Kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp Jonhasen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 67 - 77)

4.2.1 .2Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu

4.2.1.3 Kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp Jonhasen

 Xác định bậc trễ tối ưu của các chuỗi dữ liệu.

Trong bài nghiên cứu gốc, nhóm tác giả đã phân tách 5 biến INFLR, PCGDP, MARCC, TURNN, TRADS thành 5 nhóm nhỏ để làm rõ tác động của các biến với nhau, gồm có:

- Nhóm 3: INFLR, PCGDP, TRADS

- Nhóm 4: INFLR, PCGDP, MARCC, TURNR - Nhóm 5: INFLR, PCGDP, MARCC, TRADS

Do đó, từ phần này trở về sau, tác giả sẽ lựa chọn nhóm 1 để thực hiện các bước hồi quy cịn lại theo mơ hình. Phương pháp định lượng của 4 nhóm cịn lại sẽ được thực hiện tương tự và kết quả sẽ được trình bày ở phần phụ lục.

Với độ trễ lựa chọn từ bậc 1 đến bậc 5 đồng thời các tiêu chuẩn định lượng được căn cứ vào các giá trị của các thông số LR, FPE, AIC, SC và HQ như bảng kết quả dưới đây. Tuy nhiên, chúng ta chỉ căn cứ vào giá trị của AIC để lựa chọn bậc trễ tối ưu.

Bảng 4.4 Giá trị bậc trễ của mơ hình

Nguồn: theo kết quả tính tốn từ Eview 9 Ghi chú: dấu * là bậc trễ được lựa chọn theo tiêu chuẩn.

Trong bảng kết quả trên, tại các bậc 1, 4 và 5 đạt các giá trị có ý nghĩa thống kê. Tiếp tục thực hiện kiểm định để có thể lựa chọn được bậc trễ tối ưu nhất cho nhóm gồm ba chuỗi dữ liệu.

Lần lượt kiểm định độ trễ 1,4 và 5 bằng việc thể hiện đồ thị và giá trị của hệ số AIC kết quả lần lượt như dưới đây:

Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn tính ổn định động của độ trễ 1,4 và 5

Lag specification = 1 Lag specification = 4 Lag specification = 5

Nguồn: theo kết quả tính tốn từ Eview 9

Ba đồ thị trên biểu diễn tính ổn định động (dynamically stable) của mơ hình được thể hiện qua các giá trị nghiệm của phương trình đặc trưng hay cịn gọi là vị trí riêng của ma trận đặc trưng nằm trong vòng tròn đơn vị. Cả ba đồ thị đều cho thấy được các giá trị nghiệm của phương trình đều thỏa mãn điều kiện nằm trong vòng tròn đơn vị nên tác giả tiếp tục sử dụng giá trị AIC của từng bậc trễ theo tiêu chuẩn giá trị AIC của bậc trễ nào có giá trị nhỏ nhất sẽ được lựa chọn.

Với lag specification = 1, AIC = -7.374

Bảng 4.5 Giá trị AIC của độ trễ bằng 1

Nguồn: theo kết quả tính tốn từ Eview 9

Bảng 4.6 Giá trị AIC của độ trễ bằng 4

Nguồn: theo kết quả tính tốn từ Eview 9

Với lag specification = 5, AIC = -7.464

Bảng 4.7 Giá trị AIC của độ trễ bằng 5

Nguồn: theo kết quả tính toán từ Eview 9

Từ các giá trị AIC sau khi kiểm định bằng Eview, thứ tự các giá trị AIC của mỗi bậc được sắp xếp như sau: AIC1 = -7.374 > AIC4 = -7.454 > AIC5 = -7.464

Do đó, trong nhóm 1 gồm ba biến INFLR, PCGDP, MARCC có bậc trễ tối ưu lag = 5. Giá trị độ trễ bằng 5 giải thích cho giá trị của biến hiện tại chịu ảnh hưởng của các biến trễ tính theo quý bắt đầu từ 5 quý trước đó.

 Kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp Jonhasen

Thông qua phương pháp kiểm định Jonhasen để xác định số đồng liên kết của mơ hình để từ đó xác định được trong mơ hình các biến có mối quan hệ dài hạn hay khơng. Giả thiết được đặt ra:

Trong phương pháp kiểm định đồng liên kết Jonhasen bao gồm hai cách kiểm định là Trace test và Max-eigenvalue test. Cheung và cộng sự (1993) khi sử dụng cách kiểm định Trace test đã thu được kết quả cho thấy độ tập trung cao và tính bất đối xứng ổn định hơn so với khi sử dụng Max-eigenvalue test. Do đó, tác giả cũng tập trung vào kết quả của Trace test để đưa ra số đồng liên kết nếu có của mơ hình kèm kết quả của Max-eigenvalue test để tham khảo.

Bảng 4.8 Giá trị kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp Jonhasen

Trace Statistic Critical Value Giá trị p value Theo phương pháp

Trace test 34.09849 24.27596 0.0021

Max-eigen Statistic Critical Value Giá trị p value Theo phương pháp

Max-eigen test 25.70609 17.79730 0.0026

Nguồn: theo kết quả tính tốn từ Eview 9

Thực hiện kiểm định đồng liên kết Jonhasen với bậc trễ tối ưu của mơ hình, kết quả đạt được là giá trị Trace Statistic = 34.09849 > giá trị Critical Value = 24.27596 hay giá trị p-value = 0.0021 < α = 0.05. Tham khảo thêm giá trị của Max-eigen test, tác giả so sánh giá trị của Max-eigen Statistic = 25.70609 > giá trị Critical Value = 17.79730 và giá trị p-value = 0.0026 < α = 0.05

Từ những kết quả đạt được đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1 tại mức ý nghĩa 5%. Do đó, trong mơ hình 1 này tồn tại ít nhất một đồng liên kết cho thấy giữa ba biến INFLR, PCGDP, MARCC có mối quan hệ trong dài hạn.

4.2.2 Xác định mối quan hệ dài hạn bằng mơ hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM)

Bằng việc sử dụng phương pháp Jonhasen thông qua Trace test, tác giả đã xác định được mơ hình 1 xuất hiện đồng liên kết chứng tỏ rằng các biến trong mơ hình đã có mối quan hệ dài hạn nhưng mối quan hệ của chúng trong dài hạn như thế nào thì cần phải làm rõ bằng việc sử dụng mơ hình VECM.

Sau khi hồi quy bằng Eview, kết quả của mơ hình VECM giữa ba biến INFLR, PCGDP, MARCC được diễn giải bằng phương trình như sau:

Bảng 4.9 Phương trình của ba biến INFLR, PCGDP, MARCC

Nguồn: theo kết quả tính tốn từ Eview 9

Hay có thể trình bày lại bằng cách sau:

DINFLR(-1) DPCGDP(-1) DMARCC(-1) 1.00000 -0.795879 (0.11055) [-7.19936] -0.041445 (0.01517) [-2.73199] Trong đó:

Giá trị trong dấu () là sai số chuẩn

Giá trị trong dấu [] là giá trị đại diện cho thống kê t, giá trị t tra bảng theo phân phối student với mức ý nghĩa α/2.

Mơ hình VECM được biểu diễn dưới dạng tổng qt như sau:

∑ ∑ ̂

λ là hệ số được dùng để điều chỉnh sai số thể hiện bao nhiêu sự điều chỉnh thì sẽ xảy ra sự cân bằng áp dụng cho từng thời kỳ. Do trong phương trình gốc có dấu âm trước ̂ nên khi đưa các hệ số trong bảng kết quả hồi quy về hệ số của các biến ở trên sẽ chuyển thành dấu dương. Khi đó, với giá trị của tăng trưởng kinh tế (đại diện bởi DPCGDP) và hệ số vốn hóa thị trường (đại diện bởi MARCC) khi đưa vào phương trình tổng quát sẽ biến thiên cùng chiều với lạm phát. Hay nói cách khác khi lạm phát tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ gia tăng cùng chiều với giá trị 0,7958% và làm cho tỉ lệ vốn hóa thị trường cũng tăng thêm 0,04144% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Kết quả này mang ý nghĩa tích cực về mặt thống kê. Vì khi lạm phát gia tăng cũng kéo theo sự tăng trưởng kinh tế và góp phần gia tăng tốc độ vốn hóa của thị trường chứng khoán.

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mơ hình VECM

Error Correction D(DINFLR) D(DPCGDP) D(DMARCC)

CointEq1 -0.213567 2.100365*** 7.256772* (0.13852) (0.56116) (3.55354) [-1.54173] [ 3.74287] [ 2.04212] D(DINFLR(-1)) 0.249146 -0.531194 -6.360699 (0.15706) (0.63627) (4.02917) [ 1.58626] [-0.83485] [-1.57866] D(DINFLR(-2)) -0.268122 -0.957592 -13.12579*** (0.16110) (0.65261) (4.13260) [-1.66436] [-1.46733] [-3.17616] D(DINFLR(-3)) -0.240396 -0.767176 -9.962987** (0.14916) (0.60423) (3.82629) [-1.61171] [-1.26966] [-2.60383] D(DINFLR(-4)) 0.208282 -0.323659 -0.291138 (0.14613) (0.59196) (3.74856) [ 1.42536] [-0.54676] [-0.07767] D(DINFLR(-5)) -0.350200** -0.990148* -4.359465 (0.13219) (0.53549) (3.39097) [-2.64929] [-1.84905] [-1.28561] D(DPCGDP(-1)) -0.236373** 0.087695 4.661185* (0.09865) (0.39965) (2.53075) [-2.39599] [ 0.21943] [ 1.84182] D(DPCGDP(-2)) -0.267162* -0.244297 3.971570*** (0.08775) (0.35548) (2.25108) [-3.04454] [-0.68722] [ 1.76430] D(DPCGDP(-3)) -0.199328 -0.234202 3.274073 (0.07728) (0.31308) (1.98254) [-2.57920] [-0.74807] [ 1.65146]

D(DPCGDP(-4)) -0.133486** -0.271458 1.715327 (0.05843) (0.23671) (1.49892) [-2.28451] [-1.14682] [ 1.14437] D(DPCGDP(-5)) -0.079086** -0.183753 0.658096 (0.03385) (0.13713) (0.86835) [-2.33638] [-1.34002] [ 0.75787] D(DMARCC(-1)) -0.019171** 0.050162 -0.528103*** (0.00725) (0.02938) (0.18602) [-2.64377] [ 1.70758] [-2.83895] D(DMARCC(-2)) -0.016219 0.053682 -0.327985 (0.00843) (0.03415) (0.21622) [-1.92427] [ 1.57217] [-1.51688] D(DMARCC(-3)) -0.019645** 0.050233 -0.262875 (0.00804) (0.03258) (0.20628) [-2.44302] [ 1.54203] [-1.27433] D(DMARCC(-4)) -0.011459 0.044706 0.282257 (0.00718) (0.02907) (0.18408) [-1.59682] [ 1.53787] [ 1.53332] D(DMARCC(-5)) 0.001420 0.047745** 0.005175 (0.00549) (0.02223) (0.14077) [ 0.25875] [ 2.14779] [ 0.03676]

Nguồn: theo kết quả tính tốn từ Eview 9 Giá trị trong dấu [] là giá trị của thống kê t. Giá trị kiểm định tới hạn lần lượt của 1%, 5% và 10% lần lượt là 2,756; 2,045; 1,699.

*, **, *** có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, và 1%

Dựa vào kết quả trên của mơ hình VECM, khi một biến ở một độ trễ hoặc tất cả các biến ở độ trễ có ý nghĩa thống kê thì biến đó có thể giải thích cho biến phụ thuộc.

H0: biến nghiên cứu khơng thể giải thích cho biến phụ thuộc H1: biến nghiên cứu có thể giải thích cho biến phụ thuộc

Nếu giá trị t > giá trị tới hạn => bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Xét biến D(DINFLR) trong phương trình hồi quy và các biến độc lập khác trong mơ hình có độ trễ từ 1 đến 5 thì biến D(DINFLR(-5)) thỏa giả thuyết H1 tại mức ý nghĩa thống kê 5%. Điều này cho thấy biến D(DINFLR) trong q khứ có thể giải thích cho biến D(DINFLR) với độ trễ là 5 giai đoạn. Tương tự cùng cách giải thích, các độ trễ của D(DPCGDP) giải thích cho biến D(DINFLR) thỏa mãn tại các độ trễ 1,2,4,5 và D(DMARCC) đối với D(DINFLR) ở độ trễ 1 và 3.

Nói một cách đơn giản là trong ngắn hạn, lạm phát bị tác động bởi chính nó ở độ trễ 5, bởi tăng trưởng kinh tế ở độ trễ 1,2,4,5 và bởi tỷ lệ vốn hóa thị trường ở độ trễ 1,3.

Sau khi lần lượt thực hiện hồi quy VECM cho 4 mơ hình cịn lại, tác giả tổng hợp kết quả vào bảng dưới đây như sau:

Bảng 4.11 Tổng hợp kết quả phương trình hồi quy của 4 mơ hình

Mơ Hình Diễn Giải

Nhóm 2: INFLR, PCGDP, TURNR

Khi lạm phát tăng 1% sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thêm 3,182% và tỷ số vịng quay tăng thêm 0.021%. Nhóm 3: INFLR, PCGDP,

TRADS

Khi lạm phát tăng 1% sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thêm 1,288% và doanh số giao dịch tăng thêm 0.0018%. Nhóm 4: INFLR, PCGDP,

MARCC, TURNR

Khi lạm phát tăng 1% sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thêm 1.571%, tỷ lệ vốn hóa thị trường tăng 0.019% và tỷ

số vịng quay tăng thêm 0.0072%. Nhóm 5: INFLR, PCGDP,

MARCC, TRADS

Khi lạm phát tăng 1% sẽ làm cho tỷ lệ vốn hóa thị trường tăng 0.775% và tỷ số vịng quay tăng thêm 0.0016%.

Dựa vào kết quả của phương trình mỗi mơ hình có thể nhận thấy khi lạm phát tăng lên đều kéo theo các nhân tố khác như tăng trưởng kinh tế và sự phát triển thị trường chứng khoán cũng tăng theo trong ngắn hạn với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đặc biệt trong ngắn hạn, lạm phát có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, khi mà giá trị thay đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mỗi mơ hình 2,3,4 đều lớn hơn 1%. Cịn đối với các thành phần của sự phát triển thị trường chứng khốn thì mức độ thay đổi thấp hơn, cho thấy sự phát triển thị trường chứng khoán phản ứng chậm và ít hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế khi lạm phát thay đổi trong ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)