CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2.2- Các nguồn lực sinh kế của ngư dân
Nguồn lực con người
Quy mô hộ gia đình: theo kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình mỗi hộ
gia đình trong địa bàn nghiên cứu có 4.31 thành viên, bao gồm 2.45 thành viên là lao động chính, 1.86 thành viên phụ thuộc. Hộ gia đình có đơng thành viên nhất là 8 và hộ ít nhất là 2 thành viên; lao động chính đông nhất là 5 và có hộ khơng có ai là lao động chính. Điều này phản ánh sự gánh nặng về lao động phụ thuộc trong một gia đình là khá lớn – một lao động chính chịu trách nhiệm chăm lo gần một thành viên khác trong gia đình. Mới nghe có vẻ như khơng q khó khăn nhưng trong điều kiện của BĐKH – thiên tai xảy ra bất thường, nguồn thu của lao động chính từ khai thác, nuôi trồng, nông nghiệp sẽ bị giảm sút và không ổn định, áp lực thiếu việc làm sẽ gây nên nhiều khó khăn đối với sinh kế của hộ gia đình.
Về trình độ học vấn: theo kết quả nghiên cứu có đến 40.6% chủ hộ có trình
độ học vấn ở cấp tiểu học; 40.6% ở cấp THCS; 15% ở cấp THPT; 0.6% có trình độ đại học hoặc cao đẳng; và 3.1% là không biết chữ. Từ đây cho thấy rằng với trình độ học vấn thấp (đa số chỉ cấp I và cấp II) cộng thêm áp lực về lao động phụ thuộc sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các hộ khi muốn tạo ra sinh kế bền vững.
Bảng 4.8: Trình độ học vấn của chủ hộ (% người trả lời)
Trình độ học vấn Tần số (hộ) Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tích lũy phần trăm Mù chữ 5 3.1 3.1 3.1 Tiểu học 65 40.6 40.6 43.8 THCS 65 40.6 40.6 84.4 THPT 24 15.0 15.0 99.4 Cao đẳng,ĐH 1 .6 .6 100.0 Tổng 160 100.0 100.0
Nguồn: từ kết quả điều tra của tác giả
Về nghề nghiệp, việc làm và kỹ năng: có 48.8% chủ hộ làm nghề đánh bắt,
20% làm nghề nơng nghiệp, số cịn lại hoạt động trên các ngành nghề như: mua bán, chăn nuôi, công nhân, công chức, làm thuê và nghề khác. Về việc làm có 60% có việc làm ổn định; 35.6% việc làm không thường xun; 4.4% khơng có việc làm. Về kỹ năng có 38.1% chủ hộ đã qua đào tạo tập huấn; 61.9% chưa qua đào tạo. Kết quả điều tra cho thấy số người chưa có việc làm ổn định và chưa qua đào tạo tập huấn rất lớn, trong điều kiện BĐKH, bão, áp thấp, mưa giông bất thường, hạn hán… các hộ này sẽ gặp bất lợi trong việc chuyển đổi ngành nghề, áp dụng khoa học kỹ thuật, thu nhập giảm, kết quả sinh kế sẽ khó khăn hơn.
Hình 4.7: Biểu đồ học vấn và nghề nghiệp của chủ hộ
Điều này cho ta thấy vốn con người mặc dù dồi dào nhưng số lượng lao động phụ thuộc vẫn ở mức cao, trình độ học vấn ở mức thấp, phần đơng chưa qua đào tạo, tập huấn nên sinh kế dễ bị tổn thương trong điều kiện BĐKH, vì khi đó việc làm tại chổ sẽ bị hạn chế, thu nhập từ những lao động chính khơng đủ trang trãi cuộc sống gia đình, chiến lược di cư đến nơi khác tìm việc làm càng không thực hiện được do khơng có trình độ, kỹ năng khơng đáp ứng.
Nguồn lực tài chính
Hoạt động tạo thu nhập: Thu nhập chính của người dân tại địa bàn nghiên
cứu chủ yếu là từ hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản và làm nông nghiệp (vườn rẫy, chăn nuôi). Tuỳ vào phương tiện sản xuất có được là tàu đánh bắt hoặc đất đai, bè cá mà các hộ gia đình có những sinh kế tương ứng. Thu nhập của hộ phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên, thiên nhiên. Ngồi ra, một số hộ khác cịn có thu nhập từ mua bán, đi làm cơng nhân, đi biển, đan vá lưới, làm thuê…chiếm khoảng 20% các hộ được điều tra.
Thu nhập hộ gia đình: Theo kết quả nghiên cứu hộ có thu nhập cao nhất là
700.000.000VND/năm, thấp nhất là 17.000.000VND/năm. Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nghiên cứu là 41.580.000VND/ người/ năm. Người có mức thu nhập thấp nhất là 354.000VND/ tháng và cao nhất là 14.580.000VND/ tháng. Với nguồn thu nhập tạo ra, hàng năm các hộ gia đình thực hiện tiết kiệm rất ít, chỉ
có 66/160 hộ điều tra (chiếm 41.3%) có dành tiết kiệm, cịn lại 94/160 hộ (chiếm 58.8%) không tiết kiệm được. Và số tiền tiết kiệm cao nhất của một hộ là 100.000.000VND/năm; thấp nhất là 2.000.000VND/năm.
Về tín dụng: trong số 160 hộ được phỏng vấn có 97 hộ, chiếm 60.6% có
vay vốn từ các ngân hàng, người thân, hộ vay nhiều nhất là 50.000.000VND và ít nhất là 8.000.000VND. Mục đích vay vốn của hộ là đầu tư khai thác thủy sản chiếm 69.1%; nuôi trồng 8.2% và các hộ còn lại đầu tư vào các lĩnh vực khác như: xây bồn nước, làm nhà cầu vệ sinh…chiếm 22.7%.
Những con số trên có thể khơng phản ánh đúng thực chất, do đa số tâm lý người dân hay dấu, khơng nói thật về thu nhập cũng như các khoảng tiết kiệm, các khoảng vay. Nhưng cũng đủ cho ta thấy được thu nhập giữa hộ có thu nhập cao nhất và hộ có thu nhập thấp nhất chênh lệch nhau khoảng 41 lần, tỷ lệ chênh nhau là rất lớn. Tỷ lệ hộ có mức thu nhập trung bình, thấp (dưới 2.950.000VND/ người/tháng, theo mức lương tối thiểu vùng) còn rất nhiều (80 hộ, chiếm 50%), trong số này có 20 hộ rơi vào chuẩn nghèo và 8 hộ cận nghèo; có đến 58.8% hộ khơng có tiết kiệm; tỷ lệ hộ vay vốn các ngân hàng chiếm khá lớn (trung bình một hộ nợ vay trên 23.000.000VNĐ). Vì vậy, trong điều kiện BĐKH, mưa giơng kéo dài, không sản xuất được những hộ này sẽ gặp khó khăn và dễ tổn thương sinh kế của gia đình do thu nhập khơng ổn định, khơng có khoảng tiết kiệm để dành, áp lực từ lãi vay ngân hàng…sẽ làm cuộc sống họ trở nên khó khăn hơn.
Nguồn lực tự nhiên
Tình hình đất sản xuất của hộ: Đây được xem là nguồn vốn hết sức quan
trọng của gia đình, vì trong điều kiện nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, những hộ có nhiều đất để sản xuất nông nghiệp cũng được xem là phương án thay thế cho việc đánh bắt kém hiệu quả và tạo thu nhập ổn định cho gia đình. Do địa bàn hải đảo, chủ yếu là đồi núi nên mặt bằng đất sản xuất cũng hạn chế. Trong 160 hộ được phỏng vấn có 74 hộ có đất sản xuất, chiếm 46.3%, cịn lại 86 hộ khơng có đất, chiếm 53.7%. Hộ có diện tích đất lớn nhất là 50.000m2 và hộ có diện tích nhỏ
nhất là 45m2, đa phần là đất nông nghiệp trồng cây ăn quả, hoa màu chiếm 70.3%; đất vườn, trồng cây lâu năm chiếm 14.9%; đất lâm nghiệp, trồng rừng chiếm 10.8%; còn lại đất thổ cư, đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 4.1%.
Bảng 4.9: tình hình đất sản xuất của các hộ dân (% người trả lời)
Tình hình đất sản xuất Tần số (hộ) Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tích lũy phần trăm Đất thổ cư 2 1.3 2.7 2.7 Đất vườn 11 6.9 14.9 17.6 Đất nông nghiệp 52 32.5 70.3 87.8 Đất phi n. nghiệp 1 0.6 1.4 89.2 Đất lâm nghiệp 8 5.0 10.8 100.0 74 46.3 100.0 Khơng có đất 86 53.8 Tổng 160 100.0
Nguồn: từ kết quả điều tra của tác giả
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện tình hình đất sản xuất của hộ dân
Nguồn thủy sản tự nhiên: trong 160 người được phỏng vấn có đến 152
người, chiếm 95% cho rằng nguồn lợi thủy sản đang giảm nhiều so với trước, 5% cịn lại cũng cho rằng có giảm nhưng khơng đáng kể.
Về nguồn vốn tự nhiên, phần lớn hộ khơng có đất sản xuất và quy mơ hộ tương đối lớn dẫn đến diện tích bình qn trên đầu người thấp, gây ra nhiều áp lực hơn cho hộ nghèo hoặc ít đất sản xuất, đặc biệt trong điều kiện BĐKH. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, đánh bắt khơng hiệu quả, đất sản xuất ít, thời tiết nắng nóng, hạn hán dẫn đến thiếu nước tưới sẽ là những tác động gây tổn thương sinh kế cho người dân vì nguồn vốn tự nhiên khơng đảm bảo.
Nguồn lực vật chất
Đặc điểm nhà ở: Theo kết quả điều tra cho thấy có 35 hộ ở nhà tạm và 88
hộ ở nhà bán kiên cố trong tổng số 160 hộ được nghiên cứu, chiếm 76.9%, có 26 hộ có nhà kiên cố chiếm 16.3% và 11 hộ khơng có nhà phải ở nhà thuê, chiếm 6.9%. Như vậy cho thấy rằng, đặc điểm nhà ở hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu rất dễ bị ảnh hưởng bởi BĐKH như: bão, áp thấp hay giông lốc do đa số là nhà tạm và nhà bán kiên cố không thể chống chịu được thiên tai khắc nghiệt, dễ làm tốc mái, sập nhà khi có giơng gió lớn.
Hình 4.9: biểu đồ tình trạng nhà ở ngư dân
Phương tiện cho sản xuất: theo kết quả điều tra cho thấy 128 hộ có phương
tiện khai thác, chiếm 80% và 32 hộ khơng có phương tiện chiếm 20%. Đa số những hộ khơng có phương tiện rơi vào hộ nghèo và cận nghèo, làm thuê. Trong
số 128 hộ có phương tiện khai thác thủy sản có 76.2% là phương tiện nhỏ dưới 90CV, chỉ có 23.8% phương tiện lớn trên 90CV. Điều này cho thấy khi thời tiết thay đổi mưa giơng kéo dài, lốc xốy, áp thấp thì các phương tiện nhỏ khó ra khơi đánh bắt, từ đó thời gian nghỉ đi biển nhiều hơn, thu nhập của ngư phủ sẽ thiếu ổn định, làm ảnh hưởng khả năng sinh kế của những làm biển, do đây cịn là thu nhập chính của người dân nên khả năng sinh kế ngư dân càng bị ảnh hưởng nhiều hơn trong điều kiện BĐKH.
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện công suất phương tiện khai thác
Nguồn lực xã hội
Tham gia vào các tổ chức: theo kết quả nghiên cứu thì có khoảng 73.8%
hộ gia đình trong địa bàn nghiên cứu có thành viên tham gia vào các cơ quan/tổ chức đồn thể chính trị - xã hội như: Đảng CSVN, Đồn TNCS HCM, Hội nơng dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, tổ hợp tác, hợp tác xã…Đây được xem là nguồn quan trọng trong phổ biến và tuyên truyền cũng như vận động người dân tham gia vào cơng tác chống biến đổi khí hậu trong tương lai.
Nguồn giúp đỡ khi khó khăn: khi gặp khó khăn về kinh tế cũng như tinh
cạnh đó các hội đồn thể, người thân gia đình, bà con lối xóm trong địa bàn nghiên cứu cũng thực hiện rất tốt được vai trò này.
Bảng 4.10: Các tổ chức thường giúp đỡ khi khó khăn (% người trả lời) Tổ chức thường giúp đỡ Tần số (hộ) Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tích lũy phần trăm
Chính quyền địa phương 44 27.5 29.5 29.5
Các tổ chức đoàn thể 30 18.8 20.1 49.7
Người than gia đình 26 16.3 17.4 67.1
Bà con lối sống 29 18.1 19.5 86.6
Tổ chức từ thiện 20 12.5 13.4 100.0
149 93.1 100.0
Không trả lời 11 6.9
Tổng 160 100.0
Nguồn: từ kết quả điều tra của tác giả