Những giá trị thống kê mơ tả được trình như bảng sau trong khoảng thời gian từ quý I/2001 đến hết quý IV/2016.
Bảng 4.1: Giá trị thống kê mơ tả của các biến quan sát trong mơ hình định lượng
INFLR PCGDP MARCC TURN TRADS
Mean 4.457665 12.99509 -1.47311 -2.24585 -3.71896 Median 4.502039 12.93118 -0.25556 -2.23552 -2.92679 Maximum 5.027757 13.71225 0.318331 -1.01337 -1.08665 Minimum 3.865258 12.32151 -4.71352 -3.40167 -7.97571 Std. Dev. 0.416455 0.443003 1.920768 0.521836 2.024861 Skewness -0.03161 0.254757 -0.68704 0.182678 -0.64269 Kurtosis 1.439659 1.632498 1.637812 2.663881 1.891857 Jarque-Bera 6.503099 5.679106 9.983056 0.65723 7.680442 Probability 0.038714 0.058452 0.006795 0.71992 0.021489 Sum 285.2905 831.6856 -94.279 -143.735 -238.013 Sum Sq. Dev. 10.9264 12.36386 232.4291 17.15571 258.3039 Observations 64 64 64 64 64
Trong bảng trên, giá trị của hệ số Skewness cho biết độ lệch của phân phối nhằm đánh giá mức độ phân tán của những thành phần khác biệt. Giá trị Skewness của tốc độ lạm phát là -0.0316 < 0 cho thấy lạm phát có phân phối lệch trái. Cũng với giá trị Skewness < 0 nên phân phối của MARCC, TURN và TRADS đều lệch trái. Duy nhất trong 5 biến chỉ có giá trị Skewness của GDP = 0.254757 > 0 nên có phân phối lệch phải.
Ngồi ra, hệ số Jarque-Bera cho biết biến nghiên cứu có thuộc phân phối chuẩn hay không khi so với mức ý nghĩa cụ thể. Với mức ý nghĩa α = 5, khi so sánh với giá trị của hệ số Jarque-Bera của INFLR, PCGDP, MARCC, TRADS đều lớn hơn giá trị tới hạn của mức ý nghĩa 5%, do đó các biến này có phân phối chuẩn. Cịn đối với biến TURN thì ngược lại.
Tiếp theo, tác giả sẽ sử dụng ma trận tương quan để làm rõ mối tương quan giữa các biến này với nhau.
Bảng 4.2: Ma trận tự tương quan của các biến trong mơ hình
INFLR PCGDP MARCC TURN TRADS
INFLR 1 0.983222 0.866208 -0.20215 0.769582
PCGDP 0.983222 1 0.807328 -0.25554 0.69997
MARCC 0.866208 0.807328 1 0.069038 0.966385
TURN -0.20215 -0.25554 0.069038 1 0.323204
TRADS 0.769582 0.69997 0.966385 0.323204 1
Nguồn: theo kết quả tính tốn từ Eview 9
Trong kết quả được trình bày, hệ số tương quan giữa INFLR và PCGDP đạt giá trị lớn nhất bằng 0,98322 cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu hai biến này có mối tương quan rất lớn. Khi lạm phát tăng 1% thì kéo theo tăng trưởng kinh tế cũng tăng theo 0,98322%. Bên cạnh đó, ngồi sự tương quan đồng biến trong 5 biến nghiên cứu cũng tồn tại tương quan nghịch biến như cặp biến INFLR với TURN (-0,20215), và
cặp PCGDP với TURN (-0,25554). Tức có nghĩa khi lạm phát gia tăng thêm 1% sẽ làm cho doanh số giao dịch chứng khoán giảm đi 0,20215% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, áp dụng tương tự khi tăng trưởng kinh tế tăng 1% dẫn đến doanh số giao dịch giảm đi 0,25554%.
Cũng từ kết quả tương quan giữa các biến, khi bình phương hệ số tương quan thì ta sẽ được R2 để giải thích độ biến động của nhân tố này so với nhân tố khác. Như giá trị tương quan giữa INFLR và PCGDP là 0,983222 = 0,96672 = R2. Với giá trị này cho biết lạm phát có thể giải thích được tốc độ tăng trưởng ở mức 96,67%.