Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU
4.1.2. Phân chia danh mục và tính tỷ suất sinh lợi trung bình của mỗi danh mục
giảm gần phân nửa, do lạm phát đã thấp hơn trước (Bảng 4.1 năm 2009 là 0.026%, năm 2010 là 0.028%, năm 2011 là 0.033% so với các năm 2014 là 0.014%, 2015 là 0.013% và năm 2016 là 0.012%).
4.1.2. Phân chia danh mục và tính tỷ suất sinh lợi trung bình của mỗi danh mục đầu tư tư
Để xem xét các danh mục đầu tư, chúng ta tạo nên các danh mục theo cách như sau. Chúng ta sắp xếp 691 mã cổ phiếu tăng dần theo quy mô (Size) và chia thành 5 phần có số lượng như nhau (còn gọi là ngũ phân vị), gọi nhóm có quy mơ thấp nhất là Size 1 và cao nhất là Size 5. Cũng làm tương tự đối với các yếu tố còn lại để được: nhóm có giá trị thấp nhất B/M 1 (nhóm cổ phiếu tăng trưởng) và cao nhất B/M 5 (nhóm cổ phiếu giá trị), nhóm lợi nhuận thấp nhất OP 1 và cao nhất OP 5, nhóm đầu tư thấp nhất Inv 1 và cao nhất Inv 5. Sau đó chúng ta lấy 5 nhóm phân theo quy mô giao với 5 nhóm phân theo giá trị được 25 danh mục Size-B/M, giao với 5 nhóm phân theo lợi nhuận được thêm 25 danh mục Size-OP, và cuối cùng là 25 nhóm Size-Inv. Trung bình về tỷ suất sinh lợi của các danh mục này được thể hiện trong bảng 4.2 và thống kê mô tả chi tiết được để ở bảng 4.13 ở phụ lục A.
Bảng 4.2: Tỷ suất sinh lợi vượt trội trung bình hàng tuần (đơn vị %) cho các danh mục được lập dựa vào Size và B/M, Size và OP, Size và Inv; 01/01/2009- 31/12/2016, 412 tuần. 1 2 3 4 5 Phần A: 25 danh mục Size-B/M 1 Size 0.03 0.01 0.17 0.14 0.18 2 0.01 0.11 0.03 0.10 0.11 3 0.02 0.05 0.06 0.04 0.08 4 -0.01 0.02 0.04 0.07 0.07 5 Size -0.02 0.01 0.01 0.06 0.08 Phần B: 25 danh mục Size-OP 1 Size 0.09 0.13 0.12 0.18 0.27 2 0.06 0.07 0.05 0.09 0.16 3 0.03 -0.02 0.05 0.07 0.13 4 0.02 0.01 0.00 0.06 0.06 5 Size -0.02 -0.01 0.02 0.03 0.03 Phần C: 25 danh mục Size-Inv 1 Size 0.12 0.13 0.14 0.17 0.15 2 0.07 0.10 0.09 0.10 0.02 3 0.06 0.06 0.07 0.05 0.01 4 0.01 0.05 0.03 0.07 -0.01 5 Size 0.00 0.00 0.02 0.04 -0.03
Khi quan sát từ nhóm có quy mơ nhỏ đến lớn, bảng 4.2 phần A, B và C cho thấy tỷ suất sinh lợi có xu hướng giảm dần. Điều này không đúng mọi nơi, ví dụ nhóm B/M 2 và Size 1, 2 phần A, nhóm OP 2 và Size 3, 4 phần B, nhóm Inv 4 và Size 3, 4 phần C, tuy nhiên đây là xu hướng chung. Một cách ngẫu nhiên, bảng 4.2 cho thấy tỷ suất sinh lợi giảm dần theo quy mô, đúng với lý thuyết về rủi ro quy mô và lợi nhuận đầu tư – hiệu ứng quy mô.
Người ta cho rằng cổ phiếu những cơng ty có tỷ số B/M cao, tức là các cơng ty có giá trị sổ sách cao so với giá trị thị trường, có rủi ro cao hơn các cơng ty có B/M thấp. Theo lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận, rủi ro cao phải có lợi nhuận cao để bù đắp cho nhà đầu tư chấp nhận chịu rủi ro. Hiệu ứng những cơng ty có B/M cao tương ứng với tỷ suất sinh lợi cao được gọi là hiệu ứng giá trị. Khi quan sát từ nhóm có yếu tố giá
trị thấp đến cao, bảng 4.2 phần A cho thấy tỷ suất sinh lợi có xu hướng tăng dần. Xu hướng này có hiệu ứng giá trị.
Tương tự như hiệu ứng giá trị, quan sát từ nhóm có lợi nhuận thấp đến cao, bảng 4.2 phần B cho thấy tỷ suất sinh lợi có xu hướng tăng dần-hiệu ứng lợi nhuận.
Phương trình (3) mục 2.1.8 chứng minh đầu tư tỷ lệ nghịch với tỷ suất sinh lợi, đầu tư càng cao thì tỷ suất sinh lợi càng thấp – hiệu ứng đầu tư. Quan sát từ nhóm có đầu tư thấp đến cao, bảng 4.2 phần C không cho thấy tỷ suất sinh lợi giảm dần.
Có một phương pháp nữa để tạo danh mục đầu tư, đầu tiên sắp xếp 691 mã cổ phiếu tăng dần theo quy mơ rồi chia làm 2 phần có số lượng như nhau, gọi hai nhóm đó là Size nhỏ và Size lớn. Đối với các yếu tố giá trị, lợi nhuận và đầu tư chúng ta cũng sắp xếp theo thứ tự tăng dần cho từng yếu tố và chia làm 4 phần như nhau (tứ phân vị), đánh số các nhóm này từ 1 đến 4, nhóm có ba yếu tố này thấp nhất là nhóm 1 và cao nhất là nhóm 4. Sau đó chúng ta giao lần lượt 2 nhóm theo quy mơ, 4 nhóm theo giá trị và 4 nhóm theo lợi nhuận để được 32 danh mục theo Size-B/M-OP. Tương tự giao 2 nhóm theo quy mơ, 4 nhóm theo giá trị và 4 nhóm theo đầu tư được 32 danh mục theo Size-B/M-Inv. Giao 2 nhóm theo quy mơ, 4 nhóm theo lợi nhuận và 4 nhóm theo đầu tư được 32 danh mục theo Size-OP-Inv. Bảng 4.3 biểu diễn tỷ suất sinh lợi vượt trội so với tỷ suất sinh lợi phi rủi ro của các danh mục này và thống kê mô tả chi tiết được để ở bảng 4.13 ở phụ lục A.
Bảng 4.3: Tỷ suất sinh lợi vượt trội trung bình hàng tuần (đơn vị %) cho các danh mục được lập dựa vào (i) Size, B/M và OP, (ii) Size, B/M và Inv, (iii) Size, OP và Inv; 01/01/2009-31/12/2016, 412 tuần. Size nhỏ Size lớn Phần A: 32 danh mục Size-B/M-OP 1 OP 2 3 4 OP 1 OP 2 3 4 OP 1 B/M -0.21 0.11 -0.19 0.12 -0.14 -0.07 0.01 0.04 2 -0.01 -0.01 0.05 0.15 0.00 -0.02 0.04 0.05 3 0.07 0.07 0.10 0.20 0.04 0.05 0.07 0.11 4 B/M 0.11 0.15 0.21 0.22 0.05 0.07 0.06 0.08 Phần B: 32 danh mục Size-B/M-Inv
1 Inv 2 3 4 Inv 1 Inv 2 3 4 Inv
1 B/M 0.00 0.10 0.06 0.02 -0.03 0.01 0.04 -0.02
2 0.05 0.09 0.07 0.01 0.03 0.03 0.06 -0.03
3 0.11 0.11 0.11 0.04 0.06 0.05 0.08 0.04
4 B/M 0.14 0.13 0.14 0.17 0.05 0.08 0.05 0.05
Phần C: 32 danh mục Size-OP-Inv
1 Inv 2 3 4 Inv 1 Inv 2 3 4 Inv
1 OP 0.08 0.11 0.06 0.02 0.02 0.01 0.02 -0.08
2 0.09 0.09 0.10 0.05 0.00 0.03 0.01 -0.02
3 0.12 0.12 0.07 0.08 0.00 0.06 0.05 0.00
4 OP 0.15 0.14 0.22 0.15 0.02 0.06 0.09 0.03
Quan sát từ nhóm giá trị thấp đến cao (B/M 1 đến 4), bảng 4.3 phần A và B cho thấy tỷ suất sinh lợi tăng dần, điều này xảy ra rõ nét hơn với nhóm có quy mơ nhỏ và ít rõ nét hơn với nhóm có quy mơ lớn.
Quan sát từ nhóm lợi nhuận thấp đến cao (OP 1 đến 4), bảng 4.3 phần A và C cho thấy có hiệu ứng lợi nhuận xảy ra, hiệu ứng này cũng rõ nét hơn với nhóm có quy mơ nhỏ và ít rõ nét hơn với nhóm có quy mơ lớn.
Quan sát từ nhóm có đầu tư thấp đến cao (Inv từ 1 đến 4), bảng 4.3 phần B và C cho thấy không có hiệu ứng theo đầu tư xảy ra. Những nhóm Inv 2 và 3 thường có tỷ suất sinh lợi cao hơn hai nhóm cịn lại.
Bảng 4.13 cho thấy trong tổng số 25x3+32x3= 171 danh mục đầu tư (412 tuần) có 7 danh mục có dữ liệu missing, đó là các danh mục: Size 1 và B/M 1 (9 tuần missing); Size small, B/M 1 và Op 1 (27 tuần missing); Size small, B/M 1 và Op 2 (27 tuần missing); Size small, B/M 1 và Op 3 (31 tuần missing); Size bigg, B/M 4 và Op 4 (113 tuần missing); Size small, B/M 1 và Inv 2 (1 tuần missing); Size small, B/M 1 và Inv 4 (1 tuần missing). Dữ liệu missing không nhiều và nằm trong cách chia 32 danh mục Size-B/M-OP với B/M và OP cực thấp hoặc cực cao.
Như vậy đối với dữ liệu về tỷ suất sinh lợi, các danh mục đầu tư đã cho thấy hiệu ứng quy mô, giá trị và lợi nhuận, chỉ riêng hiệu ứng đầu tư không xảy ra, những danh mục có đầu tư trung bình đơi khi lại thể hiện mức tỷ suất sinh lợi cao hơn.