CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2.1- Đặt thù sinh kế của ngư dân vùng nghiên cứu
Sự đa dạng của các hoạt động sinh kế của mỗi hộ gia đình phụ thuộc vào sự sẵn có của nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính mà các hộ gia đình có thể huy động được. Đối với ngư dân vùng biển đảo, với sự ưu đải về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thủy sản, nhìn chung các hộ gia đình thường có 2 nhóm sinh kế chính là đánh bắt, ni trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp.
Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:
Mặc dù chi phí đầu tư vào tàu, thuyền, lồng bè, ngư lưới cụ và xăng dầu cao và ngày càng tăng nhưng đánh bắt vẫn là một sinh kế quan trọng của nhiều hộ gia đình ở khu vực này. Nam giới thường thực hiện công việc đánh bắt gần bờ (thậm chí xa bờ), cịn phụ nữ tham gia các hoạt động thu mua, chế biến và đan vá lưới. Tuy nhiên việc làm của phụ nữ không được thường xun, có người khơng có việc làm, nên chỉ đảm nhận cơng việc nội trợ, trơng con là chính.
Đối với ni trồng thủy sản khơng phải hộ gia đình nào cũng có tiềm lực để thực hiện. Chỉ có một số hộ khá giả mới có đủ khả năng thực hiện vì phụ thuộc vào nguồn lực sinh kế (vốn tài chính) và kiến thức kỹ thuật (vốn con người). Tuy nhiên, sản lượng ni trồng những năm gần đây có xu hướng giảm do dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước và BĐKH. Khi một số hộ mới tham gia nuôi trồng thủy sản được hưởng nhiều lợi ích từ nguồn tài ngun cịn phong phú chưa bị ô nhiễm, khi có nhiều hộ hơn tham gia vào ni trồng, lợi ích này sẽ bị suy giảm do ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động nuôi trồng đến môi trường, nguồn nước.
Sản xuất nông nghiệp
Một phần lớn các hộ dân khu vực hải đảo khơng có phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản do đó phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp như là thu nhập chính của họ. Mật độ dân số đang tăng lên đồng nghĩa với diện tích đất đai cho sản xuất nơng nghiệp ngày càng hẹp; hơn nữa do ở đảo phần lớn là đồi núi, mặt bằng hẹp, diện tích đất nơng nghiệp ít. Nhiều hộ dân chuyển đổi giống cây trồng phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, năng suất cao để cải thiện thu nhập, đảm bảo sinh kế. Tuy nhiên, sự khan hiếm nguồn nước ngọt để bơm tưới cũng hạn chế diện tích, sản lượng cây trồng trong tương lai, cũng là khó khăn trở ngại lớn đối với các hộ gia đình làm nơng nghiệp.
Như vậy, các sinh kế chính của ngư dân vùng biển đảo gắn liền với việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trị thiết yếu đối với cuộc sống là đất đai và thủy sản. Đây cũng là những nguồn tài nguyên thiên nhiên rất nhạy cảm với sự biến đổi của khí hậu. Chính vì vậy trồng trọt, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là những sinh kế có khả năng tổn thương nhiều nhất trước tác động của BĐKH.