Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 37 - 41)

Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1 Giai đoạn từ năm 2001 đến năm trước khủng hoảng tài chính Thế giới

3.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Từ năm 2001 đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt giá trị trung bình 7,75%/năm và tăng dần qua các năm như số liệu ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2001 – 2007

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tốc độ tăng GDP 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46

Tốc độ tăng trưởng theo lĩnh vực(%)

Nông, lâm thủy sản 2,98 4,17 3,62 4,36 4,02 3,69 3,76 Công nghiệp-xây dựng 10,39 9,48 10,48 10,22 10,69 10,38 10,22

Dịch vụ 6,10 6,54 6,45 7,26 8,48 8,29 8,85

Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo tỷ lệ (%)

Nông, lâm thủy sản 0,69 0,93 0,79 0,92 0,82 0,67 0,74 Công nghiệp-xây dựng 3,68 3,47 3,92 3,93 4,19 4,16 4,31

Dịch vụ 2,52 2,68 2,63 2,94 3,42 3,40 3,41

Đóng góp vào tổng GDP – Cơ cấu kinh tế (%)

Tổng GDP 100 100 100 100 100 100 100

Nông, lâm thủy sản 23,24 23,03 22,54 21,81 20,97 18,73 18,66 Công nghiệp-xây dựng 38,13 38,49 39,47 40,21 38,13 38,58 38,51 Dịch vụ 38,63 38,48 37,99 37,98 42,57 42,69 42,83

Nguồn: Tổng cục Thống Kê

Nhìn chung, từ năm 2005 đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP đã đạt trên 8%/năm. So với các quốc gia trong cùng khu vực ASEAN với khoảng thời gian tương tự thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đánh giá là ổn định và có chiều

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng của một số quốc gia Đông Nam Á từ 2001-2007 Năm Năm Quốc Gia 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thailand 3,44 6,15 7,19 6,30 4,19 4,97 5,44 Indonesia 3,64 4,50 4,78 5,03 5,70 5,50 6,35 Malaysia 0,52 5,39 5,79 6,78 5,33 5,59 9,43 Singapore -0,95 4,21 4,44 9,55 7,49 8,86 9,12

Nguồn: Word Bank Indicators

Do ảnh hưởng từ khủng hoảng tiền tệ tại Thái Lan từ năm 1997-2000, nền kinh tế của Thái Lan, Indonesia và Singapore bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cuốn vào dịng xốy suy thoái, đặc biệt là Singapore tăng trưởng âm năm 2001. Trước đó, tăng trưởng GDP của Việt Năm của năm 1998 đạt 5,76% và cả năm 1999 tốc độ tăng trưởng xuống mức thấp nhất kể từ năm 1991 chỉ còn 4,77% do nguồn vốn đầu tư FDI bị sụt giảm cộng thêm cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất nhập khẩu. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện chương trình cải tổ cơ cấu kinh tế, tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn này Chính phủ chú trọng đến phát triển lĩnh vực nơng nghiệp thông qua phương pháp khuyến khích chăn nuôi và trồng trọt theo hướng trang trại, đồng thời cải tiến lại hình thức phân phối sản phẩm. Kết quả đạt được đã giúp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu tăng trở lại và tăng đều qua các năm. Từ kết quả của bảng 3.2, tác giả cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trước năm 2001 dù bị sụt giảm do chịu tác động bởi khủng hoảng tiền tệ tại Thái Lan nhưng sau đó đã tăng trưởng mạnh trở lại từ sau năm 2001, trong khi đó các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Indonesia vẫn còn chật vật để cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế kể từ sau khủng hoảng.

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng của Nông, lâm, ngư nghiệp so với tốc độ GDP

Nguồn: Tổng cục Thống Kê

Trong ba nhóm ngành của nền kinh tế, nhóm ngành Nơng, Lâm, Ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất so với hai nhóm ngành cịn lại nhưng đây là lĩnh vực được Nhà nước hết sức quan tâm và coi đây là ngành truyền thống mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, năm 2005 và năm 2007 lực lượng lao động trong lĩnh vực này là 23,56 và 23,93 triệu người chiếm 55,1 và 52,9% lực lượng lao động của cả nước. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương về kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2005, tính trong năm 2005 giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 32,2 tỷ USD trong đó nhiều mặt hàng nơng sản có giá tăng mạnh như cà phê (24,7%), cao su (17,9%), chè (15,9%), gạo (14,5%) và hạt điều (12,5%). Từ 2,98% năm 2001 đã tăng lên 4,36% năm 2004 và có sụt giảm từ năm 2005 đến 2007 nhưng vẫn đạt giá trị trung bình ở mức 3,82% /năm.

Song song với sự phát triển của nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng Tổng GDP 0 2 4 6 8 10 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6,9 7,08 7,34 7,79 8,44 8.23 8.46 2,98 4,17 3,62 4,36 4,0 3,69 3,76 Tổng GDP Nhóm ngành Nơng,

nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Giá trị công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ba lĩnh vực của kinh tế, trung bình tăng 10,21% năm trong giai đoạn 2001-2007. Mức tăng trưởng cao nhất của ngành đạt 10,68% năm 2005 với tỷ trọng chiếm 38,13% tổng GDP.

Hình 3.2: Tỷ trọng cơ cấu của Công nghiệp – xây dựng trong GDP từ 2001-2007

Nguồn: Tổng cục Thống Kê

Tỷ trọng đóng góp của cơng nghiệp và xây dựng vào GDP của đất nước xoay quanh ngưỡng 38% từ năm 2001-2007. Với việc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc gia cộng thêm với tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đóng vai trị vơ cùng quan trọng và to lớn trong nền kinh tế.

Lĩnh vực dịch vụ đã phát triển liên tục, đóng góp cho tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao. Tốc độ tăng trưởng tăng đều qua các năm, từ 6,1% năm 2001 lên đến 8,85% năm 2007, tốc độ trung bình đạt 7,42%/năm. Năm 2007 lĩnh vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1997 đạt (8,85%) cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 38,13 38,49 39,47 40,21 38,13 38,58 38,51 Khác Công nghiệp-Xây dựng

(8,46%). Cũng trong năm này, lĩnh vực dịch vụ đóng góp 6,48% vào tăng trưởng chung, tạo nên phần đóng góp lớn nhất trong cả giai đoạn của lĩnh vực này. Tuy tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu tích cực nhưng sự chuyển dịch cơ cấu trong khu vực dịch vụ vẫn diễn ra rất chậm. Hầu hết các ngành dịch vụ quan trọng, có khả năng tạo nhiều giá trị tăng thêm, đều có tỷ trọng nhỏ trong GDP (ví dụ, ngành tài chính, ngân hàng, và bảo hiểm chiếm chưa tới 2,0% GDP năm 2005). Điều này làm hạn chế khả năng nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam và phần nào gây bất lợi cho tăng trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)