài hạn sẽ giúp tăng cường sự thích nghi với khí hậu của sinh kế ngư dân. Đối với vùng hải đảo, quản lý tài nguyên biển đảo dựa vào cộng đồng là cách tiếp cận hiệu quả nhằm tăng cường khả năng phục hồi của các nguồn tài nguyên trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (ví dụ giao khốn đất rừng để người dân trồng và quản lý; cho thuê mặt nước biển để ngư dân nuôi trồng, bảo vệ các rạng san hô; phân vùng đánh bắt nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản…).

Đối với nguồn lực vật chất:

Cải thiện cơ sở hạ tầng tại địa phương. Các ngư dân quanh các đảo thường đối mặt với triều cường, thiếu nước ngọt sinh hoạt, do đó việc xây dựng hệ thống đê kè chắn sóng, hồ chứa nước ngọt trên các đảo, sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ổn định sinh kế và định cư lâu dài cho người dân huyện đảo. Vận động nhân dân xây dựng nhà cửa kiên cố hơn, đầu tư phương tiện lớn đánh bắt xa bờ để hạn chế rủi ro do BĐKH.

Tăng cường quản lý rủi ro thiên tai cũng cần được xem xét để hỗ trợ. Đối với những thay đổi khí hậu thường xuyên hơn, việc cung cấp hệ thống cảnh báo sớm sẽ quan trọng hơn việc chuẩn bị đáp ứng với tình trạng khẩn cấp. Những hệ thống này có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho những khu vực dễ bị rủi ro, từ đó triển khai kịp thời những hành động ứng phó thích hợp.

Đối với nguồn lực tài chính:

Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp với lãi suất ưu đãi, ưu tiên cho những ngành nghề thu hút và tạo nhiều việc làm cho ngư dân, nhất là lao động nữ. Nguồn tài chính này sẽ

giúp người dân khắc phục thiệt hại trên những sinh kế hiện tại bị tổn thương trước những tác động của BĐKH, đồng thời cũng mở ra hướng sinh kế mới cho ngư dân. Ngoài ra, cần vận động nhân dân tiết kiệm nhằm tích lũy của cải để sử dụng những lúc khó khăn.

Nguồn lực xã hội:

Thơng qua các mối quan hệ xã hội và mạng lưới cộng đồng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong các hoạt động thích ứng, như việc chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm. Khi có thiên tai người dân thường sẽ có nhiều cách thức hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo vệ tài sản, nhà cửa, tàu thuyền, bè cá…

5.2.3- Biện pháp hỗ trợ tạo dựng môi trường thuận lợi về thể chế, chính sách

Thể chế, chính sách đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sinh kế cũng như chuyển đổi sinh kế của ngư dân. Các chính sách của nhà nước, địa phương sẽ tạo ra những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách về đất đai, chính sách về ni trồng, đánh bắt thủy hải sản, chính sách tín dụng…Do đó, việc ban hành các chính sách, kế hoạch của địa phương cũng cần lồng ghép với các chính sách, phương án ứng phó hoặc thích ứng với BĐKH nhằm tăng cường năng lực, thể chế và cơ chế chính sách cho cơng tác quản lý của địa phương.

5.2.4. Những định hướng, chính sách giúp ngư dân phát triển sinh kế bền vững

Những định hướng về sinh kế bền vững

Căn cứ các nguồn lực sinh kế hiện thời của ngư dân huyện đảo Kiên Hải, nhằm giúp ngư dân phát triển sinh kế bền vững, tác giả đề xuất các định hướng như sau:

+ Phát huy mọi nguồn lực sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng (vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tài nguyên, vốn xã hội). Tận dụng mọi cơ hội thị trường và thể chế cũng như điều kiện thuận lợi của địa phương nhằm phát triển sinh kế bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Đa dạng hóa nguồn thu nhập như mở rộng các ngành nghề: dịch vụ; du lịch; thương mại; chế biến tôm, cá khô, nước mắm…) nhằm khai thác tối đa tiềm năng sinh kế hộ, để giảm áp lực lên lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản.

+ Cần chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như một giải pháp căn cơ lâu dài để phát triển sinh kế bền vững.

+ Áp lực về quy mô dân số hộ cao, việc làm tại chỗ cho lao động địa phương hạn chế do đó cần quan tâm đào tạo nghề, phổ cập giáo dục cho con em tre đảo sẽ đem lại hiệu quả tốt về lâu dài.

+ Ngư dân vùng biển đảo, các hoạt động sinh kế thường chịu tác động lớn từ BĐKH. Chính vì thế, các biện pháp phòng tránh rủi ro như: bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tàu thuyền, bảo hiểm con người, bảo hiểm y tế,…có thể giúp hạn chế tác động bất lợi từ BĐKH gây ra.

Đề xuất mơ hình chuyển đổi nghề

+ Chuyển đổi đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ: tình trạng cạn kiệt tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tổn thương và sinh kế của ngư dân huyện đảo kiên hải trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 64 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)